Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy hình thành số ở Lớp 1

doc 11 trang sangkien 10301
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy hình thành số ở Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_day_hinh_thanh_so_o.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy hình thành số ở Lớp 1

  1. Đề tài sáng kiến Một số phương pháp dạy hình thành số ở lớp 1 A- Đặt vấn đề : Toán học có vị trí rất quan trọng vì kiến thức toán học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Ngay từ khi lớp 1,trẻ luôn tò mò, ham thích tìm hiểu toán học, tìm hiểu không gian xung quanh. Khơi dậy những tiềm năng này sẽ tạo nên hứng thú học toán, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ . Dạy học về quá trình hình thành số trong sách giáo khoa toán 1 nhằm giúp học sinh: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản thiết thực về phép đếm, về hình thành các số trong phạm vi 100. Hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành, đọc đếm, viết, so sánh các số trong phạm vi 100. Tập dượt so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh về quá trình hình thành số trong sách giáo khoa toán 1. Những kỹ năng đó giúp học sinh chăm chỉ tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và hứng thú trong học toán, vì thế “ Quá trình hình thành số ” rất quan trọng trong chương trình toán 1,đồng thời nó xuyên suốt bậc tiểu học. Cũng như bao môn học khác môn toán được đưa vào dạy ngay từ đầu cấp học từ lớp 1 và cũng là một trong những môn quan trọng cần bồi dưỡng cho học sinh giỏi, không ngoài mục đích đào tạo các em trở thành những nhà toán học, nhà khoa học mà còn giáo dục các em trở thành những con người mới phát triển toàn diện, con người năng động sáng tạo, tự chủ thực sự để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới, thời đại của khoa học thông tin kỹ thuật hiện đại như mục tiêu giáo dục đã đề ra. Từ mục tiêu của giáo dục tiểu học sự chỉ đạo của phòng giáo dục Vũ Thư, của trường Tiểu học Vũ Vân, từ công việc của bản thân năm nào cũng dạy toán 1, tôi thấy học sinh có nắm chắc được cách đếm, đọc, viết số, cấu tạo số, so sánh số và nắm được thứ tự của dãy số, cách tìm số liền trước, số liền sau, các số có 1 chữ số, các số có 2 chữ số, số chẵn số lẻ, chữ số và số, số tròn chục thì mới học sinh mới học tốt được môn toán. Từ nhận thức trên tôi khẳng định rằng học sinh học tốt Phạm Thị Hiền - Trường Tiểu học Vũ Vân 1
  2. các số trong phạm vi 100 thì đó chính là cơ sở thúc đẩy quá trình học tốt môn Toán 1.Vì thế mà trong việc dạy toán tôi đặc biệt chú trọng tới việc dạy hình thành số cho học sinh lớp 1 và chọn đề tài kinh nghiệm “Dạy hình thành số cho học sinh lớp 1” để trình bày 1 số kinh nghiệm của bản thân. Đề tài được xây dựng trên phạm vi lớp 1 trường Tiểu học Vũ Vân và giới hạn đề tài là tổng kết đúc rút kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. B- Giải quyết vấn đề I. Những phát hiện: 1. Với học sinh: Học sinh lớp 1 là lớp đầu cấp các em bắt đầu đến trường nên tâm lý vừa phấn khởi vừa háo hức lại vừa có tâm trạng sợ sệt bước đầu làm quen với việc học các số trong phạm vi 100 các em dễ nhớ, dễ quên chưa có phương pháp học tập, chưa có ý thức học tập, chưa hiểu rõ bản chất của dãy số tự nhiên trong phạm vi 100. - Đọc, viết số còn sai. - Chưa nắm đựơc thứ tự dãy số tự nhiên từ 0 đến 100. - Chưa nắm được cấu tạo các số trong phạm vi 100. - Khả năng so sánh số còn hạn chế. - Chưa biết tìm số liền trước số liền sau còn hạn chế. - Chưa biết cách sắp xếp thứ tự các số - Sử dụng bộ đồ dùng chưa hợp lý. 2. Đối với giáo viên: Muốn dạy tốt môn Toán cho học sinh lớp 1 thì yêu cầu người giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình kiến thức cần đạt được của học sinh sau khi học xong chương trình lớp 1. Phải chuẩn bị bài chu đáo, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong môn Toán. Đặc biệt phải sử dụng linh hoạt đồ dùng trực quan trong các tiết học; vì học sinh nắm kiến thức thông qua hình ảnh trực quan và những ví dụ thực tế gần gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh để khắc sâu kiến thức cho học sinh phải rèn cho học sinh tính tự giác tích cực chủ động nắm kiến thức trong học tập. Phạm Thị Hiền - Trường Tiểu học Vũ Vân 2
  3. Phải rèn cho học sinh sử dụng tốt bộ đồ dùng toán 1, phải rèn cho học sinh có kỹ năng đếm đọc viết, so sánh, cấu tạo, sắp xếp, thứ tự số một cách thành thạo. Giáo viên phải đọc viết số đúng, đẹp, chuẩn. Phải kiểm tra đánh giá học sinh đúng quy định. Qua mỗi lần kiểm tra đều rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, động viên khen thưởng kịp thời. 3. Đối với phụ huynh Phụ huynh phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ học tập cho học sinh như: SGK, bảng phấn, vở ghi, thước, và phải chuẩn bị cho học sinh một góc học tập đúng quy định. II. Hệ thống các biện pháp để thực hiện: - Ngay từ đầu năm học, sau khi nhận lớp tôi đã tìm hiểu lực học của học sinh, phân loại học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Phải nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trực quan và sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong giảng dạy. - Soạn bài trước một tuần theo phương pháp mới: Lấy học sinh làm trung tâm trong các tiết dạy, học sinh chủ động nắm kiến thức. - Hình thành và rèn cho học sinh kỹ năng đếm, đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự số, nắm chắc cấu tạo số. - Rèn cho học sinh biết vận dụng kiến thức toán học vào trong cuộc sống hàng ngày,vận dụng các số đã học trong phạm vi 100 để làm tốt các dạng bài tập toán trong chương trình toán 1. - Khuyến khích học sinh lấy được những ví dụ cụ thể cho mỗi bài học để khắc sâu kiến thức cho học sinh. - Hướng dẫn, rèn luyện kỹ năng đọc, viết đúng các số dễ viết sai dễ lẫn như: “21 đọc là: Hai mươi mốt chứ không đọc là Hai mươi một; 75 đọc là Bảy mươi lăm chứ không đọc là Bảy mươi năm ”. Bằng cách yêu cầu các em đọc đi đọc lại cách đọc, viết đi viết lại nhiều lần để ghi nhớ. Cụ thể : 1 . Giới thiệu các số trực giác (các số từ 1 đến 5): Các số 1, 2, 3, 4, 5 là các số tự nhiên đầu tiên rất gần gũi với cuộc sống trẻ em. Bằng kinh nghiệm sống và quá trình học mẫu giáo, trẻ em 6 tuổi đã có biểu tượng Phạm Thị Hiền - Trường Tiểu học Vũ Vân 3
  4. đúng về các số 1, 2, 3, 4, 5 trước khi vào lớp 1. Trên thực tế, khi yêu cầu trẻ 5, 6 tuổi lấy 2 cái bát, 4 cái đũa, 5 cái chén thì nhiều em đã thực hiện công việc đó một cách dễ dàng. Thậm chí, khi cần so sánh số lượng ở 2 nhóm que tính, nhiều học sinh nói ngay được là 5 que nhiều hơn 2 que tính . Mặc dù các em đã chưa óc giới thiệu về so sánh số. Điều đó chứng tỏ biểu tượng về số và so sánh số đã có rất sớm ở trẻ 6 tuổi. Có lẽ vì thế mà các số1, 2, 3, 4, 5 được gọi là các số trực giác. Trong chương trình toán lớp 1 chỉ có 2 tiết giới thiệu về các số từ 1 đến 5. Nên khi dạy phần này tôi thường chú ý tới việc giới thiệu số với việc dạy viết các chữ số. Sau đó, tôi thường dẫn dắt các em lấy nhiều ví dụ cụ thể ở xung quanh lớp học, trong đời sống thực tế để học sinh có biểu tượng rõ hơn về số. Ví dụ: Có 1 bảng lớp, lớp có 1 cô giáo, có 1 cửa ra vào, có 1 mặt trăng - Mỗi người có 2 tay, 2 mắt, 1 đôi dép có 2 chiếc, . - Xe xích lô có 3 bánh, xe đạp 3 bánh ở trẻ em, - Con trâu có 4 chân, ô tô có 4 bánh, - Bàn tay có 5 ngón tay, ngôi sao có 5 cánh, tổ em có 5 bạn, Từ những ví dụ cụ thể trên tôi thấy học sinh nắm chắc bài hơn và thực hành trong vở bài tập đúng hơn. 2. Hình thành các số từ 6 đến 10: a) Với các số từ 6 đến 10 tôi hình thành cho học sinh theo cách thêm 1, như 5 thêm 1 được 6, 6 thêm 1 được 7, Làm tương tự như vậy tôi xây dựng cho học sinh các số 8,9,10. - Khi dạy bài số 0 tôi vận dụng từ tình huống thực tế theo cách bớt dần từ 1 cho đến hết. Chẳng hạn tôi hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ trong SGK toán và nêu: Trong bình có 3 con cá, vớt ra 1 con cá thì bình còn mấy con cá? (1 con cá) vớt tiếp 1 con nữa thì trong bình còn mấy con cá? (Không còn con cá nào). Từ đó tôi nêu tiếp: Để chỉ trong bình không còn con cá nào ta dùng số: 0. Và như vậy tôi hướng dẫn học sinh nhận biết có mười chữ số để bểu diễn các số từ 0 đến 9. Đó là các số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 chữ số đầu này đều là số có 1 chữ số. b, Với việc hướng dẫn hình thành số 10: + Số 10 được hình thành sau số 9: 10 bằng 9 thêm 1. Phạm Thị Hiền - Trường Tiểu học Vũ Vân 4
  5. + Số 10 được viết bởi 2 chữ số là chữ số 1 đứng trước và chữ số 0 đứng sau viết:10 - Khi biểu diẽn số 10 tôi hướng dẫn học sinh sử dụng bộ đồ dùng toán bằng cách sử dụng chữ số 1 và chữ số 0 gắn cạnh nhau, 10 là số tự nhiên đầu tiên được biểu diễn thông qua các chữ số đã có. Bằng cách đó tôi lần lượt hướng dẫn học sinh biểu diễn các số tự nhiên thông qua 10 chữ số ban đầu. Từ đó tôi khắc sâu để học sinh hiểu: Trong các số từ 0 đến 10 thì: + 0 là số tự nhiên bé nhất. + 9 là số có một chữ số lớn nhất. + 10 là số nhỏ nhất có hai chữ số . 3 . Hình thành “một chục” Trong cuộc sống một số đồ vật hoặc một số đối tượng thường được gộp thành một đơn vị mới. Ví dụ: 5 ngón tay hợp thành một bàn tay: Như vậy “bàn tay” là đơn vị cao hơn bàn ngón tay. - 2 chiếc giày hợp thành một đôi giày. Đôi giày là đơn vị cao hơn chiếc giày. Ngày là đơn vị cao hơn giờ, năm là đơn vị cao hơn tháng, trường học cao hơn "lớp học” Những đơn vị cao hơn được ra đời do nhu cầu của cuộc sống để có thể đếm và biểu diễn các số lớn hơn một cách tiện lợi hơn, đơn giản hơn .Vì vậy tên gọi giá trị của đơn vị hàng cao hơn bằng bao nhiêu đơn vị hàng thấp là do quy ước, chẳng hạn trong thực tế thì: + 1 đôi giày bằng 2 chiếc giày (cùng cỡ, cùng màu, 1 chiếc bên phải một chiếc chân phải một chiếc chân trái ). + 1 năm bằng 12 tháng, 1 ngày có 24 giờ, Vì vậy khi hình thành khái niệm “1 chục” tôi hướng dẫn học sinh qua các ví dụ cụ thể: + 10 que tính bó lại ta được 1 chục que tính . + 10 quả trứng gà ta nói 1 chục trứng + 10 cái bát ta nói có 1 chục cái bát. Phạm Thị Hiền - Trường Tiểu học Vũ Vân 5
  6. + 10 quả cam là 1 chục quả cam để rồi dẫn dắt học sinh nêu được: 10 đơn vị bằng 1 chục. - Như vậy “chục” là “đơn vị” hàng cao hơn đơn vị. Trong cuộc sống ta hay nói : mua hai chục trứng, mua một chục bát, - Về số lượng 10 đơn vị là 1 chục là bằng nhau nhưng khác nhau về bản chất khái niệm . “Chục” là đơn vị hàng cac hơn, được hình thành qua đơn vị, để rồi chục lại là cơ sở hình thành các số lớn hơn tiếp theo. Khái niệm “chục” ra đời mở đầu quá trình biểu diễn các số tự nhiên theo hệ thập phân tiếp theo ở lớp trên: 10 đơn vị = 1 chục .(chữ số 1 chỉ một chục , chữ số 0 chỉ không đơn vị) 10 chục bằng 100 10 trăm bằng 1 nghìn Để học sinh hiểu cứ 10 đơn vị ở hàng thấp làm thành 1 đơn vị ở hàng cao hơn liền nó. Mỗi số tự nhiên đều được biểu diễn qua 10 chữ số 0 , 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6, 7 , 8 ,9. Như vậy tập hợp số tự nhiên ở tiểu học được biểu diễn theo hệ thập phân . 4 . Hình thành các số từ 11 đến 100: ở phần này hình thành các số từ 11 đến 100 được chia làm 4 phần nhỏ. a. Hình thành các số tự nhiên từ 11 đến 19: Tôi hướng dẫn học sinh hình thành theo cách: Lấy 1 chục gộp với một số (từ 1 đến 9) Ví dụ + 1 chục và 1 đơn vị gọi là 11 , viết là 11 + 1 chục cộng 2 đơn vị gọi là mười hai, viết là 12 + 1 chục và 9 đơn vị gọi là mười chín , viết là 19 b. Hình thành các số tròn chục: Thông qua các chục, tôi dẫn dắt học sinh bằng ví dụ như : + 2 chục là hai mươi, viết là 20. + 3 chục là ba mươi, viết là 30. + 9 chục là chín mươi, viết là90. c. Hình thành các số từ 21 đến 99: Với các số này, tôi hình thành cách nêu số chục và số đơn vị: Ví dụ: 2 chục và 3 đơn vị là hai mươi ba, viết là 23: + 3 chục và 1 đơn vị là ba mươi mốt, viết là 31. + 9 chục và 9 đơn vị là chín mươi chín, viết là99. Phạm Thị Hiền - Trường Tiểu học Vũ Vân 6