Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS

doc 17 trang sangkien 05/09/2022 5440
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_boi_duong_hoc_sinh.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS

  1. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi Danh mục viết tắt: 1) THCS: Trung học cơ sở 2) VD: Ví dụ 3) HS : Học sinh 4) SGK: Sách giáo khoa 5) SBT: Sách bài tập 6) ƯCLN: Ước chung lớn nhất 7) BCNN: Bội chung nhỏ nhất 8) HSG: Học sinh giỏi 9) SKKN: Sáng kiến kinh nhiệm 1
  2. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh của đề tài Trường THCS Hồ Thầu nằm trên địa bàn xã Hồ Thầu huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu cách trung tâm huyện gần 10km, là một trong những vùng khó khăn của huyện, đời sống kinh tế của nhân dân còn nghèo làn lạc hậu. Hầu hết các gia đình đều nhiều nhân khẩu, chính vì vậy mà các em học sinh THCS là những lao động chính của gia đình. Mặt khác các em còn bị lệ thuộc rất nhiều vào các hủ tục lạc hậu như “tảo hôn, trọng nam khinh nữ ”. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ tới ngành giáo dục và ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Chất lượng giáo dục đại trà trường THCS Hồ Thầu(thống kê học kì I năm học 2010 – 2011): Học lực Số học sinh đạt Tỉ lệ % Ghi chú Giỏi 2 0,8% Khá 40 17,0% Tổng số học sinh trong toàn trường là: 236 học Trung bình 167 70,8% sinh. Yếu 27 11,4% Đứng trước những khó khăn thử thách đó tôi luôn có ý nghĩ “Làm sao để các em chăm chỉ đi học và học giỏi được bộ môn Toán trong khi một bài tập trong sách giáo khoa các em giải còn lúng túng và bỡ ngỡ” 2. Lý do chọn đề tài “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết " câu nói bất hủ của Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung đã cho thấy từ thời xa xưa các thế hệ ông cha đã rất coi trọng nhân tài và coi những nhân tài là tương lai của đất nước. Với cương vị là một giáo viên chuyên ngành Toán – Lý trực tiếp giảng dạy, tôi thấy được những nhiệm vụ quan trọng. Phải làm đầu tiên đó là làm thế nào để học sinh thích học và học giỏi môn Toán.Trong khi đó, Toán học có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong khoa học kĩ thuật và đời sống, giúp con người tiếp thu một cách dễ dàng các môn khoa học khác có hiệu quả. Thông qua việc học toán, học sinh có thể nắm vững được nội dung toán học và phương pháp giải toán, từ đó vận dụng vào các môn học khác nhất là các môn khoa học tự nhiên. Dù trong thời đại nào, hay bất kỳ một quốc gia nào thì việc bồi dưỡng nhân tài cũng được đặt lên hàng đầu. Từ đó đào tạo ra những con người năng 2
  3. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi động và sáng tạo, có khả năng giải quyết và sử lý những vấn đề khó nhằm phục vụ cho lợi ích của huyện, của tỉnh và của tổ quốc. Đối với học sinh nói chung, việc học tập môn toán gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Thông qua cuộc khảo sát nhanh với câu hỏi: “Trong các môn học các em thích môn nào nhất?” đa số các em đều trả lời: “Em thích nhất môn toán, nhưng môn toán khó lắm”. Chính vì vậy nên số lượng học sinh học giỏi môn toán là rất ít, kết quả trong các kì thi học sinh giỏi toán các cấp không cao. Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ trọng tâm đó thì mỗi giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết, tình nguyện hiến dâng trí tuệ, công sức nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn, những phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng của bộ môn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng hoàn cảnh, từng vùng và từng miền. Và để phát huy được hết khả năng của học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn trong quá trình học và học giỏi toán trong khi đó đồng hành cùng các em chỉ là một quyển vở ghi, một cái bút và không có một tài liệu gì hay một cuốn tham khảo hoặc nâng cao nào ngoài sách giáo khoa, sách bài tập, thì “phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán” đóng vai trò quyết định nên sự thành công của mỗi học sinh. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi áp dụng của đề tài “phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn toán” dùng cho bộ môn Toán cấp THCS, đề tài đi sâu vào phân tích khi giải một bài toán thì chọn phương pháp giải nào cho phù hợp với từng học sinh, từng vùng miền (đặc biệt là dành cho vùng đặc biệt khó khăn) để đạt kết quả cao nhất. Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh bậc THCS từ lớp 6 đến lớp 9. 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài giải quyết được hai khó khăn trong quá trình công tác: *) Đề tài được áp dụng đã phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học môn Toán, được thể hiện khi thực hiện đề tài thì 100% các em học sinh được chọn tham gia đầy đủ khi được trưng tập (kể cả ngày lễ, tết, chủ nhật ) và thể hiện trong tinh thần hăng say trong khi làm việc (có thời điểm các em hăng say học kéo dài từ 14h00 đến 18h30) *) Đề tài đã khắc phục được khó khăn đó là khi áp dụng phương pháp phù hợp cho một bài toán thì các em đã hiểu được bản chất của bài toán và có khả năng áp dụng giải được một bài tập khác tương tự như bài đã hướng dẫn. Cá nhân tôi viết đề tài với mục đích trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, để phương pháp được vận dụng cho các trường khác. 3
  4. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi 5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Đề tài mong muốn đóng góp một điểm mới về lí luận mà nhiều thầy cô trực tiếp giảng dạy còn đang băn khoăn đó là giúp các thầy cô trả lời được một câu hỏi còn nhiều tranh cãi “Học sinh học yếu, học giỏi là tại đâu?” bên cạnh đó cũng đóng góp về mặt thực tế đó là nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn đặc biệt là môn toán cho Trường, Huyện, Tỉnh và cho Quốc gia. Những điểm mới cơ bản nhất trong kết quả nghiên cứu đó là giúp các em học sinh vùng khó khăn nhận thức được “Học không bao giờ là đủ.” Giúp các em có kỹ năng và phương pháp giải 1 bài toán khó, phù hợp với khả năng của bản thân. Đề tài được thực hiện đã khẳng định tính thực tiễn của vấn đề đó là cùng là học sinh vùng khó khăn (VD: THCS Sùng Phài, THCS Khun Há ) cùng bài toán có lời giải chi tiết, nhưng kết quả được phản ánh qua kì thi “Học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay” cấp huyện như các trường đã lấy ví dụ ở trên không có học sinh đạt giải, điều này chứng tỏ việc chọn phương pháp dạy chưa phù hợp với học sinh, nên các em chưa hiểu bản chất của bài toán và không áp dụng giải tương tự được. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Cũng như trình bày ở trên việc bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở một trường nằm trên địa bàn xã thuộc vùng 135 của huyện miền núi là rất cần thiết. Công việc này nói thì đơn giản nhưng thực hiện tốt ở trường vùng khó của huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu là rất kì công đối với mỗi giáo viên dạy toán, bồi dưỡng học sinh giỏi toán. Vì dân cư trên địa bàn tỉnh chủ yếu là dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, đời sống khó khăn việc quan tâm đến việc học tập của con cái trong gia đình rất ít. Hơn nữa số lượng học sinh yêu thích say mê học toán là rất nhỏ. Kinh nghiệm cũng như phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học nói chung đều rất non yếu, đặc biệt là bộ môn toán. Trong giai đoạn hiện nay nước ta cần rất nhiều nhân tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Học giỏi môn toán là chìa khoá để mỗi học sinh trở thành những nhân tài chất lượng cho quốc gia. Hiện nay phương pháp dạy học đóng vai trò rất quan trọng , phương pháp dạy học phù hợp sẽ giúp học sinh nắm bắt nhanh chóng kiến thức, hơn thế nữa nếu học sinh nắm bắt được phương pháp học thì học sinh sẽ hiểu được bản chất của vấn đề, rút ngắn được thời gian 4
  5. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi học tập và có thời gian để nghiên cứu các tài liệu nâng cao và việc tự học hiện nay ta cần khuyến khích nhiều hơn. 2. Thực trạng của vấn đề 2.1) Thực trạng về cấp quản lý *) Ưu điểm - Đã quan tâm vào công tác phát triển mũi nhọn. - Có sự phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên trực tiếp giảng dạy, giám sát và kiểm tra quá trình thực hiện của giáo viên. - Động viên tinh thần cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên thực hiện nhiệm vụ. *) Hạn chế - Khi phân công nhiệm vụ thì chưa xác định một chiến lược lâu dài, đó là 1 năm, 2 năm thậm trí là cả 4 năm học trung học cơ sở của 1 học sinh được thể hiện khi phân công nhiệm vụ kèm theo một lời nhắc nhở: “Nếu năm nay không có kết quả, thì sang năm chuyển cho người khác ôn” - Sự phân công nhiệm vụ chưa thực sự hợp lí, đó là giáo viên giảng dạy lớp nào thì phải ôn luyện cho HS của lớp đó, khi sang một năm học mới thay đổi nhiệm vụ giảng dạy thì đồng thời thay đổi nhiệm vụ ôn luyện dẫn đến quá trình ôn của HS không liên tục về kiến thức và không thống nhất phương pháp dẫn đến chất lượng ôn luyện còn thấp. Cũng chính từ sự phân công không hợp lý đó đã làm giảm bớt phần nhiệt tình và trách nhiệm của mỗi giáo viên mà tôi thấy được trong câu trả lời nửa đùa, nửa thật kèm với thái độ không hài lòng của giáo viên đã từng ôn luyện: “Ôn làm gì nhiều, tốn công sức vì học sinh học tiếp thu chậm. Mà chắc gì sang năm đã được ôn tiếp ” 2.2) Thực trạng về giáo viên *) Ưu điểm - Được đào tạo về chuyên môn cơ bản, có sức khỏe, sức trẻ, có lòng nhiệt tình trong mọi công việc. Luôn luôn học tập trau dồi tri thức, nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp giáo dục - Trong quá trình giảng dạy, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng phần lớn các thầy cô giáo đều đặt chữ “tâm” lên hàng đầu, đây là một trong những thuận lợi góp phần vào sự thành công của ngành giáo dục. - Có sự đầu tư vào nghiên cứu khi được giao nhiệm vụ. *) Hạn chế 5
  6. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi - Một số giáo viên không có tâm huyết, chưa tập trung vào công tác chuyên môn nên kiến thức về ôn luyện học sinh giỏi còn hạn chế. - Chưa tìm hiểu, phân tích và lựa chọn được phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh thuộc vùng miền đặc biệt khó khăn. 2.3) Thực trạng về học sinh *) Ưu điểm - Các em HS ngoan, cần cù chịu khó. - Có trách nhiệm với việc học tập, trong quá trình học tập hăng say phát biểu, đóng góp lên sự thành công của bài giảng. - Có ý thức vươn lên trong học tập, từng bước yêu thích các môn học đặc biệt là môn Toán. *) Hạn chế - Kiến thức cơ bản về môn Toán còn rất nhiều hạn chế - Đời sống kinh tế của học sinh còn nhiều khó khăn về cả vật chất và tinh thần, không có bất kỳ một tài liệu học tập nào ngoài SGK và SBT. - Phần lớn các bậc phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em mình, thậm chí còn không biết con mình học lớp bao nhiêu. 2.4) Thực trạng về cơ sở vật chất *) Ưu điểm: - Có đủ cơ sở vật chất để phục vụ cho lớp học - Có các phương tiện phục vụ cho mục đích giảng dạy , VD: Bảng từ, máy chiếu, máy tính. *) Hạn chế - Thiếu tái liệu và sách tham khảo. - Một số học sinh không có đủ kinh phí mua đồ dùng cá nhân phục vụ cho mục đích ôn tập. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Dựa trên thực trạng của vấn đề tôi đã đưa ra các biện pháp để phát huy những ưu điểm và khắc phục những điểm yếu cụ thể như sau: 3.1) Biện pháp tham mưu với cấp quản lý Tham mưu với ban giám hiệu về sự phân công công tác, phân công giáo viên bồi dưỡng ôn luyện theo khóa học. Từ đó giúp các thầy cô được phân công giáo viên bồi dưỡng ôn luyện nắm bắt được tình hình của học sinh và không bị gián đoạn về thời gian và kiến thức. Khi đó mỗi em học sinh có thể được ôn 6