Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ve_van_hoa_doc_tron.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm về văn hóa đọc trong trường phổ thông
- 1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG 2. MỤC LỤC Nội dung Trang Sơ lược lý lích 1 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Các biện p[háp giải quyết 3 1. Cơ sở lý luận 3 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 5 2.1 Tổ chức cho học sinh làm thẻ theo từng lớp 5 2.2 Tổ chức cộng tác viên thư viện 6 2.3 Tổ chức giới thiệu sách, kể chuyện theo sách dưới cờ 7 2.4 Nội quy thư viện 8 2.5 Thực hiện đánh giá thi đua cho từng cá nhân và tập thể lớp 9 2.6 Quan tâm, gần gũi và chia sẻ với học sinh 11 2.7 Vận động giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn 12 2.8 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn 12 III. Hiệu quả của đề tài 13 IV. Đề xuất, kiến nghị khả năng áp dụng 14 V. Tài liệu tham khảo 14 Phiếu nhận xét đánh giá sáng kiến kinh nghiệm 15 3.SƠ LƯỢC LÝ LỊCH I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Thị Thanh Xuân 2. Ngày tháng năm sinh: 21/01/1987 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 1, Xã Tà Lài- Huyện Tân Phú- Tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0978 221 627 6. E-mail: thanhxuan21012009@gmail.com 7. Chức vụ: Nhân viên thư viện 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Tôn Đức Thắng II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị( hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Cao đẳng - Năm nhận bằng: 2009 - Chuyên ngành đào tạo: Thư viện- Thông tin - Xếp loại bằng: Khá III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý thư viện - Số năm kinh nghiệm: 04 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong những năm gần đây: 0 4. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sách là người bạn chân thành và sáng suốt. Nó chỉ cho bạn con đường đúng đắn, nó giữ cho bạn khỏi bị lầm lạc, có sách bên mình thì cả trong thời thơ ấu, cả giữ lúc thanh xuân và cả khi đã về già bạn không cô độc, bạn thấy mình mạnh mẽ. Trong đời sống tinh thần, sách có vai trò rất quan trọng, là “ chìa khóa vàng” mở cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn của con người. Sách cũng là người thầy siêu việt thắp sáng nguồn tri thức vô biên, dạy con người biết sống, biết hành xử trong cuộc sống. Mặc dù ngày càng bị các phương tiện truyền thông mới “ tấn công”, song sách vẫn là người bạn tâm giao chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của con người. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị mạnh mẽ của các thiết bị điện tử, con người đang sống trong một không gian ảo, nhưng hoàn toàn là một xã hội thật. Hiện nay, những thói quen đọc sách của mọi người đã thay đổi hoàn toàn, khá nhiều thư viện được coi là “thiên đàng” của những người yêu sách, cũng dần vắng bóng những độc giả trung thành. Thay vào đó, những quán cà phê, những trang mạng điện tử, không đáp ứng được nhu cầu của người yêu sách dần trở thành nơi có sức hút lớn số lượng độc giả đến tham quan. Nhiều quán cà phê, những trang mạng điện tử được bày trí hiện đại, phù hợp với nhiều đối tượng có nhu cầu đọc sách đang mọc lên như nấm. Ở những nơi đó, người đọc
- không chỉ được hưởng thụ không khí vui tươi, lãng mạn, mà còn được thư giãn. Nhiều trang thiết bị hỗ trợ như mạng wifi, truyền hình cáp tăng thêm sức hấp dẫn cho người yêu sách. Và văn hóa đọc bắt đầu xuất hiện một khái niệm mới: cà phê sách. Cuộc sống số dần thay đổi thói quen đọc sách của con người. Cà phê sách là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa đọc và văn hóa uống cà phê của người Việt. Hai yếu tố đó góp phần đem lại một hình ảnh văn minh, hiện đại, thể hiện nét văn hóa riêng của người đô thị thời hiện đại. Đọc sách luôn là nhu cầu thiết yếu và cách thưởng thức văn hóa sang trọng. Nó cũng là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng của con người. những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng sự vững chắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Khối lượng kiến thức thu thập được từ việc đọc chính là thước đo đánh giá khả năng tri thức của mỗi người. Con người không chỉ dừng 5. lại ở việc tiếp nhận thông tin từ sách, mà còn biết thưởng thức những cái đẹp của kiến thức thông qua lăng kính sáng tạo của tác giả. Qua đó, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VĂN HÓA ĐỌC TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Cơ sở lý luận Trong cuộc sống, đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, nâng cao khả năng tư duy. Cùng với sự phát triển của xã hội, ở Việt Nam trong thời gian qua, thị trường sách trở nên vô cùng phong phú về nội dung cũng như đa dạng về hình thức, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu đọc sách của con người. Tuy nhiên, với những hình thức giải trí mới đầy tính công nghệ như Internet, truyền hình, truyền thanh, băng đĩa văn hóa đọc sách đã ít nhiều bị ảnh hưởng và từng bước bị thay đổi. Nhiều người tỏ ra lo ngại, với sự ra đời của các phương tiện nghe nhìn, trong tương lai gần văn hóa đọc sẽ bị lấn át. Nếu như trước đây, đọc sách là thú vui, thói quen của rất nhiều người, ngày nay thói quen ấy đang có nguy cơ bị mất dần đi. Tất nhiên, đối với các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, sinh viên, học sinh đọc sách vẫn là một công việc bắt buộc, thường xuyên bởi nếu thiếu nó, người ta rất khó để có được một chuyên môn tốt, một khối lượng kiến thức đủ rộng để phục vụ công việc. Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước ta vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề chất lượng dạy và học. Lứa tuổi học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường trung học phổ thông là lứa tuổi đang có những biến động lớn về tâm sinh lý. Tức là đang phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có được những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống. Như vậy, văn hóa đọc ngày càng phải được phổ biến cho lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường để các em phát triển nhân cách, đạo đức tốt hơn. Do đó, văn hóa học ngày càng phải được phổ biến
- rộng rãi và phổ biến hơn đến tất cả học sinh và giáo viên trong trường. Song với lứa tuổi học sinh ở cấp THPT, mặc dù cơ thể phát triển mạnh nhưng nhận thức 6. của các em còn non trẻ, có thể nói là bồng bột, tư duy chưa đạt tới đỉnh cao. Bởi vậy, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo để đi vào nề nếp, dần dần trở thành người sống có ích trong xã hội. Ngày nay do sự phát triển nhảy vọt của khoa học kỹ thuật và công nghệ cũng như sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa, học sinh tiếp xúc với nhiều luồng tư tưởng, lối sống từ bên ngoài, đặc biệt là ở phương Tây, trong đó có những lối sống, hành vi không lành mạnh, nếu tiếp thu có thể gây ảnh hưởng xấu tới thuần phong, mĩ tục của dân tộc. Đọc sách luôn là nhu cầu thiết yếu và là cách thưởng thức văn hóa sang trọng. Nó cũng là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng của con người. Những thuộc tính đi liền với việc đọc là suy nghĩ, suy ngẫm, tra cứu, tìm tòi là cơ sở hữu ích cho việc nâng cao tri thức, hiểu biết, tạo dựng sự vững chắc trong toàn bộ hệ thống kiến thức, nhận thức của mỗi con người. Đọc sách, báo là cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ, tự hoàn thiện bản thân. Song, không phải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muốn. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần phải có phương pháp và kỹ năng đọc thích hợp. Trong thực tế, phương pháp và kỹ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế, bởi kết quả của kỹ năng và phương pháp đọc phụ thuộc vào khả năng nhận thức, sức khỏe, thói quen lao động của mỗi người. Trong trường học có thư viện đồ sộ sách, tài liệu, truyện sẽ là nơi hội tụ tri thức nhân loại để giúp thầy cô giảng dạy, học sinh học tập và còn hơn thế nữa, đây còn là kho truyện, kho tri thức giúp con người mở mang hiểu biết và vốn sống cho chính bản thân. Chính vì thế, ở những quốc gia có nền giáo dục phát triển, hệ thống thư viện đặc biệt được coi trọng, thậm chí ngày nay, ngay quốc gia láng giềng Trung Quốc nhiều trường học thư viện được số hóa, rất dễ cho người sử dụng tra cứu, kiếm tìm tài liệu mình cần. Ở nước ta cũng thế, một số thư viện lớn như thư viện Quốc gia, thư viện trường Đại học Đà Lạt và một số thư viện của trường đại học thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho nền giáo dực nước ta hiện nay. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 7. Trường THPT Tôn Đức Thắng nằm ở ấp 3, xã Phú Lập, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, tuyển học sinh từ địa bàn nhiều xã lân cận( Phú Lập, Phú Thịnh, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Tà Lài), thậm chí cả học sinh ở Thanh Sơn và thị trấn Tân Phú. Chất lượng đầu vào rất thấp( hầu như nhận toàn bộ hồ sơ) nên khó tránh khỏi trường hợp học sinh bỏ học giữa chừng do sức học không theo nổi, hoặc ở lại lớp. Bên cạnh đó, do trường xây dựng ở địa bàn mà người dân chủ yếu làm rẫy, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên và tiểu thương nên điều kiện kinh tế của nhân dân còn hạn chế dẫn tới học sinh chưa được quan tâm đầy đủ về mọi phương diện, nhất là nhu cầu đọc sách của các em. Ngày nay, do CNTT phát triển văn hóa nghe
- nhìn đã lấn át khiến cho văn hóa đọc sách của con người trong xã hội hiện đại, trong đó có cả học sinh, sinh viên bị mai một dần. Nhiều bạn trẻ ngày nay quen với việc tìm kiếm tài liệu trên mạng chứ không quen đến thư viện tìm kiếm. Và có một lý do không thể phủ nhận đó là hình như các thầy cô giáo vẫn còn mang thói quen cũ dạy học chay, không tạo cho học sinh có thói quen đọc thêm tài liệu phục vụ bài học chính trên lớp. Có thể nói, đây chính là những nguyên nhân chính khiến cho thư viện trường học rất vắng bóng học sinh. Thư viện nào cũng vắng hoe, nhất là trường học phổ thông học sinh ngại đến thư viện. Nhiều giáo viên dạy văn cho biết, chính vì học sinh lười đọc nên ngại và sợ học văn. Các em diễn đạt bài văn thì vụng về, vốn từ nghèo nàn, chẳng mấy khi gặp được những câu văn hay có cảm xúc. Trong cuộc sống, mỗi người đều có những nhu cầu và hứng thú riêng, do vậy khi lựa chọn sách, nên tìm những loại sách đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng do yêu cầu của công việc, trách nhiệm nghề nghiệp, nhiều khi chúng ta phải tạm gác những nhu cầu riêng để phục vụ công việc chung. Mọi người đều biết, nhiều người thích đọc truyện, sách văn học trong nước hoặc nước ngoài, loại sách đó dễ đọc, có người đọc say sưa quên cả ăn. Ngược lại những loại sách như sách giáo khoa, sách tham khảo, mọi lĩnh vực liên quan đến học tập đọc vừa khó, vừa cảm thấy khô khan nên các em ít tìm đến để đọc. Xét từ góc độ hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi con người. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi người gồm 3 yếu tố tạo thành: thói quen, sở thích và kỹ năng. Đây cũng là nền tảng của một xã hội, một yêu cầu, thách thức của xã hội hiện đại. Mục đích cuối cùng của kỹ năng đọc là đạt được hiệu quả cao nhất, sau mỗi lần đọc 8. người đọc có thể nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc trong sách vào cuộc sống của bản thân. Khi nói về văn hóa đọc, V.I.Lê-nin từng nhấn mạnh: “ Đọc cũng là một nghệ thuật “. Do đó, chữ “ nghệ thuật” ở đây có thể hiểu là kỹ năng đọc và sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc, tạo cho con người có hứng thú đọc sách hơn, chịu khó tìm tòi để nâng cao kiến thức của mình. Thư viện trường học là một trong những yếu tố góp phần tạo nên chất lượng giáo dục, góp phần hình thành văn hóa học đường, là nơi khơi nguồn và thỏa mãn nhu cầu về thông tin. Nếu một con người kông được tiếp xúc với sách và có nhu cầu, hứng thú, thói quen đọc sách từ tuổi ấu thơ thì sẽ rất khó khăn cho việc ham mê đọc sách ở tuổi trưởng thành. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã rút được từ nhiều năm qua: 2.1 Tổ chức cho học sinh làm thẻ thư viện theo từng lớp Thông thường ở trường THPT Tôn Đức Thắng, danh sách được phân ra theo từng lớp và có một lớp chọn. Tôi thường cho học sinh làm thẻ thư viện bắt đầu khi vào học lớp 10, thẻ thư viện có thời hạn sử dụng trong suốt quá trình theo học tại trường, nếu mất phải báo với CBTV. Trên thẻ thư viện gồm có: SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG THẺ THƯ VIỆN Niên khóa: Hình 3x4 Tên HS: Lớp: Số thẻ 2.2 Tổ chức