Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_giang_day_van.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS
- Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng A. PHẦN MỞ ĐẦU I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đã được đề cập, bàn luận và thực hiện trong nhiều năm qua .Với việc thực hiện giảng dạy theo chương trình sách giáo khoa mới thì đổi mới phương pháp dạy học càng được thúc đẩy và phát huy một cách có hiệu quả. Phát huy tính tích cực trong học tập được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy lấy học sinh làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của ngữ văn tập trung trong hai chữ “Tích” : tích hợp và tích cực. Có tích cực mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn. Nếu trong giờ giảng văn người thầy chú ý tích hợp thì học sinh sẽ chú ý đến mọi mặt của vấn đề hơn, các em phát huy mạnh mẽ hơn nữa tư duy của mình. Khi học văn cần phải liên hệ với Tiếng việt, với Tập làm văn, không chỉ có thế còn phải liên hệ chính phần giảng văn trong toàn bộ chương trình đã học với nhau mà rộng hơn là liên hệ giữa văn với kiến thức của các môn học khác như : Sinh, Sử, Địa, GDCD,Ngoại ngữ và tất nhiên là cả những kiến thức của cuộc sống. Ngoài ra, học sinh cần phải biết thêm những vấn đề bức thiết, cấp bách cần giải quyết trong xã hội vì vậy mà văn bản Nhật dụng được đưa vào chương trình giảng dạy. II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận “Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các Trang 3
- Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống. Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học. Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến. Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻ em Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn. Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị cho mình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng. 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung, môn ngữ văn nói riêng. Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướng giảm sút. Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những môn mang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học Chính vì thế lại càng đòi hỏi người Giáo viên đặc biệt là Giáo viên Ngữ văn phải tạo được giờ học thu hút học sinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học. Điều này đòi Trang 4
- Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng hỏi người giáo viên phải có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi - khó khăn trong giờ học để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình. Chương trình SGK THCS đưa vào học một số văn bản mới, đó là văn bản Nhật dụng. Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chương trình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH văn bản nhật dụng. Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinh học hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao. Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách 6 năm, tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phương pháp và kiến thức, nhất là phương pháp dạy các văn bản Nhật dụng. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy văn bản Nhật dụng ở trường THCS” để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản Nhật dụng và để học sinh yêu thích giờ học văn. III. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1.Mục đích: - Nhiệm vụ về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiên cứu về phương pháp dạy văn bản Nhật dụng - Nhiệm vụ thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng trong trường THCS . Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học, từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay. 2.Đối tượng: -Là những văn bản nhật dụng và những vấn đề liên quan. -Học sinh lớp 8 và 9 điểm Rạch Tràm của trường PTCS Bãi Thơm. Trang 5
- Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng IV.NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. - Về lí luận: Sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn và bổ sung thêm lí luận về phương pháp dạy học văn bản Nhật dụng. -Về thực tiễn: Ngoài ra nó có thể là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy trong trường THCS. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: Nghiên cứu về vấn đề này đó là cuốn : “Dạy học văn bản Ngữ văn THCS theo đặc trưng phương thức biểu đạt” của tác giả Trần Đình Chung. Ngoài ra còn có một số định hướng dạy học trong SGV Ngữ văn 6,7,8,9. Qua những tài liệu này tôi nhận thấy rằng người biên soạn sách đã đưa ra những hướng dẫn về phương pháp dạy. Tuy nhiên đó mới chỉ là phương pháp chung không thể áp dụng đối với tất cả các vùng miền khác nhau.Vì vậy khi chọn đề tài này tôi đã cố gắng lĩnh hội các quan điểm tư tưởng từ các bài viết mà các tác giả đề cập đồng thời đưa ra những ý kiến, quan điểm riêng nhằm góp phần làm cho người dạy có sự lựa chọn phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh mà mình dạy. 1 .Cơ sở lý luận Văn bản nhật dụng là gì? Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hay kiểu văn bản. Nói đến văn bản Nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý Văn bản Nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản. Mục tiêu của môn Ngữ văn: góp phần hình thành những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc cao hơn. Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, qúy trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ Trang 6
- Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đâu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư duy, giao tiếp. Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiều kiểu văn bản khác nhau. Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha),Văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá), nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê) Từ các hình thức đó, những vấn đề thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức và làm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống. 2. Các nội dung cụ thể trong đề tài. a/Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS Đề tài nhật dụng của Lớp Tên văn bản văn bản - Cầu Long Biên-chứng nhân - Di tích lịch sử lịch sử Ngữ văn 6 - Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người - Động Phong Nha - Danh lam thắng cảnh - Cổng trường mở ra - Nhà trường Ngữ văn 7 - Mẹ tôi - Người mẹ - Cuộc chia tay của những con - Quyền trẻ em Trang 7
- Một số kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng búp bê - Ca Huế trên sông Hương - Văn hoá dân tộc - Thông tin về ngày trái đất năm - Môi trường 2000 Ngữ văn 8 - Ôn dịch, thuốc lá -T ệ nạn xã hội - Bài toán dân số - Dân số - Đấu tranh cho một thế giới hoà - Bảo vệ hoà bình, chống bình chiến tranh - Phong cách Hồ Chí Minh - Hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn Ngữ văn 9 hoá dân tộc - Tuyên bố thế gíơi về sự sống - Quyền sống của con còn, quyền được bảo vệ và phát người triển của trẻ em. Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy học đều khắp ở các khối lớp, bình quân mỗi khối lớp được học đọc – hiểu 3 đến 4 văn bản. Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gần gũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề đựơc đề cập trong các văn bản Nhật dụng ngày một phức tạp hơn. b/Đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng b.1. Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 6. “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” là văn bản mở đầu cho cụm bài văn bản Nhật dụng được dạy học ở lớp 6. Đây là bài viết giới thiệu cây cầu Long Biên, một di tích lịch sử nổi tiếng và quen thuộc ở thủ đô Hà Nội với vai trò là nhân chứng đau thương của việc thực dân Pháp xây dựng cây cầu sắt với quy mô lớn, nhằm phục vụ cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của chúng, nhất là nhân chứng lịch sử gian lao và hào hùng của dân tộc ta trong suốt hai cuộc Trang 8