Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp

doc 36 trang sangkien 31/08/2022 9620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_lam.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp

  1. SƠ YẾU LÍ LỊCH - Họ và tên : Đặng Thị Hà - Ngày tháng năm sinh: 20 / 07 / 1976 - Quê quán: La Tiến - Nguyên Hòa - Phù Cừ - Hưng Yên - Hộ khẩu thường trú: Hồng Dương – Thanh Oai – Hà Nội - Năm vào ngành: 1998 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS Hồng Dương – Thanh Oai – Hà Nội. - Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn - Bộ môn giảng dạy: Ngữ văn 8, Ngữ văn 6. Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 1
  2. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI Gồm 3 phần: Phần I: Mở đầu. - Lý do chọn đề tài. - Mục đích của đề tài. - Đối tượng phạm vi nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu. Phần II: Nội dung (Trọng tâm): gồm 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Chương II: Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp. Chương III: Hiệu quả của đề tài. Phần III: Kết luận. - Những bài học kinh nghiệm rút ra. - Ý nghĩa và khả năng ứng dụng triển khai của đề tài - Những kiến nghị đề xuất. - Lời kết Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 2
  3. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài: Thực tế nhiều năm đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu,chương trình nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện giáo dục. Nhưng theo tôi thiết nghĩ hiệu quả của giáo dục không chỉ phụ thuộc vào những yếu tố trên mà còn phụ thuộc rất nhiều vào người thầy, bởi vì phải có thầy giỏi mới có trò giỏi.Trong số những người giáo viên trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm có lẽ là quan trọng hơn cả. Công tác chủ nhiệm lớp là một công tác rất cần thiết và rất quan trọng đối với bất cứ cấp học nào, bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm cũng như người làm vườn, trồng cây, tuy không đúng hoàn toàn nhưng hoạt động của giáo viên chủ nhiệm gần như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc tạo điều kiện cho hạt giống nẩy mầm. Cho nên, bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm đã nhiều năm trong tôi luôn có một tâm niệm mang hết tâm huyết của mình để dạy dỗ, giáo dục các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội, để luôn luôn xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội đã tôn vinh. Cố Thủ tướng PhạmVăn Đồng đã nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo.Trong thời đại mở cửa của nền kinh tế hiện nay, một số học sinh có xu hướng đua đòi, chưng diện, luôn bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn. Nó ảnh hưởng không ít đến việc học tập và đạo đức của học sinh. Trước thực trạng như vậy với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm ta phải đưa ra những biện pháp nào để giáo dục các em? Đây quả là một câu hỏi lớn, điều băn khoăn lớn của không ít giáo viên chủ nhiệm. Xuất phát từ thực Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 3
  4. tế tôi đã chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong công tác làm chủ nhiệm lớp ” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong suốt 14 năm làm công tác chủ nhiệm của mình. Những kinh nghiệm này tôi đã áp dụng vào những lớp tôi làm chủ nhiệm và nó đã mang lại hiệu quả không nhỏ cho công tác chủ nhiệm của bản thân. 2. Mục đích: Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp, bổ sung thêm những phương pháp có hiệu quả cho các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, giúp giáo viên chủ nhiệm lớp nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của công tác chủ nhiệm lớp. Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này góp phần nhỏ bé của mình làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao hơn. 3.Đối tượng, phạm vi đề tài: - Đối tượng: Là học sinh ở những lớp mà tôi đã chủ nhiệm và các lớp của đồng nghiệp tại trường THCS Tô Hiến Thành (Ninh Hòa – Khánh Hòa), trường THCS Cự Khê ( Thanh Oai – Hà Nội), trường THCS Hồng Dương (Thanh Oai – Hà Nội). Cụ thể lớp tôi đang chủ nhiệm năm học 2011 – 2012 là lớp 8C trường THCS Hồng Dương. - Phạm vi : Đề tài được thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều năm liền làm giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc THCS – Đặc biệt là ở trường THCS Hồng Dương (Cụ thể là lớp 7A năm học 2010- 2011 và lớp 8C năm học 2011 -2012) 4. Phương pháp nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 4
  5. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thực nghiệm: Kinh nghiệm được trực tiếp rút ra trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình, qua việc học hỏi của các đồng nghiệp và cũng được trực tiếp áp dụng vào học sinh của những lớp mình chủ nhiệm – có một số biện pháp tôi đã áp dụng vào học sinh của những lớp tôi chỉ là giáo viên giảng dạy bộ môn ( Như: Biện pháp phân loại đối tượng học sinh, biện pháp giáo dục học sinh bằng sức mạnh tâm lí ) cũng đã mang lại hiệu quả không nhỏ. - Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng những phương pháp làm công tác chủ nhiệm lớp mà tôi đưa ra đối với lớp mình chủ nhiệm và của một số đồng nghiệp cùng trường, khác trường. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả chuyển biến của học sinh khi tôi mới nhận chủ nhiệm với khi tôi đã áp dụng những phương pháp mà tôi đưa ra. Bên cạnh đó tôi còn so sánh, đối chiếu những lớp có được sự quan tâm chú trọng của giáo viên chủ nhiệm lớp so với các lớp chưa được giáo viên chủ nhiệm quan tâm. - Phương pháp điều tra, thống kê: Thực hiện điều tra thái độ,cảm nhận và đánh giá của học sinh, của cha mẹ học sinh khi tôi áp dụng những phương pháp mà tôi đề ra. Ngoài ra, người viết còn sử dụng một số thao tác khác: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 5
  6. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI I Cơ sở lí luận: 1.Về vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và công tác chủ nhiệm lớp ở trong các nhà trường Trung học cơ sở. - Giáo viên chủ nhiệm là người được Hiệu trưởng phân công chịu trách nhiệm về một lớp. Điều lệ nhà trường ghi rõ: “Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng chỉ định, chọn trong số giáo viên giảng dạy ở lớp đó”. Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện lớp học từ giáo dục văn hóa cho đến giáo dục đạo đức nhân cách. Chính vì thế có thể nói giáo viên chủ nhiệm là cầu nối đa chiều giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. - Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của lớp học, là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước. Nói như Phó giáo sư – Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo – Học viện quản lý giáo dục thì giáo viên chủ nhiệm lớp ở trong các nhà trường là “nhà quản lý không có dấu đỏ”. Ngày nay, với sự nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc về giáo dục, có thể coi giáo viên chủ nhiệm như một nhà quản lý với các vai trò: Người lãnh đạo lớp học; người điều khiển lớp học; người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; người giúp hiệu trưởng thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của học sinh; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp Một người giáo viên chủ nhiệm giỏi sẽ góp phần xây dựng Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 6
  7. nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. - Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường – gia đình và xã hội .Nếu thực hiện thành công công tác chủ nhiệm sẽ góp phần giáo dục học sinh sau này trở thành thế hệ trẻ năng động, sáng tạo và tài năng. 2. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm : Chính vì có vị trí quan trọng và vai trò to lớn trong công tác giáo dục mà nhiệm vụ giáo viên chủ nhiệm cũng khá nặng nề và vất vả. Xin được nêu một số nhiệm vụ cơ bản của giáo viên chủ nhiệm lớp được quy định tại khoản 1, Điều 31 của Điều lệ trường Trung học : + Tìm hiểu và nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp. + Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm. + Nhận xét đánh giá học sinh cuối kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỉ luật học sinh,đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh. + Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 7
  8. Với vị trí vai trò và nhiệm vụ như vậy, đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm cần có phẩm chất và năng lực, không ngừng học tập tích lũy kinh nghiệm để làm công tác chủ nhiệm có hiệu quả. 3.Ý nghĩa của những kinh nghiệm mà bản thân tôi đưa : Cung cấp thêm những kinh nghiệm có hiệu quả cho những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng và kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Tình hình chung về công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường phổ thông: - Bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm ở trương phổ thông nói chung, trường Trung học cơ sở nói riêng cho thấy bên cạnh những đóng góp tích cực cho chất lượng giáo dục cũng còn những hạn chế. Đó là nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò của công tác chủ nhiệm còn có nơi, có lúc chưa khách quan, toàn diện. - Một số giáo viên được phân công làm chủ nhiệm còn chưa tâm huyết với công việc, ngại khó ngại khổ mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Lại cũng có những giáo viên mà năng lực điều hành, quản lý lớp chủ nhiệm còn hạn chế 2.Ở trường THCS Hồng Dương: - Trường THCS Hồng Dương từ lâu công tác chủ nhiệm lớp đã được Ban giám hiệu nhà trường và giáo viên của trường rất quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Song trong đội ngũ những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp của nhà trường vẫn có những giáo viên chưa thực sự yêu thích, tận tâm, Sáng kiến kinh nghiệm - Đặng Thị Hà - THCS Hồng Dương 8