Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

doc 17 trang sangkien 31/08/2022 13821
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_ren_ki_nang_doc_die.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

  1. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Mét sè kinh nghiÖm rÌn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở cấp Tiểu học, khi dạy môn Tiếng Việt chủ yếu tập trung rèn cho học sinh bốn kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Các kĩ năng đó được thực hiện bắt đầu từ lớp 1 đến lớp 5 và nâng dần từ thấp đến cao. Riêng kĩ năng đọc gồm có nhiều phương diện như: đọc thầm, đọc lướt, đọc thành tiếng, đọc hiểu, đọc diễn cảm, trong đó phương diện đọc diễn cảm là khó nhất đối với học sinh Tiểu học. Bởi lẽ, đọc diễn cảm là một hình thức đọc có tính đặc thù, nhằm rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ văn học cho học sinh. Khi đọc diễn cảm, người đọc chuyển văn bản “viết” thành văn bản “âm thanh” một cách trung thực, nhằm truyền đến cho người nghe không chỉ nội dung thông tin mà còn cảm nhận được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của văn bản. Một người đọc diễn cảm tốt tức là người đó đã truyền thụ được một phần nội dung và cảm xúc của bài đọc tới người nghe mà chưa cần đến giảng giải. Đối với học sinh, khi đọc diễn cảm các bài đọc trong chương trình, các em sẽ được tiếp thu với ngôn ngữ nghệ thuật và cảm thụ cái hay, cái đẹp của văn chương. Như vậy, đọc diễn cảm không chỉ đơn thuần thuộc phạm trù ngôn ngữ mà còn thuộc về cả phạm trù văn học, phạm trù nghệ thuật và thẩm mỹ. Với nhiều năm giảng dạy các môn học của lớp 4 và 5, tôi thấy trong phân môn Tập đọc có nhiều dạng bài, nhiều thể loại văn bản khác nhau. Các thể loại văn bản đó rất đa dạng, phong phú nhưng cũng rất gần gũi với các em học sinh thuộc lứa tuổi. Vậy làm thế nào để giúp các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của từng loại văn bản và phản ánh một cách trung thực, đầy đủ thông qua giọng đọc là một vấn đề mà chúng ta- những người làm công tác giáo dục đã và đang quan tâm. Đặc biệt năm học này, Ngành Giáo dục cũng đã chú trọng việc đọc diễn cảm của giáo viên và đã tổ chức Hội thi “Giáo viên đọc diễn cảm” ở các cấp. Đây là một hoạt động chuyên môn rất bổ ích nhằm giúp cho mỗi giáo viên tự xác định được : Vì sao cần phải rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ Tập đọc? Khi rèn đọc diễn cảm cần chú trọng vấn đề gì ? Cách rèn như thế nào ? Trong quá trình giảng dạy, mặc dù bản thân tôi đã thường xuyên thực hiện nhiều biện pháp rèn đọc diễn cảm cho các em song đôi lúc vẫn còn lúng túng. Tôi luôn băn khoăn, suy nghĩ làm thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc hay để hiểu rõ cái hay, cái đẹp của từng bài. 1
  2. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Mét sè kinh nghiÖm rÌn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5. Xuất phát từ nhiều lí do như trên kết hợp với kinh nghiệm của bản thân, năm học này tôi xin được trình bày “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm trong học sinh . PHẦN II: NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 1. Về phía giáo viên: Trước đây, phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt ở chương trình cũ vẫn còn đề cao quá mức về cảm thụ văn học nên một số giáo viên đã biến tiết Tập đọc thành giờ giảng văn. Trong tiết học, giáo viên quá lạm dụng phần tìm hiểu bài, giảng giải là chính còn học sinh chỉ nghe, ít có thời gian để luyện đọc; hậu quả là có một số em học hết chương trình Tiểu học mà vẫn chưa đọc thông thạo. Song ở chương trình tiếng Việt Tiểu học mới hiện nay, nội dung các bài đọc trong sách giáo khoa tương đối phù hợp với nhận thức của học sinh, các bài đọc được sắp xếp khá lôgic, chặt chẽ theo từng chủ điểm, đa dạng các thể loại và nội dung phong phú; hơn nữa giáo viên đã nắm được Chuẩn cần đạt về kĩ năng đọc và hiểu của học sinh. Vì thế, trong quá trình dạy phân môn Tập đọc thì người giáo viên đã hướng dẫn các em thực hiện khá nhịp nhàng giữa các hoạt động. - Thực tế, trong nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy kĩ năng đọc của học sinh chưa đồng đều. Đa số các em chỉ mới đọc đúng, số học sinh biết đọc diễn cảm còn rất ít (thậm chí nhiều em chưa biết cách đọc diễn cảm hoặc còn xem nhẹ hoạt động này); số học sinh đọc chưa lưu loát và sai lỗi vẫn còn. - Đa số các bài đọc ở lớp 5 tương đối dài mà thời gian một tiết học quá ít nên hầu như giáo viên chỉ mới dừng lại ở luyện đọc đúng cho các em, bước hướng dẫn các em đọc diễn cảm còn ít. Chính vì thế, việc yêu cầu các em tham gia thể hiện đọc diễn cảm trước lớp chỉ thực hiện được ở một số học sinh khá, giỏi. - Bản thân giọng nói của bản tôi đôi khi bị ảnh hưởng của thời tiết nên giọng đọc của tôi chưa được hay. 2. Về phía học sinh: - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em 2
  3. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Mét sè kinh nghiÖm rÌn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5. thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm mà chỉ mới mang tính chất chiếu lệ, đối phó. - Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ. - Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt trước giáo viên hoặc bạn bè. - Do ảnh hưởng của tiếng địa phương và cách phát âm của mỗi em khác nhau nên các em đọc còn sai các từ ngữ, sai nội dung ý nghĩa của văn bản. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 1. Cơ sở thực hiện. - Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Phương Sơn trong năm học 2010 - 2011. - SGK và SGV Tiếng Việt 5. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học lớp 5. - Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới – NXB Giáo dục. - Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học- NXB Giáo dục. - Dạy văn cho học sinh Tiểu học- NXB Giáo dục. - Thông qua các tiết chuyên đề ở tổ, trường; dự giờ đồng chí đồng nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân trong nhiều năm qua. 2. Các giải pháp tiến hành Xuất phát từ các nguyên nhân trên, hàng năm trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã thực hiện một số giải pháp nhằm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em ở lớp 5C. Cụ thể : cứ vào đầu mỗi năm học, sau khi nhận lớp và ổn định tổ chức lớp xong, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng hai môn Toán, Tiếng Việt để nắm được chất lượng đại trà từng môn của từng lớp ; sau đó tôi tiếp tục đưa ra một đoạn văn ngắn yêu cầu các em đọc để khảo sát kĩ năng đọc của từng học sinh. Kết quả khảo sát đầu năm học 2010 – 2011 là : 3
  4. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Mét sè kinh nghiÖm rÌn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5. Đọc chưa lưu loát Đọc đúng Đọc hay ( Diễn cảm) Thời gian kiểm tra SL % SL % SL % Đầu năm học 4 13,2 21 70 5 16,5 Dựa vào kết quả khảo sát trên, tôi đã phân loại các đối tượng đọc gồm : * Đối tượng 1 : Những học sinh đọc đúng, đọc hay (đọc diễn cảm). * Đối tượng 2 : Những học sinh đọc đúng song chưa diễn cảm. * Đối tượng 3 : Những học sinh đọc chưa lưu loát và còn chậm. Sau khi phân loại học sinh, tôi đã có kế hoạch bồi giỏi, phụ yếu về kĩ năng đọc cho các em trong các tiết học, đặc biệt trong giờ Tập đọc. Vậy để rèn cho các em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt, tôi đã tiến hành các bước như sau : 2.1. Yêu cầu học sinh đọc to, đọc đúng, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa các bài đọc Muốn đọc diễn cảm một tác phẩm trước hết đòi hỏi các em cần phải biết đọc đúng, đọc to, lưu loát và nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm đó. Vì khi đọc đúng, các em sẽ phát âm chính xác các từ ngữ, biết ngắt nghỉ giọng đúng chỗ trong từng câu, từng đoạn để giúp người nghe hiểu đúng nghĩa các từ ngữ cũng như các câu văn của bài đọc; Còn khi các em nắm được nội dung, ý nghĩa bài đọc sẽ giúp các em biết nhấn giọng các từ ngữ biểu cảm và tự xác định được giọng đọc phù hợp cho từng đoạn hay cả bài đọc đó. Hơn nữa, có hiểu thấu đáo nội dung và ý nghĩa của bài đọc thì các em mới có những cảm xúc thực để truyền đạt được những tâm tư tình cảm hay ý đồ của tác giả được ẩn chứa trong từng câu, từng chữ của bài đọc đến với người nghe. Vì thế, đây là một yếu tố rất quan trọng, là cơ sở ban đầu của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho các em. + Việc giúp các em luyện đọc đúng, đọc to và lưu loát tôi thực hiện chủ yếu ở bước luyện đọc. Trong quá trình đọc, tôi thường gọi các em thuộc đối tượng 1 và 2 đọc trước; sau đó yêu cầu các em tiếp tục giúp đỡ, kèm cặp các bạn đọc còn chậm, chưa lưu loát tiến đến đọc đúng và lưu loát hơn. + Việc giúp các em nắm nội dung, ý nghĩa của bài đọc được tiến hành chủ yếu ở bước tìm hiểu bài. Sau khi hướng dẫn các em khai thác nội dung các câu hỏi trong 4
  5. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm: Mét sè kinh nghiÖm rÌn kÜ n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5. sách giáo khoa, tôi đã nêu thêm một vài câu hỏi mở để giúp các em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của bài đọc đó. 2.2. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm Đọc diễn cảm (còn gọi là đọc hay) là một hình thức bộc lộ cảm thụ văn bản. Qua đọc diễn cảm, người giáo viên sẽ đo được mức độ cảm thụ của học sinh. Vì thế có thể nói: “Đọc diễn cảm là một kĩ xảo của quá trình đọc.” Luyện đọc diễn cảm cho học sinh tức là hướng dẫn cho các em khi đọc biết cách thể hiện ngữ điệu, trường độ, cao độ qua giọng đọc của mình. Muốn thể hiện tốt giọng đọc diễn cảm cho một bài đọc hay một đoạn trong bài đọc thì người giáo viên cần căn cứ vào nội dung, phong cách bài đọc để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm ra cách đọc và tập thể hiện bằng giọng đọc của chính mình. Thông thường, ở lớp 4 và 5, bước đọc diễn cảm được thực hiện sau bước tìm hiểu bài và không đòi hỏi học sinh phải thực hiện đọc cả bài mà chỉ yêu cầu đọc diễn cảm 1- 2 đoạn trong bài đọc. Vì thế, sau khi các em tìm hiểu bài xong, tôi đã tiến hành luyện đọc diễn cảm cho các em theo quy trình : + Đọc nối tiếp từng đoạn trong bài. + Giới thiệu đoạn đọc diễn cảm (thường là những đoạn tiêu biểu và khó đọc nhất trong bài đọc). + Đọc mẫu (giáo viên hoặc học sinh giỏi, khá) + Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc phù hợp cho đoạn trên. + Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. + Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp. Với quy trình trên, tôi thường giao việc cụ thể cho từng đối tượng HS như sau : - Với các em thuộc đối tượng 1 (những HS đọc hay) : Tự đọc để phát hiện cách đọc; nêu giọng đọc phù hợp nhất và tiến hành đọc diễn cảm đoạn đó. - Với các em thuộc đối tượng 2 (những HS đọc đúng) : Nêu chỗ ngắt nghỉ giọng cho câu văn (đặc biệt trong câu văn dài) hay nhịp điệu của dòng thơ, câu thơ ; nêu các từ ngữ cần nhấn giọng để bước đầu biết đọc diễn cảm. - Với các em thuộc đối tượng 3 (những HS đọc chưa lưu loát, còn chậm) : Đọc đúng các từ ngữ thường phát âm sai, nêu được một số từ ngữ cần nhấn giọng để luyện 5