Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm “Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức” ở trường phổ thông cơ sở

doc 20 trang sangkien 05/09/2022 9061
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm “Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức” ở trường phổ thông cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm “Giáo dục học sinh cá biệt về đạo đức” ở trường phổ thông cơ sở

  1. Sáng kiến kinh nghiệm PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠNH HÓA TRƯỜNG THCS THUẬN BÌNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài : MỘT SỐ KINH NGHIỆM “ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ. Giáo viên: CAO NGUYÊN KIỀU DIỄM Năm học: 2016-2017 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm MỘT SỐ KINH NGHIỆM “GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT VỀ ĐẠO ĐỨC” Ở TRƯỜNG THCS I/- ĐẶT VẤN ĐỀ : Giáo dục là một khoa học và là một nghệ thuật. Quá trình giáo dục đòi hỏi phải có một thời gian lâu dài, bền bỉ, không giới hạn. Ngoài sự tác động của mọi yếu tố xung quanh thì người học cần phải có quá trình tự giáo dục. Trên cương vị là nhà giáo, chúng ta được xã hội giao cho một trọng trách rất lớn là đào tạo một thế hệ tương lai có đủ Tài, đủ Đức, đảm bảo yếu tố con người cho sự phát triển lâu dài của đất nước và là nền tảng để đưa đất nước phát triển.Là một nhà giáo chúng ta phải có tầm hiểu biết sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực thì mới có thể giáo dục học sinh một cách toàn diện, tạo ra những con người có ích cho xã hội. Trong đó việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong thời đại hiện nay và là vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn không chỉ riêng mỗi giáo viên mà nó còn là một khó khăn cho cả ngành giáo dục. 1. Lý do chọn đề tài: Những năm gần đây, đất nước ta bước vào thời kì mở cửa hội nhập, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Nhưng trong xã hội hiện nay còn tồn tại nhiều hiện tượng tiêu cực, nhiều tệ nạn xã hội như : cờ bạc, rượu chè, ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực, đã khiến cho nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng gặp không ít khó khăn trong việc giáo dục học sinh. Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, học sinh ở lứa tuổi THCS là một lứa tuổi rất dễ đua đòi, dễ học theo người khác và rất dễ bị sa ngã. Điều đó không chỉ do sự tác động của môi trường bên ngoài mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố mà một trong những yếu tố quan trọng là tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS. 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Bởi vì có nhiều giáo viên đảm nhiệm việc giáo dục học sinh bậc THCS cho rằng, lâu nay các nhà giáo dục mới chỉ quan tâm học sinh vào lớp một và khi học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THPT, chưa quan tâm khi học sinh bước vào bậc THCS. Họ chưa thấy được rằng đây mới là quãng thời gian vô cùng quan trọng khi trẻ có những chuyển biến phức tạp về tâm sinh lý. Lứa tuổi học sinh THCS được đánh giá là lứa tuổi có nhiều đột phá, biến chuyển tâm sinh lý khá mạnh mẽ, nó được biểu hiện một cách tập trung nổi bật giữa cái tốt và cái xấu; khi thì mạnh mẽ can trường, khi thì đua đòi, tò mò bắt chước cái tốt lẫn cái xấu, Đây là thời kỳ phát triển phong phú, đa dạng, phức tạp nhưng vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển, hình thành nhân cách và trí tuệ của mỗi cá nhân. Đây là độ tuổi chịu sự tác động mạnh của xã hội, gia đình và nhà trường mà đặc điểm nổi bật là tiếp nhận nhanh cái tốt và cái xấu, phản kháng yếu ớt trước sự tấn công của kẻ xấu nhất là những kẻ xấu mang bộ mặt lương thiện. 2. Mục đích đề tài: Tôi nghĩ rằng, là giáo viên ai cũng mong ước đem lại những hạnh phúc đơn sơ cho các em, những nụ cười và đôi mắt sáng sung sướng khi trẻ nhận được những thành tích trong học tập và mong ước sự nghiệp giáo dục của mình ngày một tốt đẹp hơn. Để thực hiện được mong ước đó, gia đình, nhà trường và xã hội phải phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng làm tốt công tác giáo dục học sinh nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục học sinh hư, học sinh cá biệt trong nhà trường. Trong nhiều năm qua, không ít lần tôi đã băn khoăn, trăn trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục “ học sinh cá biệt về đạo đức”. Sau đây tôi sẽ trình bày một số kinh nghiệm nhỏ của mình trong việc giáo dục học sinh cá biệt với mong muốn các em sẽ trở thành những người con ngoan, trò giỏi, có ích cho gia đình và cho xã hội. 3.Lịch sử đề tài: Hướng dẫn các em học tốt và phát huy tính tự giác nhận thức của học sinh, biết ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Xuất phát từ các khái niệm đạo đức, pháp 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm luật để hình thành tình cảm, hành vi đạo đức của học sinh . Thông qua những ứng xử hằng ngày trong nhà trường. 4. Phạm vi đề tài: Đối tượng là học sinh tại trường các khối lớp 6,7,8,9. II/- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Thực trạng đề tài a. Cơ sở lý luận Lứa tuổi 12 đến 15, nhiều học sinh đã bắt đầu dậy thì và có những diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó chương trình học kín mít, giáo viên thì hầu hết chỉ lo việc dạy kiến thức, cha mẹ thì có nhiều lý do để bận, và đến một lúc nào đó nhìn lại thì thấy rằng các em đã có những biểu hiện tiêu cực. Có em thì trở nên lười biếng ở tất cả các môn học hoặc một vài môn học nào đó, thường lơ đãng trong giờ học, không chịu nghe thầy cô giảng bài, kiểm tra, thi cử thì quay cóp hoặc nhờ người khác làm hộ Có em lại không chấp hành nội quy, không tham gia phong trào, thường xuyên đi học trễ, lừa dối cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thậm chí còn cúp tiết tụ tập, la cà ở các hàng quán, gây gỗ và đánh nhau Những biểu hiện đó là những biểu hiện chung nhất của những em “ học sinh cá biệt”. Ngoài ra, điều dễ nhận thấy nhất ở học sinh cá biệt là cách nói năng, đi đứng, ăn mặc, hành động rất khác thường ở các em và những em này thường luôn tạo sự chú ý đối với người khác. Và vì thế là một giáo viên, chúng ta phải quan tâm đến những biểu hiện của học sinh để giáo dục kịp thời nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến phong trào thi đua của nhà trường, trật tự trị an xã hội, hạnh phúc gia đình và nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tương lai tươi đẹp của chính bản thân các em. b. Cơ sở thực tiễn : * Sự tác động của môi trường đối với học sinh THCS : - Môi trường gia đình : 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Môi trường gia đình bao gồm các giá trị văn hóa mà cộng đồng gia đình góp sức tạo lập, xây dựng, giữ gìn và phát triển tạo nên không gian sống riêng để tiếp nhận hoặc từ chối các tác động xã hội. Môi trường văn hóa gia đình có tính bền vững và kế thừa. Môi trường gia đình góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Môi trường gia đình tốt, có văn hóa, cha mẹ biết quan tâm, thương yêu con cái một cách đúng mức thì sẽ tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh cho các em. Môi trường gia đình không bền vững, ẩn chứa nhiều yếu tố tiêu cực tất yếu dẫn đến nhận thức sai lầm, góp sức tạo ra những tính cách xấu, thiếu sức đề kháng đối với tác động xấu của xã hội và nhà trường. Cụ thể là những gia đình nào tạo ra bầu không khí phi đạo đức, thiếu lành mạnh như cha mẹ li hôn, vợ chồng mâu thuẫn với nhau, gia đình có người nghiện ngập ma túy, rượu chè, cờ bạc thường đối xử thô bạo với các em thì tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy, vi phạm đạo đức là rất cao. Bởi vì nếu các em sống trong một gia đình bất ổn như thế thì các em sẽ cảm thấy mình ít được quan tâm, ít được giáo dục, các em sẽ cảm thấy mình mất đi chỗ dựa từ phía gia đình nên hư hỏng, sống bất cần, phó mặc cho cuộc sống, dẫn đến các em dễ sa ngã, không làm chủ được bản thân. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, do địa bàn dân cư, đại bộ phận dân cư sống bằng nghề nông và chài lưới, có những gia đình vì cuộc sống quá khó khăn, thiếu thốn kinh tế nên các em phải lo toan cuộc sống bằng cách phụ bố mẹ làm một công việc gì đó để kiếm tiền, các em không có điều kiện để học tập sa sút dẫn đến chán nản lười học. Mặt khác, do một số gia đình có điều kiện, kinh tế gia đình khá giả, cha mẹ chỉ biết làm ăn kiếm tiền, ít quan tâm đến việc giáo dục con cái mà chỉ bỏ tiền ra chiều theo nhu cầu không chính đáng của con cái. Chính vì sự nuông chiều quá mức của cha mẹ, chỉ biết làm cho các em thỏa mãn những tính hiếu kỳ, những ước muốn kỳ quặc sẽ làm nảy sinh ở các em tính e ngại lao động. Từ việc cha mẹ thiếu quan tâm, kiểm 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm tra, đôn đốc, nhắc nhở, động viên các em trong học tập và vui chơi đã làm cho các em không rèn luyện được thói quen trong học tập, sinh hoạt tập thể. Điều đó đã vô tình tạo cho các em tính lười biếng, không chịu rèn luyện và dẫn đến có nhiều thói hư tật xấu. Đặc biệt hơn cả là có những gia đình phó thác hẳn việc giáo dục con cái cho thầy cô giáo, cho nhà trường. Họ cứ cho rằng đó là trách nhiệm của các thầy cô giáo nên khi xảy ra vụ việc gì họ đều đỗ lỗi cho nhà trường, đỗ lỗi cho giáo viên mà không nhận trách nhiệm về phía mình. Từ đó việc giáo dục học sinh càng thêm lỏng lẻo, gia đình thiếu biện pháp giáo dục, thiếu kết hợp với nhà trường, với các lực lượng giáo dục khác thì những việc làm xấu sẽ lôi cuốn các em vào việc chơi bời, không chăm lo học tập. - Môi trường nhà trường : Môi trường nhà trường tác động đến học sinh THCS rất phong phú. Môi trường nhà trường trong hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh THCS phải được xem là chủ yếu có tính quyết định trên các phương diện hình thành nhân sinh quan, thế giới quan. Nó là một nhân tố mạnh mẽ tạo nên nhân phẩm, đạo đức của các em. Việc giáo dục, hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức cho học sinh THCS là sự thống nhất hữu cơ giữa dạy chữ và dạy người. Giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách là hệ thống biện pháp đồng bộ từ truyền thụ kiến thức bộ môn đến các hoạt động giảng dạy và quản lý giáo dục trong nhà trường. Do đó không ai có thể thay thế nhà trường trong việc hình thành năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tư duy, quá trình tích lũy tri thức, hình thành các phẩm chất, nhân cách làm người cho học sinh. Ngoài gia đình và xã hội, nhà trường là nhân tố quan trọng tác động mạnh đến hướng đi, thắp sáng tương lai cho các em bước vào đời. Vì thế nhà trường không những bồi bổ cho các em về kiến thức sách vở mà cần phải trang bị được kỹ năng sống cho các em. 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Cụ thể là trong một lớp học có sỉ số quá đông cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến việc học của trẻ. Nếu lớp học quá đông giáo viên không thể quan tâm sâu sắc đến từng em, không thể kiểm tra, đôn đốc việc học tập cho từng em. Mà kinh nghiệm cho thấy nếu giáo viên hằng ngày không quan tâm đến các em, không thường xuyên kiểm tra bài cũ, bài tập về nhà của các em thì các em rất dễ lơ là việc học tập và các em sẽ thường xuyên không làm bài, không học bài, dẫn đến việc học tập ngày càng sa sút, kiến thức cơ bản bị hỏng làm cho các em chán nản việc học hành. Và như thế các em bỏ bê luôn cả việc học, xem việc học như là một gánh nặng của bản thân. Từ đó các em sẽ dễ bị sa ngã theo những bạn xấu, nhất là những bạn học sinh cá biệt cùng lớp. Vì thế lớp học có nhiều học sinh cá biệt cũng là môi trường không tốt đối với trẻ. Còn đối với học sinh cá biệt thì chỗ ngồi cũng ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Một học sinh cá biệt ngồi xa tầm quan sát của giáo viên thì giáo viên ít có điều kiện theo dõi những hành động quậy phá, nói chuyện hoặc lơ đãng việc học của học sinh. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh cũng là một yếu tố quyết định. Nếu thầy cô quan tâm sâu sát học sinh, nắm vững tâm lý học sinh thì sẽ dễ dàng giáo dục các em. Ngược lại, nếu thầy cô không tìm hiểu các em, có những thành kiến nghiêm khắc đối với các em thì sẽ làm cho trẻ chán nản, không thích học. Vì thế giáo viên cần tránh đối xử thô bạo, trách móc các em và phải tôn trọng các em. Nhà trường là một lực lượng giáo dục rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của học sinh. Trên thực tế hiện nay, các hoạt động, phong trào trong nhà trường ( trừ hoạt động giảng dạy ) nhìn chung vẫn còn chưa phong phú, mang tính hình thức. Các phong trào chưa lôi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng học sinh tham gia. Bên cạnh đó, những buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp hay họp phụ huynh vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi sâu giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhất là những buổi họp phụ huynh diễn ra một năm chỉ một đến hai lần, 7