Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc Lớp 4-5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc Lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_de_day_tot_ke_chuye.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc Lớp 4-5
- Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4 – 5 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận Trong chương trình tiểu học mới, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng. Bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu của nó là rèn các kĩ năng cơ bản nghe - nói - đọc - viết thành thạo tiếng mẹ đẻ mà nó còn cung cấp và trang bị thêm cho các em những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người Việt Nam và nước ngoài và hình thành những phẩm chất, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiều phân môn khác nhau, trong đó phân môn kể chuyện là một phân môn có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt tiểu học. Nó bồi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe, nói và khả năng giao tiếp cho trẻ. Mặt khác, nó còn hình thành ở trẻ những phẩm chất như: “có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, yêu quý anh chị em, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi, giúp đỡ bạn bè, yêu các em nhỏ, yêu lao động, có kỉ luật, có nếp sống văn hoá, có thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh, yêu quê hương đất nước”. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 -5, phân môn kể chuyện có ba kiểu bài chính. Điều này đã làm phong phú cho cả hình thức và nội dung Kể chuyện. Sự đa dạng về nội dung trong mỗi tiết Kể chuyện đã giúp cho trẻ rèn luyện khả năng ghi nhớ, tái tạo văn bản, óc tưởng tượng, khả năng tư duy lô gic, , rèn kĩ năng nói, kể chuyện trước đám đông một cách tự nhiên, thành thạo, đầy sáng tạo và tự tin. Ba kiểu bài của Kể chuyện lớp 4 – 5 đó là: Kể lại câu chuyện vừa nghe thầy, cô kể trên lớp; Kể chuyện đã nghe, đã đọc; Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia. Ba kiểu bài này được dạy xuyên suốt, đan xen trong cả chương trình Tiếng Việt lớp 4 - 5. Mỗi kiểu bài có một nhiệm vụ và đặc điểm riêng trong việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh. Ở trong đó, kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc bên cạnh mục đích chung rèn luyện kĩ năng nghe - nói cho học sinh, kiểu bài này có một mục đích khác là kích thích học sinh ham đọc sách báo, sưu tầm sách báo trong đời sống hàng ngày, mở rộng cánh cửa nhà trường, làm cho đời sống văn học trong nhà trường gắn bó với đời sống văn học ngoài xã hội, cao hơn nữa, đó là thúc đẩy và gây dựng ban đầu về văn hoá đọc cho thế hệ trẻ 1.2. Cơ sở thực tế Thực tế, trong mấy năm qua triển khai Chương trình Tiếng Việt mới ở trường tiểu học, trong giờ Kể chuyện lớp 4 -5, giáo viên khi dạy kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, các thầy cô cho là khó dạy vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố học sinh. Do vậy, kiểu bài này bị “chìm” hoặc bị xem nhẹ trong giờ Kể chuyện. Khi hội giảng hay lên lớp chuyên đề, thì thầy cô sợ nhất dạy phải tiết kể chuyện này vì đó là hình thức mới. Và ngay cả học sinh cũng sợ tiết học này vì phải chuẩn bị “dài hơi” hơn. Mà thầy có dạy chỉ dạy cho có lệ, lúng túng, chưa kích thích học sinh sưu tầm và tìm đọc sách báo, chưa biết giúp học sinh hồi tưởng, và tái tạo lại những truyện học sinh đã đọc, đã nghe hay những sự việc đã chứng kiến hay đã làm. Một việc làm khó cho cả thầy và trò. - 1 -
- Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4 – 5 Mặt khác, về mặt nội dung nhiều đề tài kể chuyện trong sách giáo khoa còn khó với học sinh ở nông thôn. Bên cạnh đó cách thức huy động học sinh tìm nguồn sách, báo, truyện để đọc, hay để nghe còn nhiều bất cập. Trong khi đó xung quanh các em, người lớn chúng ta đọc rất ít, kể chuyện cho con cháu nghe lại càng rất hiếm, phong trào đọc sách đang bị mờ nhạt, không tạo hứng thú, khơi gợi cho trẻ ham mê đọc sách. Rồi ngay cả khả năng diễn đạt, ngôn ngữ của các em trong giờ Kể chuyện còn hạn chế. Nhưng không lẽ vì thế mà thầy chỉ dạy cho chiếu lệ, làm mất đi ý đồ của nhà soạn sách, mục tiêu nhiệm vụ môn học đề ra, làm thiệt thòi lớn đến nhu cầu đọc - kể cho các em. Xuất phát từ thực tế, bất cập như trên, cần phải nâng cao chất lượng dạy và học, làm chủ sách giáo khoa, làm chủ phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện, qua những năm giảng dạy lớp 4 – 5 vừa qua, đến nay tôi đã có một số kinh nghiệm về dạy kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, vì vậy tôi xin trao đổi với các bạn đồng nghiệp về đề tài: “Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4 – 5”. 2. Đối tượng, mục đích, phương pháp nghiên cứu: 2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nội dung, chương trình, sgk Tiếng Việt lớp 4 và 5. - Kiểu bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Học sinh nông thôn lớp 4 -5 2. Mục đích nghiên cứu: - Nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Kể chuyện. - Tìm ra phương pháp dạy học, cách thức tổ chức các hoạt động phù hợp, tháo gỡ một số vướng mắc khi dạy kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc ở lớp 4 – 5. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập tài liêu: khảo sát sgk, tài liệu giảng dạy thay sách, chuyên san, tạp chí, - Điều tra thực tế: Tìm hiểu khả năng đọc sách báo ở nhà và ở trường của học sinh. Khảo sát khả năng kể chuyện của học sinh, dự giờ đồng nghiệp tiết dạy kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc, so sánh, phân tích, đối chiếu tìm ra cách dạy tốt hơn. - Dạy thực nghiệm: thông qua các buổi lên lớp chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn của tổ. - 2 -
- Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4 – 5 PHẦN THỨ HAI: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NỘI DUNG DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 4 - 5 1.1. Nội dung 1.1.1. Cấu trúc chương trình Kể chuyện lớp 4 -5 Phân môn Kể chuyện, cả năm học có 35 tuần thực học, trong đó có 4 tuần dành cho Ôn tập - Kiểm tra định kì cho nên số tiết chỉ còn 31 tiết. Cụ thể phân bố như sau: SỐ TIẾT Tổng số tiết Stt Kiểu bài Lớp 4 Lớp 5 cả 2 năm học 1 Kể lại câu chuyện vừa nghe 11 10 21 tiết thầy, cô kể trên lớp. 2 Kể chuyện đã nghe, đã đọc 12 11 23 tiết 3 Kể chuyện đã được chứng 8 10 18 tiết kiến hoặc tham gia Tổng số tiết cả năm 31 31 62 tiết Ba kiểu bài trên thường được dạy đan xen nhau trong mỗi đơn vị học. Nội dung bài kể chuyện xoay quanh chủ điểm đơn vị học đang học, điều này thể hiện được tính tích hợp của các môn học trong một đơn vị học. Nó giúp học sinh dễ dàng học và học một cách có hệ thống hơn. Ở lớp 4, kiểu bài Kể chuyện đã được chứng kiến hoặc tham gia được học ít tiết hơn, vì kiểu bài này còn mới lạ và khó với HS nên ngay học kì I, HS lớp 4 chỉ học 3 tiết kiểu bài này. Còn ở lớp 5, cả 3 kiểu bài trên phân bố đồng đều hơn. 1.1.2. So sánh về mức độ khó của 3 kiểu bài Kể chuyện ở lớp 4 – 5 Kể lại câu chuyện Kể chuyện đã nghe, Kể chuyện đã được chứng vừa nghe thầy, cô đã đọc (Kiểu 2) kiến hoặc tham gia (Kiểu 3) kể trên lớp (Kiểu 1) Nội HS nghe thầy cô kể HS phải tự đọc, tự HS quan sát cuộc sống xung dung chuyện, kết hợp tìm truyện trong quanh, cuộc sống của chính quan sát tranh minh sách báo hoặc trong mình, phải tự tạo một câu hoạ rồi kể lại. đời sống hàng ngày chuyện người thật việc thật Truyện không in (nghe người thân để kể lại trong sgk hoặc ai đó kể) để kể lại. Mục Rèn cho HS kĩ Rèn cho HS kĩ Rèn cho HS kĩ năng nói và đích năng nói và nghe. năng nói và nghe. nghe, thói quen quan sát ghi Kích thích HS ham nhớ những sự việc diễn ra đọc sách trong đời sống. Mức chỉ cần ghi nhớ lời HS tự tìm được câu Dựa trên sự việc đã biết độ yêu kể của GV và kể lại chuyện trong sách trong cuộc sống, HS phải cầu báo hoặc nghe ai tạo được câu chuyện của đó kể và kể lại mình và kể lại. - 3 -
- Một số kinh nghiệm để dạy tốt Kể chuyện đã nghe, đã đọc lớp 4 – 5 Qua bảng sánh trên có thể kết luận: kiểu bài 2 khó hơn kiểu bài 1 và dễ hơn kiểu bài 3 về nội dung và mức độ yêu cầu. Tuy nhiên, nếu HS mà tìm được câu chuyện để kể thì kiểu bài 2, nhiều HS có cơ hội thành công hơn kiểu bài 1 vì các em được chuẩn bị trong cả tuần, Chuyện em đó kể là chuyện của em chọn nên em rất hứng thú, chủ động và tự tin khi tham gia kể hơn là chuyện mà em chỉ nghe cô thầy kể trong 1- 3 lần rồi kể lại. 1.1.3. Đặc điểm về kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc -Trong tiết học này các em phải kể lại câu chuyện trong sách báo hoặc trong đời sống hàng ngày.Trong chương trình cũ, kiểu bài này nằm trong phân môn Tập làm văn, nay được chuyển sang phân môn Kể chuyện để thực sự rèn khả năng nói cho HS. - GV không phải kể cho HS nghe mà chỉ nghe HS kể chuyện hay hướng dẫn các em trao đổi vắn tắt về cách kể chuyện và ý nghĩa câu chuyện. - Giờ kể chuyện ở tiết này thực sự dành cho HS làm chủ. GV chỉ có vai trò điều hành, hướng dẫn nhận xét nhưng thực sự lại khó với GV bởi vì nhiều tình huống bất ngờ xảy ra, nhiều khi khó thành công. 1.1.4. Cấu trúc của bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trong sgk Tiếng Việt 4 – 5. - Bài học này thường được nằm ở tiết kể chuyện thứ 2 trong một chủ điểm học tập. - Đề bài với nội dung là những câu chuyện mà HS phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc trong đời sống hằng ngày (nghe ai đó kể). - Nội dung yêu cầu của đề bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc thường bám sát vào chủ điểm của đơn vị mà học sinh đang học. Chẳng hạn ở Tiếng Việt 5, tuần 5, trong chủ điểm “Cánh chim hoà bình” thì các em Kể chuyện theo đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh. - Để giúp cho HS dễ thực hiện đề bài, sgk sau mỗi đề bài thường đưa ra từ 2 đến 4 gợi ý. Cụ thể là: + Gợi ý 1: Nội dung + Gợi ý 2: Nguồn tìm truyện + Gợi ý 3: Hướng dẫn cách kể chuyện + Gợi ý 4: Thảo luận 1.1.5. Nhận xét về các gợi ý trong kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc ở sgk Tiếng Việt 4 và 5 Nhìn chung các gợi ý ở mỗi bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc trong sgk đều rõ ràng và tường minh. Các gợi ý này được sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằm định hướng và cụ thể hoá những việc sẽ làm của HS, giúp các em thực hiện tốt yêu cầu của đề bài. - Gợi ý 1 thường giải thích, làm rõ và cụ thể hoá yêu cầu của đề bài. Ở Gợi ý này, sgk cụ thể những nội dung nhỏ minh hoạ cho chủ đề, giúp cho HS chọn chuyện sẽ kể đúng và trúng hơn. Hơn nữa, sgk còn làm rõ một khái niệm hay một từ nào đó ở đề bài chẳng hạn như ở Tuần 6 - Lớp 4 – sgk đã giải thích thế nào là tự trọng hay ở Tuần 33 - Lớp 4 – thì đưa ra các ví dụ về tinh thần lạc quan, yêu đời. Nhưng phần lớn và chủ yếu Sgk thường đưa ra tên các câu chuyện minh hoạ có trong chương trình tiểu học mà học sinh đã được học. Những câu chuyện mà sgk nêu ra phần nào cũng đã góp - 4 -