Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi

doc 15 trang sangkien 31/08/2022 6920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_day_hoc_tich_hop_tr.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm dạy học tích hợp trong môn Thể dục thông qua trò chơi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THỦ ĐỨC TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN THỂ DỤC THÔNG QUA TRÒ CHƠI GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HOÀNG DIỆU TỔ CHUYÊN MÔN: KỸ THUẬT NĂM HỌC 2014 - 2015
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Hoàng Diệu A/LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe, hoàn thiện thể chất, rèn luyện nhân cách và trang bị những kĩ năng cần thiết cho mổi cá nhân trong cuộc sống. Do đó nhiều nhà sư phạm rất quan tâm đến giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ và xếp giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ trong hệ thống giáo dục và đào tạo ở nhà trường phổ thông. Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực, giúp các em có thể học tốt các môn học khác - Thực hiện chủ đề năm học 2014-2015 “Xây dựng trường học tiên tiến, hiện đại; thực sự là một trung tâm văn hóa, giáo dục. Gắn giáo dục tri thức, dạo đức với giáo dục thể chất, giáo dục truyền thống văn hóa; rèn luyện con người về lí tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống”. thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, nhằm phát triển năng khiếu, tư duy và phẩm chất học sinh - Qua quá trình giảng dạy trực tiếp trên lớp tôi có nảy sinh ra sáng kiến “MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG MÔN THỂ DỤC THÔNG QUA TRÒ CHƠI”. 1.Lí luận: - ”Học đi đôi với hành”đó là nguyên lí đúng đắn trong mục tiêu đào tạo con người mới, phải có đầy đủ năng lực, trí tuệ, có phẩm chất đạo đức lớn cũng như lời dạy của Bác. - Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước và có tập thể dục thường xuyên thì khí huyết lưu thông,tinh thần đầy đủ,cơ bắp nở nang rắn rỏi,sức khỏe được bồi bổ.Có tập thể dục mới thấy minh mẫn yêu đời, yêu cuộc sống, hoạt bát nhanh nhẹn. Tập thể dục là bổn phận của mỗi người yêu nước vì ”Mỗi người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khỏe, tập thể dục là để phát triển nòi giống”. - Nhiệm vụ đào tạo những con người mới là niềm vinh quang của mỗi giáo viên. Nhưng đào tạo thế nào để tạo ra những nhân tài có đầy đủ về thể chất và trí tuệ cho đất nước đó là những trăn trở của những người giáo viên thể chất, trăn trở tìm tòi mọi cách để đạt được mục đích cao. Như lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác ”Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi người dân mạnh khỏe là cả nước mạnh khỏe”. “Vậy nên tập luyện thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ vậy là có sức khỏe. Tôi mong đồng bào ta ai cũng tập thể dục tự tôi ngày nào cũng tập.” Trích lời kêu gọi của Bác 27/03/1946 Trang 1
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Hoàng Diệu - Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu giáo dục thể chất trong nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục tieeucuar sự nghiệp Giáo Dục và Đào Tạo “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bòi dưỡng nhân tài” giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng có dũng khí kiên cường để kế túc sự nghiệp cách mạng của đảng một cách đắc lực và sống một cuộc sống vui tươi lành mạnh. Có nghĩa là dạy thể dục để giúp cho con người khỏe về thể chất lẫn tinh thần, coa khã năng lao động trí óc, lao động chân tay, sán tạo trong sản xuất, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, muốn đạt được mục đích giáo dục thể chất thì cần làm cho môn thể dục trở thành môn yêu thích của học sinh. 2.Thực tiễn: - Là giáo viên thể dục, tôi luôn mong muốn cho học sinh được thoải mái trong giờ học của mình. Các em được luyện tập với tinh thần sảng khoái và hưng phấn thì sẽ đạt được hiệu quả cao nhất. Và điều mà ai cũng hiểu là ở tuổi này các em rất thích được vui chơi, thích tìm tòi, trải nghiêm và thể hiện. Vậy làm thế nào để các em vừa được chơi, vừa được học, vừa có được những trải nghiệm, vừa có điều kiện thể hiện bản thân? Tại sao chúng ta không tạo cơ hội cho các em qua giờ dạy của mình? Hãy cho các em được vui chơi, được tìm tòi, được trải nghiệm và thể hiện mà vẫn đảm bảo được mục đích yêu cầu của giờ dạy. - Qua kinh nghiệm giảng dạy và kết quả đạt được của học sinh,tôi mạnh dạn nêu ra nhữnh kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong giảng dạy môn thể dục qua đề tài “Vận dụng dạy học tích hợp trong môn thể dục thông qua trò chơi” để các đồng nghiệp cùng tham khảo. B/ NỘI DUNG THỰC HIỆN: I/ Thuận lợi: - Được sự quan tâm của BGH nhà trường cũng như trang thiết bị dụng cụ tập luyện tương đối đầy đủ. - Nội dung sách có hệ thống, hình mẫu kĩ thuật đầy đủ. - Chuẩn kiến thức kĩ năng do bộ giáo dục ban hình kịp thời và phù hợp hơn với chương trình và tình hình thực tế. - Đa số học sinh chăm chỉ tập luyện theo hướng dẫn của giáo viên. - Bản thân giáo viên luôn tìm tòi học hỏi và trao dồi chuyên môn. - Được ban giám hiệu tạo điều kiện giúp đỡ để thực hiện thành công khâu chuẩn bị ban đầu. II/ Khó khăn: - Một số em còn chưa quan tâm đến việc tập luyện thể dục thể thao vì nhiều lí do. Trang 2
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Hoàng Diệu - Nhiều phụ huynh chạy theo thành tích ép con phải học thêm nhiều môn nên học sinh không có thời gian tập luyện. - Thể lực các em trong lớp đôi khi có sự chênh lệch quá lớn, nhiều em béo phì trong khi nhiều bạn lại suy dinh dưỡng. III/Phương pháp thực hiện: 1.Nghiên cứu chương trình: -Trong các buổi học không phải buổi nào học sinh cũng thực hiện tốt bài học theo đúng với yêu cầu mà giáo viên đưa ra cũng như không phải lúc nào tinh thần các em cũng hưng phấn. - Phương pháp trò chơi trong giáo dục thể chất là rất quan trọng để kích thích tạo sự hứng thú cho các em. Nếu tổ chức được những trò chơi hay, hấp dẫn đươc các em thì sẽ thành công. Tuy nhiên nếu biết cách phối hợp và chịu khó hơn nữa thì qua trò chơi chúng ta còn giáo dục được các em cả về “đức” “trí” “thể” “mỹ”. 2 Tìm hiểu đối tượng: - Từ đầu năm,khi nhận lớp giáo viên bộ môn kết hợp với gíáo viên chủ nhiệm điều tra đối tượng học sinh qua đó đề nghị giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở các em đi học đều đặn đúng giờ quy định tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn tách từng trường hợp học sinh để không làm gián đoạn tiết dạy của giáo viên. 3.Vạch kế hoạch chỉ tiêu cho môn học: - Dựa vào chỉ tiêu của trường mà kế hoạch môn thể dục như sau: +Điểm trên trung bình đạt trên 80%. +Không có học sinh yếu kém. 4.Biện pháp cụ thể cho tiết dạy: - Vì trong môn thể dục đối với học sinh lớp 8 thường lồng ghép nhiều nội dung trong một tiết dạy nên đối với giáo viên cần: + Giáo viên cần nghiên cứu bài học ít nhất là một tuần để đủ thời gian chuẩn bị và cách bố trí tiết học sau cho phù hợp, đồng thời yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ, trang bị giầy đầy đủ, giáo viên luôn chú trọng nhắc nhở học sinh từ tiết học trước. + Giáo viên chuẩn bị trước những đồ dùng cho trò chơi, giáo cụ trực quan sinh động, màu sắc tươi sáng. + Trong mổi nội dung lồng ghép trong trò chơi giáo viên cần nghiên cứu kĩ, đảm bảo không sai kiến thức và quan điểm giáo dục, quan trọng nhất là phải nêu được ý nghĩa trò chơi trong nội dung lồng ghép. + Giáo viên phải làm mẫu động tác cho học sinh quan sát nhiều lần . + Giáo viên cần theo dõi kĩ từng cá nhân học sinh để kịp thời điều chỉnh cho đúng kĩ thuật tránh tình trạng các em không tập mà đứng chơi hoặc chọc ghẹo bạn bè. Trang 3
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Hoàng Diệu + Để tránh tình trạng nói trên giáo viên cần cho từng hàng, từng nhóm học sinh thực hiện. Nhưng cũng có thể thay đổi cách tập luyện trên bằng cách cho học sinh chơi trò chơi như: Bật xa tiếp sức hay lò cò tiếp sức để tránh sự nhàm chán trong tiết dạy cũng như giúp học sinh có tinh thần đoàn kết, tích cực hăng say trong tập luyện. + Những học sinh chăm chỉ tập luyện, thực hiện đúng sẽ được biểu dương trước lớp, những học sinh lười biếng sẽ bị phê bình nhắc nhở và sẽ bị phạt nếu đùa nghịch, chọc ghẹo các bạn trong giờ học. + Trong khi áp dụng phương pháp tập luyện này cần phải kết hợp giữa 2 nội dung cho phù hợp với lượng vận động của học sinh. 5.Vận dụng phương pháp trò chơi lồng ghép nội dung tích hợp trong các tiết dạy. Mỗi tiết học trong môn thể dục nói chung và nội dung trò chơi nói riêng tôi đều vận dụng phương pháp cho phù hợp với từng tiết dạy. Tuỳ theo từng buổi tập giáo viên có thể đưa ra từng trò chơi sao cho phù hợp với nhận thức và lượng vận động vừa với các em. Dưới đây là một số trò chơi tôi áp dụng trong giờ dạy cảu mình. a. Một số phân môn có thể lồng ghép tích hợp trong trò chơi. STT Môn Nội dung tích hợp Trò chơi Ghi chú Đếm nhịp tim, tính độ Ai nhanh Đo đếm nhịp biến thiên nhịp tim, tính nhất, ai bật tim, chỉ số một số chỉ số cơ bản như xa hơn, BMI dùng để 1 Toán BMI, tính thành tích bật phóng theo dỏi sự cao, bật xa, chạy 60m bước phát triển thể lực học sinh Đếm nhịp thở, trồng cây Em đi trồng xanh, hiện tượng đau sốc, rừng, chạy 2 Sinh Học chuột rút và cách khắc dzích dzắc phục. tiếp sức Truyền thống đấu tranh Tải đạn ra của dân tộc, công tác tải trận, hành đạn, cứu thương trong quân mùa 3 Lịch Sử chiến tranh, chủ quyền tổ xuân, vươn quốc. khơi bảo vệ chủ quyền Nhịp phách trong bài hát, Bài thể dục Hát đối đáp cách đếm nhịp để tập các liên hoàn theo chủ đề 4 Âm Nhạc động tác thể dục, một số theo nhạc, thường dùng bài hát thanh thiếu nhi có nhạc, trong lúc trời hát đối đáp mưa ko tập Trang 4
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Trần Hoàng Diệu theo chủ được ngoài sân đề. Tinh thần đoàn kết, lòng Kéo co, trung thực, ý chí phấn kéo pháo đấu, lòng yêu nước lên đồi, Giáo Dục 5 chạy tiếp Công Dân sức chuyển vật Ô nhiễm môi trường, sử Em đi trồng dụng năng lượng tiết rừng, chim 6 Hóa Học kiệm, dư lượng thuốc trừ sẽ tìm sâu, sâu. mèo duổi chuột Ô nhiễm môi trường, Em đi trồng chặt phá rừng, trồng rừng rừng, vươn 7 Địa Lí và bảo vệ môi trường, khơi bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền chủ quyền. biển đảo Tác động của lực, quán Dập bóng tính, đàn hồi, ma sát, tiếp sức, 8 Vật Lí tổng hợp lực thảy vòng cổ chai, kéo co Hoàn cảnh ra đời một số Thuyền em 9 Ngữ Văn tác phẩm văn học ra khơi, bắt cá trong ao. Một số danh họa nổi Em là họa Có thể hực tiếng của Việt Nam. sĩ nhí. hiện trong lớp khi trời mưa, 10 Mỹ Thuật không tập ngoài sân được. Từ vựng tiếng anh Từ điển Có thể hực sống. hiện trong lớp 11 Tiếng Anh khi trời mưa, không tập ngoài sân được Qua chương trình học thể dục lớp 7 đa số các em đã nắm được cách thực hiện và chơi được một số trò chơi, lên lớp 8 các em được hệ thống lại và bổ sung thêm một số trò chơi mới. Quan trọng hơn hết là khi chơi phải cho học sinh hiểu được ý nghĩa của trò chơi. Đối với học sinh trung học cơ sở, việc tổ chức Trang 5