Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn

doc 14 trang sangkien 26/08/2022 11320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_cham_va_tra_bai_tro.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn

  1. MỤC LỤC I. LĨNH VỰC ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN 2 II. SỰ CẦN THIẾT, MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến 2 2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến .3 III. MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Tính mới 3 2. Tính khoa học 3 3. Tính thực tiễn 7 4. Tính hiệu quả 11 IV. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ MANG LẠI 11 V. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 11 VI. MỤC ĐÍCH VÀ NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 11 VII. THỜI GIAN THỰC HIỆN SÁNG KIẾN 12 VIII. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 12 - 1 -
  2. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO NỘI DUNG SÁNG KIẾN Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Bàn Đạt Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn I. Lĩnh vực áp dụng: Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ nêu một số kinh nghiệm trong chấm và trả bài viết Tập làm văn hai tiết dưới nhiều dạng đề khác nhau mà tôi đã áp dụng trong 2 năm qua tại trường THCS Bàn Đạt. Phạm vi nghiên cứu là học sinh lớp 8,9 trường THCS Bàn Đạt mà tôi được phân công giảng dạy. II. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến 1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến Chúng ta vẫn thường nói: “Văn học là nhân học” Quả đúng như vậy! Dạy văn chính là dạy cách làm người! Ngoài việc cung cấp cho các em nhận thức về thế giới xung quanh, tri thức nhân loại khổng lồ, kho tàng ngôn ngữ giàu và đẹp, dạy văn chính là bồi dưỡng cho người học năng lực tư duy, năng lực cảm xúc, bồi dưỡng về tâm hồn con người để ta sông gần NGƯỜI hơn. Ai cũng hiểu được tầm quan trong của việc học Văn và dạy văn. Nhưng thực tế mấy năm gần đây, số học sinh yêu thích môn văn ngày một ít đi. Ngoài những lí do khách quan như đầu ra của nghề nghiệp, thu nhập thì một trong những nguyên nhân quan trọng chính là ở người thầy. Người thầy chưa chưa thật sự biết cách hướng dẫn học sinh cảm nhận vấn đề văn chương, hay có chăng chỉ là sự hướng dẫn qua loa, không đến nơi đến chốn, không có phương pháp động viên, khích lệ dù đó chỉ là sự cảm thụ rất nhỏ bé. Xuất phát từ vị trí, mục đích, nhiệm vụ dạy học của môn văn nói chung và phương pháp chấm và trả bài tập làm văn nói riêng là một vấn đề khiến ta phải nghiêm túc nhìn nhận, ta phải tìm ra cho được cái tâm hồn sâu thẳm ấy của một con người, thật sự trở thành một “kỹ sư tâm hồn”. Trước tới nay, chấm bài là công việc mà giáo viên nào cũng “ ngại” vì đây là công việc phải tập nhiều về sức lực và trí tuệ. Có thể gây cho giáo viên - 2 -
  3. những hứng thú, động lực sáng tạo nhưng cũng có khi gây ức chế tinh thần vô cùng khi chứng kiến những “ đứa con tinh thần” của học sinh mà trong có có một phần là sản phẩm của chính bản thân mình qua một quá trình giảng dạy. Còn giờ trả bài ngoài việc hoàn lại bài cho học sinh và công bố số điểm thì đó còn là hoạt động đúc rút kinh nghiệm, phân tích cái hay, cái dở, thấy được chỗ mạnh, chỗ yếu của lớp nói chung và từng bản thân học sinh nói riêng. Giờ trả bài phải nêu ra được phương hướng sửa chữa, vươn lên ở những bài sau, phải kích thích được sự thích thú, say mê hơn nữa, cố gắng hơn nữa ở học sinh, tạo ra một sức bật tốt cho bài làm tiếp theo. Là một giáo viên dạy văn 17 năm nay, tôi nhận thấy: nếu chỉ chấm bài qua loa, đại khái “đo gang” và trả bài theo kiểu hoàn lại bài và nhận xét chung chung thì học sinh không bao giờ nhận ra được ưu điểm của mình để phát huy và những khuyết điểm đã mắc phải, hướng giải quyết như thế nào thì chất lượng dạy và học môn văn càng ngày càng “xuống dốc không phanh”. Vì thế, tôi mạnh dạn chon đề tài này cũng nhằm nghiên cứu, áp dụng đồng thời cũng là sự chia sẻ những kinh nghiệm tâm huyết trong gần hai mươi năm dạy môn văn của tôi. 2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Tôi thấy nếu làm tốt công việc này sẽ giúp cho học sinh rèn được một số kĩ năng quan trọng như: - Kỹ năng xác định nội dung, yêu cầu của đề bài và phương hướng triển khai bài viết. - Kỹ năng lập dàn ý. - Kỹ năng viết đúng theo dàn ý. - Kỹ năng lập luận. - Kỹ năng hành văn. - Kỹ năng hoàn thiện bài viết. Qua đó, học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo tự hoàn thiện mình và phát huy tốt năng lực của mình. III. Mô tả nội dung sáng kiến 1. Tính mới: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc chấm và trả bài trong phân môn Tập làm văn; phân tích tình hình thực tế học văn, dạy văn tại trường THCS Bàn Đạt nói riêng và huyện Phú Bình nói chung ; tìm ra những ưu điểm và khuyết điểm trong những năm qua mà tôi đã định ra những cách làm phù hợp với học sinh của mình vừa đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học vừa rèn được các kĩ năng nói trên giúp cho học sinh vừa ôn lại kiến thức cũ vừa giúp học sinh hoàn thiện mình và có chí hướng phấn đấu học tập, rèn luyện hơn nữa. 2. Tính khoa học Khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này, tôi chia ra làm hai phần như sau: - 3 -
  4. 2.1. Chấm bài 2.1.1.Thái độ chấm bài: - Trước hết tôi luôn tôn trọng bài làm của học sinh vì đây là “đứa con tinh thần” của các em và cũng là một phần sản phẩm của mình qua quá trình giảng dạy, vì thế khi chấm bài tôi không gạch, xoá tùy tiện; không ghi những lời nhận xét cẩu thả, thiếu sự cân nhắc, không phê vội những lời lẽ phủ phàng như: bài làm quá yếu kém, quá lười học cũng không nên vì né tránh mà không có một lời phê nào. - Chấm bài cũng như công cuộc “đãi cát tìm vàng” khi phát hiện ra những sáng tạo thú vị, những cách cảm mới lạ đầy tính nhân văn thì dù bé tôi cũng có những lời động viên, khích lệ, cổ vũ các em giúp em cố gắng hơn và phát huy năng lực của mình. Lời khen của giáo viên có giá trị và ý nghĩa rất to lớn, góp phần tạo niềm hứng thú, say mê nhiều khi còn định hướng cho hướng đi của các em sau này. - Đảm bảo chấm nghiêm túc, chính xác, công bằng. Việc chấm bài không nên tiến hành theo lối “tranh thủ”, chấm xen kẻ, chấm vội Vì nếu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng chấm sơ sài, cẩu thả, thường thiếu chính xác. Chấm bài phải được tiến hành trong sự sắp xếp cẩn thận, chu đáo, chi tiết về nội dung và biểu điểm. Không nên vì ác cảm hoặc thiện cảm của cá nhân mà có bài điểm bị hạ quá thấp hoặc nâng lên quá cao, gây sự hiểu lầm cho học sinh về giáo viên, khiến các em chán học văn, làm văn. 2.1.2. Phương pháp chấm bài: tôi chia việc chấm bài của giáo viên thành ba bước. a. Bước 1: Chuẩn bị: - Lập biểu điểm: cụ thể, tỉ mỉ, chính xác. - Có thể chia biểu điểm thành 2 phần: + Phần nội dung:  Có triển khai đầy đủ, chính xác các vấn đề mà đề bài yêu cầu không? mức độ sâu sắc của vấn đề đến đâu?  Có biết xây dựng các tiểu chủ đề không? xây dựng được bao nhiêu? bao nhiêu sát đề, xa đề? bao nhiêu bị trùng lập? lạc đề?  Mức độ sai sót của kiến thức? có bao nhiêu lỗi nặng? có bao nhiêu lỗi thuộc kiến thức văn học, xã hội, lịch sử ?  Nội dung có điểm nào đặc sắc, đáng biểu dương? * Từng thể loại mà có những yêu cầu riêng. Với phân môn Tập làm văn lớp 8,9 có bài viết văn số 1 là văn tự sự học sinh phải chú ý đến chủ đề, các nhân vật, sự kiện trong câu chuyện mình định kể có hợp lý không, xác định được ngôi kể, thứ tự kể cho hợp lý tạo hiệu quả cao nhất. Rút ra được ý nghĩa, bài học nhân văn sâu sắc từ câu chuyện kể trên. Bài viết văn số 3 là văn Thuyết minh thì ngoài yêu cầu chung về phần nội dung thì phải xác định tri thức đưa ra - 4 -
  5. trong bài có chính xác không, có khoa học không, khách quan không, bài văn đã sử dụng các phương pháp thuyết minh nào và có phù hợp không? Bài viết văn số 6 và số 7 là văn nghị luận phải chú ý đến hệ thống luận điểm, luận cứ và cách lập luận. Cách vận dụng linh hoạt, hợp lý các thao tác nghị luận: chứng minh, giải thích, bình luận Với văn 9 còn chia rõ ràng: Nghị luận về một tư tưởng đạo lý; nghị luận về một sự việc hiện tượng; nghị luận về thơ ; nghị luận về truyện. Mỗi một loại khác nhau có yêu cầu riêng, cách làm riêng vì thế giáo viên khi giảng bài phải phân biệt cho học sinh để từ đó các em không nhầm lẫn khi làm bài. Ngoài ra đây là dạng văn trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình nên nếu học sinh có cách cảm, cách nghĩ khác, sáng tạo mà hợp lý thì tôi luôn động viên, khuyến khích chứ không bắt ép học sinh cứ phải suy nghĩ giống cô, cảm giống như cô gây ra sự ức chế và hạn chế sự sáng tạo trong cách nghĩ của học sinh vì mỗi lứa tuổi suy nghĩ khác nhau, mỗi một thời đại cũng đánh giá khác nhau, quan điểm mỗi người không giống nhau như “nhân bản vô tính” được. + Phần hình thức:  Kiểu bài có đúng yêu cầu của đề không?  Bố cục bài viết có hợp lý không? có cân xứng không?  Kết cấu bài viết có chặt chẽ không? kết cấu bị rời rạc, lỏng lẻo, mất tính liên tục ở những điểm nào?  Cách hành văn có trong sáng không? có bao nhiêu chỗ có ý mà không biết cách diễn đạt? có bao nhiêu chỗ diễn đạt cầu kỳ, sáo rỗng không có nội dung? có biết dùng hình ảnh không? bao nhiêu chỗ dùng đúng, bao nhiêu chỗ dùng sai? văn viết có bị sai phong cách không? hành văn chỗ nào hay?  Từ ngữ có bị lặp không? từ ngữ có sai nghĩa không? có đúng phong cách không? từ nào hay, sáng tạo?  Câu sử dụng có đa dạng không? có mắc lỗi ngữ pháp không? có biết sử dụng đan xen các kiểu câu không?  Đoạn văn được phân chia có hợp lý không? phân đoạn có đa dạng không? bao nhiêu đoạn có câu chủ đề? bao nhiêu đoạn viết lung tung  Có lỗi chính tả không? lỗi nặng, nhẹ? viết hoa có đúng qui định không? xuống dòng có lùi vào không?  Bài viết có bị tẩy xoá nhiều không? chữ viết có sạch sẽ, cẩn thận không?  Trình bày bài viết có đẹp không? dung lượng bài viết có lớn không? v.v. b. Bước 2: Chấm bài: - Lần lượt chấm từng bài. - Chỗ viết tốt hoặc chưa tốt giáo viên cần ghi vài lời nhận xét rõ ràng, ngắn gọn bên lề giấy không nên gạch loè loẹt. - 5 -
  6. - Bài nào cố chỗ đáng lưu ý chung hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm văn của mình để tiện cho việc dẫn chứng trước lớp khi trả bài. - Ghi nhận xét và cho điểm: cụ thể, tránh chung chung, hời hợt, nhận xét cả điểm yếu lẫn điểm mạnh. Ngôn từ cần chuẩn mực, tránh lời phê ảnh hưởng đến nhân cách, tâm lý học sinh. Không nên ghi nhận xét xong là cho điểm ngay vì rất khó điều chỉnh khi cần thiết. c. Bước 3: Tổng kết Đây là bước chuẩn bị cho một quá trình mới: quá trình trả bài. Tổng kết cẩn thận, chu đáo, giờ trả bài càng đạt hiệu quả cao. Việc ghi chép của giáo viên để phục vụ cho tiết trả bài có thể dựa vào mẫu sau: Nội dung Hình thức Tên Ghi Số Kiến Sát Lạc Xa Bố Kết Hành Từ Trình HS chủ Câu Đoạn chú thức đề đề đề cục cấu văn ngữ bày đề Sau đó, giáo viên làm một bảng tổng kết chung cho cả lớp với hai phần: phần nhận xét chung và phần nhận xét dẫn chứng cụ thể cần nêu khi trả bài bằng cách đọc nguyên văn hoặc tóm tắt, những khía cạnh sau: - Kiến thức: đầy đủ, chính xác, sai lạc - Triển khai chủ đề: hợp lý, không hợp lý, sát đề, lạc đề, xa đề, - Bố cục, kết cấu: cân xứng, không cân xứng, chặt chẽ, lỏng lẻo - Hành văn: trong sáng, trôi chảy, giàu hình ảnh - Từ ngữ: sai nghĩa, sai phong cách, sáng tạo, độc đáo - Câu: sai ngữ pháp, kiểu câu phong phú, đa dạng - Đoạn: hay, không hợp lý - Cách trình bày: sạch sẽ, cẩn thận, cẩu thả 2.2. Trả bài: 1. Giáo viên thông báo việc trả bài làm văn cho học sinh. Đọc lại đề bài (hoặc chép lên bảng) cho học sinh nhớ lại bài viết của mình. 2. Giáo viên xác định những yêu cầu chủ yếu của bài làm về mọi mặt: kiến thức, phạm vi, phương pháp và những vấn đề khác do yêu cầu của đề bài đặt ra. Nếu ghi lên bảng giáo viên gạch dưới những từ ngữ cần lưu ý. 3. Dựa vào việc phân tích đề, giáo viên đánh giá kết quả làm bài chung của lớp: ưu, khuyết điểm lớn của cả lớp. Thông báo những bài viết tốt, những em có cố gắng vươn lên hoặc có sự tiến bộ rõ rệt. Giáo viên không nên công bố - 6 -