Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh Lớp 3

doc 25 trang sangkien 13184
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_to_chuc_day_ke_chuyen.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh Lớp 3

  1. PHÒNG GD & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CHUA TA  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI: “Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3” Người thực hiện: Trần Thị Thu Huyền Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác : Trường tiểu học Chua Ta Điện Biên Đông , tháng 9 năm 2013
  2. MỤC LỤC Trang I/ Phần thứ nhất: Mở đầu 4 1 – Lí do chọn đề tài 4 2 – Cơ sở lí luận 5 3 – Cơ sở thực tiễn 6 4 – Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 7 5 – Phương pháp nghiên cứu 8 II/ Phần thứ hai: Nội dung 8 I – Một số biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh 8 1. Rèn kĩ năng kể chuyện qua phương pháp, hình thức Tổ chức, dạy học kể bằng lời nhân vật 8 2. Rèn kĩ năng kể chuyện qua hình thức kể theo tranh 11 3. Rèn kĩ năng kể chuyện qua hình thức bằng hội thoại 15 4. Rèn kĩ năng kể chuyện qua hình thức kể phân vai 18 II. Dạy thực nghiệm và các đề xuất 20 III/ Phần thứ ba: Kết luận 21 * Bài học kinh nghiệm 21 Tài liệu tham khảo 24 2
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến ban giám hiệu trường tiểu học Chua Ta, các đồng chí giáo viên và tập thể học sinh lớp 3 điểm bản Chống Dông – lớp 3 trung tâm trường tiểu học Chua Ta đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu và thực nghiệm đề tài nghiên cứu này. Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè và đồng nghiệp đã khích lệ và động viên tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài. Chua Ta, tháng 9 năm 2013 Người thực hiện Trần Thị Thu Huyền 3
  4. Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU 1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Kể chuyện là một môn học lí thú và hấp dẫn ở các lớp trong trường tiểu học. Tiết kể chuyện thường được các em đón nhận với tâm trạng hào hứng và thích thú. Khác với các giờ học khác: tập đọc, luyện từ và câu, chính tả ở tiết kể chuyện, giáo viên và học sinh gần như là thoát li khỏi sách giáo khoa mà được giao hoà tình cảm một cách hồn nhiên thông qua nội dung những câu chuyện được kể. Thông qua lời kể của giáo viên và lời kể của học sinh mọi người như được sống trong những giây phút hồi hộp đầy cảm xúc ngoài qui chế thông thường của một tiết lên lớp bởi không có những hiện tượng căng thẳng như quay cóp, sao chép Gần như mối quan hệ thầy trò mới được xác lập giữa một không khí mới, không khí cổ tích, không khí của sự khích lệ, không khí của lòng vị tha rất đỗi thanh tao. Kể chuyện là một môn học mang tính nghệ thuật. Phân môn kể chuyện có khả năng phát triển năng lực cảm thụ văn học, cảm thụ nghệ thuật của từng cá thể. Trong quá trình học tập học sinh đóng vai trò quan trọng, chính học sinh là người đồng cảm thụ, đồng sáng tạo với tác giả và người kể chuyện. Môn kể chuyện ở tiểu học ngoài mục đích giải trí, kích thích hứng thú học tập, bồi dưỡng tâm hồn, trau dồi vốn sống Còn nhằm phát triển nâng cao năng lực, trí tuệ của trẻ đồng thời rèn luyện cho các em diễn đạt ngôn ngữ, kích thích khả năng ứng xử ngôn ngữ rèn tính linh hoạt, sáng tạo và tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin cho học sinh. Thực tế hiện nay trong chương trình lớp 3 môn kể chuyện được học cùng với môn tập đọc là giờ "Tập đọc - kể chuyện" được học trong thời lượng 2 tiết. Thời gian dành cho phần kể chuyện là 30 phút theo qui định của Bộ GD- ĐT. Kể chuyện ở đây là học sinh tái hiện lại câu chuyện có sáng tạo bài đọc vừa học. Tuy nhiên một số không ít giáo viên chưa dành cho tiết học này sự đầu tư xứng đáng. Dạy kể chuyện hiện nay chưa gây được hứng thú cho học sinh. Giờ 4
  5. học chưa sinh động vì giáo viên chỉ dạy qua loa đại khái miễn là học sinh nhớ được nội dung câu chuyện dẫn đến tình trạng học sinh không kể được chuyện một cách sáng tạo, biết biểu lộ cử chỉ, ánh mắt mà đối với một số học sinh chăm thì học thuộc lòng câu chuyện như học một bài tập đọc thuộc lòng. Giờ học kể chuyện thiếu hấp dẫn với trẻ. Căn cứ vào thực tế nói trên, câu hỏi mà bản thân tôi cũng như mỗi giáo viên cần đặt ra là: Làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh tích cực tham gia kể chuyện trong giờ kể chuyện? Bản thân tôi cũng đã suy nghĩ và nghiêm túc nghiên cứu vấn đề này. Theo tôi, để gây được hứng thú cho học sinh và kích thích tinh thần học tập của các em trong giờ kể chuyện thì giáo viên nên tổ chức một số hình thức thi kể chuyện. Đơn giản vì hình thức "thi" bao giờ cũng kích thích được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động kể chuyện một cách có hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó mà tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3. Sau đây tôi xin trình bày đề tài "Một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 - trường tiểu học Chua Ta – xã Phì Nhừ - huyện Điện Biên Đông". 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN. Mục tiêu của GD- ĐT là đào tạo những con người mới tự chủ, năng động, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế xã hội hiện nay. Để thực hiện được mục tiêu đó thì giáo dục phải đổi mới, phương pháp giảng dạy vào việc khơi dạy và phát triển khả năng tư duy, nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo ngay trong việc học tập và lao động ở nhà trường. Phương pháp dạy học nói trên trong khoa học giáo dục thuộc về hệ thống các phương pháp tích cực là phương pháp lấy người học làm trung tâm. Như vậy dạy kể chuyện cũng như dạy các môn học khác, giáo viên cũng cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hoá các hoạt động của học sinh. Lấy cơ sở của mỗi hoạt động là những việc làm của học sinh dưới sự 5
  6. hướng dẫn gợi mở của thầy giáo, cô giáo. Nghĩa là trong giờ kể chuyện giáo viên cần lưu ý đến các hình thức tổ chức dạy hấp dẫn phù hợp với nội dung bài và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh nhằm phát huy tính độc lập, tự giác của học sinh giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách vui vẻ, nhẹ nhàng và hiệu quả. Trong giờ học các em phải được tham gia kể chuyện, được kể nhiều và bộc lộ năng lực kể chuyện của bản thân, làm sao tiết kể chuyện thực sự là một tiết "học kể chuyện". 3 - CƠ SỞ THỰC TIỄN a- Thực trạng việc dạy kể chuyện. Hoà nhập vào xu thế đổi mới phương pháp dạy học nói chung, trong những năm qua, trường tôi đã thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Sở và Phòng giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học được tiến hành ở tất cả các môn học, đặc biệt là môn toán, tự nhiên xã hội, các phân môn Tiếng việt trong đó có phân môn kể chuyện. Nhà trường đã tổ chức chuyên đề dạy kể chuyện theo tinh thần đổi mới. Như vậy, đa số giáo viên trong trường đều đã nắm được phương pháp dạy kể chuyện mới. Tuy nhiên điều đó mới chỉ được thể hiện trên giáo án, trong các tiết dạy hội giảng hay dự giờ. Thực tế việc dạy kể chuyện vẫn còn những tồn tại: - Một số giáo viên còn xem nhẹ tiết kể chuyện nên đã dành ít thời gian cho tiết học này. - Các câu chuyện kể lớp 3 lại là những câu chuyện đã được học trong giờ tập đọc. Do đó giáo viên thường nghĩ rằng học sinh đã nhớ được cốt truyện nên cho học sinh tự kể lại câu chuyện theo nhóm hoặc kể trước lớp một cách đơn điệu. Sau đó yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. Đôi khi giáo viên cũng cho học sinh "tập kể" tại lớp theo yêu cầu của đầu bài song số lượng học sinh được kể không nhiều và chỉ tập trung vào một số học sinh khá. b- Thực trạng việc học kể chuyện: Thực tế hiện nay cho thấy trong giờ kể chuyện, học sinh mới chỉ thích 6
  7. nghe chuyện mà không thích kể lại chuyện. Tiến hành khảo sát học sinh lớp 3 – tại trung tâm Trường tiểu học Chua Ta và học sinh lớp 3 – tại điểm bản Chống Dông của Trường tiểu học Chua Ta tôi thu được kết quả như sau: + Khi được hỏi: "Em có thích môn kể chuyện không"? thì 100% học sinh được hỏi đều trả lời có thích môn kể chuyện. Điều này cho thấy môn kể chuyện rất hấp dẫn đối với học sinh tiểu học. + Tìm hiểu lí do học sinh yêu thích môn kể chuyện tôi thấy: Phần lớn học sinh thích môn kể chuyện vì câu chuyện có nhiều lí thú, những điều tốt đẹp có tác dụng giáo dục các em Nhưng khi được hỏi "Con có thích kể chuyện cho các bạn nghe không"? thì chỉ có 35% - 40% số học sinh được điều tra trả lời là thích kể chuyện cho thầy cô và các bạn nghe. Số còn lại không thích mình kể chuyện mà chỉ thích nghe bạn kể vì thiếu tự tin vào bản thân và ngại giao tiếp trước tập thể. * Trong giờ "kể chuyện" học sinh chỉ thích "nghe kể chuyện" mà không thích " kể chuyện" cho bạn nghe. Điều đó có nghĩa là học sinh chưa thực hiện đúng vai trò là " trung tâm", việc dạy kể chuyện chưa đáp ứng được yêu cầu "đổi mới phương pháp". Tóm lại: Việc dạy và học kể chuyện hiện nay chưa chú trọng và quan tâm đúng mức. Cần phải có những biện pháp, những hình thức tổ chức phong phú, đa dạng để tạo hứng thú học tập cho học sinh, động viên đông đảo học sinh tham gia rèn luyện kĩ năng kể chuyện, nghe kể chuyện và nhận xét bạn kể. Trước những thực trạng nêu trên, tôi cũng đã nghiên cứu và áp dụng một số hình thức tổ chức có hiệu quả. Tôi xin trình bày một số biện pháp để các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến. 4 - MỤC ĐÍCH; NHIỆM VỤ; ĐỐI TƯỢNG; PHẠM VI NGHIÊN CỨU * Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy môn Tiếng Việt nói chung và dạy phân môn kể chuyện nói riêng . 7
  8. * Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận của việc dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Vấn đề tổ chức các hoạt động trong tiết dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3. Đối tượng nghiên cứu là thực trạng dạy kể chuyện lớp 3 cho học sinh dân tộc H'mông ở trường tiểu học hiện nay nói chung và học sinh dân tộc H'mông ở trường Tiểu học Chua Ta - xã Phì Nhừ - Huyện Điện Biên Đông nói riêng. * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là các em học sinh lớp 3 - trường Tiểu học Chua Ta – xã Phì Nhừ - Huyện Điện Biên Đông" * Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lý luận về đổi mới phương phá dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh và dạy học phân môn kể chuyện lớp 3. Tìm hiểu về thực trạng vấn đề dạy và học kể chuyện khối lớp 3 ở trường tiểu học Chua Ta . Trình bày một số hình thức tổ chức dạy kể chuyện cho học sinh lớp 3 mà bản thân đã áp dụng đạt hiệu quả cao tại trường tiểu học Chua Ta. 5- CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế; - Dạy thực nghiệm; - Trao đổi, toạ đàm với đồng nghiệp Phần thứ hai: NỘI DUNG I. Một số biện pháp rèn kĩ năng cho học sinh trong giờ kể chuyện lớp 3 tại trường tiểu học Chua Ta. 1- Rèn luyện kĩ năng kể chuyện qua phương pháp, hình thức tổ chức dạy học “ kể chuyện theo lời nhân vật ” Do đặc thù của môn kể chuyện là các em phải được kể chuyện, được nghe bạn kể chuyện và có khả năng nhận xét và kể. Để trau dồi cách diễn đạt giàu trí 8