Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Lớp 3 đọc thơ

doc 12 trang sangkien 05/09/2022 4240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Lớp 3 đọc thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_sinh_lop_3_doc_tho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học sinh Lớp 3 đọc thơ

  1. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học sinh lớp 3 đọc thơ Phần A. đặt vấn đề I. lý do chọn đề tài Môn Tiếng việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kỹ năng : Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình tiếng việt bậc tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng học, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Những kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc con người đã nhận khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc, con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hoá cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà còn rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ tốt đẹp, được khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành được một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ gíup người ta sử dụng các nguồn thông tin. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng. 1.Trong chương trình tiểu học, phân môn tập đọc là một môn thực hành Tiếng Việt, dạy tập đọc là dạy một trong bốn chức năng cơ bản của môn Tiếng 1
  2. Việt, đọc tốt sẽ tạo tiền đề để học tốt các môn học khác. Do đó, mỗi người giáo viên cần chú trọng trong quá trình giảng dạy. Việc dạy học sinh đọc thông thạo, đọc rõ ràng, đọc đúng là một quá trình phải trải qua một thời gian nhất định mới có thể đạt được, luyện cho học sinh đọc diễn cảm lại càng khó hơn, đặc biệt các bài tập đọc theo thể thơ, bởi thơ là tiếng nói của tình cảm, là sự phản ánh con người một cách cao đẹp. Thơ rất giàu chất trữ tình , vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện được tình cảm của tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng thơ, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe. 2.Các bài thơ dạy trong chương trình tiểu học là những bài thơ hay trong kho tàng văn hoá dân tộc, có hình ảnh và nội dung gần gũi phù hợp với tâm sinh lý học sinh. Mỗi bài thơ là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống con người và thời đaị. Các em đọc cảm thụ được nội dung bài thơ hiểu biết thêm về con người, về thiên nhiên 3.Qua mỗi bài thơ để giáo dục óc thẩm mỹ cho các em, cảm nhận được cái hay, được cái đẹp của văn học. Văn học có một sức mạnh to lớn, nó giáo dục con người không phải là triết lí khô khan mà bằng những hình tượng văn học sinh động, tình yêu thiên nhiên đối với con người, với bạn bè, quê hương đất nước. 4.Thơ còn giúp học sinh phát triển tư duy, đọc thơ các em nhận thức thêm một mảng nhỏ của cuộc sống, nhận thức được phát triển, ngôn ngữ của các em phong phú, sự sáng tạo trong ngôn ngữ cũng phát triển tạo điều kiện học tốt các môn học khác. II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1- Thực trạng. Trong thực tế, ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn, Kết quả học, đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa được trong văn bản được đọc. Giáo viên Tiểu học cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào chữa lỗi phát âm cho học sinh, làm thế nào để các em đọc nhanh hơn, 2
  3. hay hơn; Làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào được “Văn”, làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu; làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em Đó là những trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc. Trong thực tế tỷ lệ học sinh đọc diễn cảm thơ ở lớp tôi dạy còn rất hạn chế, các em chủ yếu đọc vẹt, dẫn tới chất lượng văn học chưa cao. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi rất băn khăn lo ngại trước chất lượng giảng dạy đọc thơ. Bởi vậy tôi đầu tư thời gian tìm tòi một số kinh nghiệm luyện học sinh lớp 3 đọc thơ. 2- Kết quả thực trạng qua khảo sát đầu năm. Để nắm được lỗi mà học sinh mắc phải, ngay từ đầu năm học tôi tổ chức kiểm tra đọc (đọc một bài thơ trong chương trình) để phân loại học sinh kết quả thu được như sau: Sĩ Đọc đúng câu thơ Đọc đúng khổ thơ Đọc diễn cảm Lớp số SL % SL % SL % 3A 32 6 18,75 9 28,1 10 31,25 Từ thực trạng trên, để việc dạy đọc thơ cho học sinh đạt kết quả tốt, tôi đã mạnh dạn đưa ra một vài biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm thơ cho học sinh. 3
  4. Phần B. Giải quyết vấn đề I- Các giải pháp thực hiện. 1- Phương pháp giảng dạy: Xuất phát từ thực tế mắc lỗi của học sinh tôi chú trọng đến việc sửa sai cho học sinh trong quá trình dạy tập đọc . Cung cấp cho học sinh nắm một số thể loại thơ thường gặp: Thơ lục bát: Thơ đường; Thơ cổ; Thơ tự do: Học sinh nhận diện được thể thơ, từ đó hướng dẫn các em đọc . Mỗi thể loại thơ có đặc thù riêng , một âm hưởng riêng nhưng chúng đều thể hiện tình cảm, cảm xúc, vì thế khi đọc thơ ta cần thể hiện được sắc thái tình cảm qua từng khổ thơ, câu thơ, nhịp thơ, vần thơ. Mỗi giờ tập đọc là thời gian rèn đọc cho học sinh tốt nhất tôi chú ý đọc mẫu thật chuẩn, đây là một hình thức trực quan sinh động có hiệu quả cao đối với học sinh : Sau khi đọc xong tôi cho một vài em đọc tốt đọc lại , cả lớp theo dõi đọc thầm . Hàng ngày trên lớp tôi có một quyển nhật ký riêng theo dõi học sinh đọc và sửa sai cho học sinh bằng cách gọi những em đọc chưa chuẩn đọc nhiều lần cho đúng để hình thành kỹ năng kỹ xảo . Mỗi bài thơ tôi cho học sinh tự tìm hiểu cách đọc và nêu cách đọc , từ đó các em cảm nhận cái hay, cái đẹp trong thơ . Trong phân môn tập đọc việc cảm thụ văn học có liên quan tới việc đọc chuẩn , nó hỗ trợ cho nhau: Hiểu nội dung để đọc đúng và đọc đúng truyền cảm sẽ giúp cho việc hiểu nội dung . Bởi vậy trong giảng dạy tôi đã vận dụng xen kẽ việc tìm hiểu bài với việc luyện đọc . 2 . Phương pháp sư phạm : Tôi sử dụng một số phương pháp sư phạm trong quá trình lên lớp như : Xếp em đọc tốt ngồi xen kẽ em đọc yếu, khuyến khích các em kèm cặp đọc tốt , thành tích ấy được đánh giá vào giờ sinh hoạt cuối tuần , khi các em có thành tích tôi khen thưởng kịp thời . Đặc biệt trong quá trình hướng dẫn tôi không nóng vội đốt cháy giai đoạn mà tôi kiên trì, nhẹ nhàng, chủ yếu giáo dục bằng tình cảm 4
  5. và giúp các em thấy được cái hay trong thơ , gợi lòng say mê yêu thơ, từ đó giáo dục các em tình yêu quê hương đất nước , yêu thiên nhiên cuộc sống con người . Kết hợp với gia đình mua tài liệu cho học sinh đọc , khuyến khích học sinh đọc nhiều sách đặc biệt các tập thơ viết cho thiếu nhi . Phát động phong trào làm thơ thực hiện thông qua các chủ điểm như ngày : / 20 –11 , 8-3 Với thể loại phong phú . Hàng tuần tổ chức các giờ học ngoại khoá tôi xen kẽ các hoạt động thi đọc thơ hay . II – Các biện pháp thực hiện : 1 Đọc đúng câu thơ : a. Biện pháp tổ chức thực hiện : Yêu cầu học sinh chuẩn bị đọc trước ở nhà . Luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng , Không thêm tiếng , không lạc dòng . Giáo viên đọc mẫu chuẩn rôi cho học sinh luyện đọc từ, ngữ, câu, qua hình thức đọc cái nhân, nhóm hoặc đồng thanh cả lớp. Đặc biệt lưu ý các tiếng phiên âm nước ngoài , các từ địa phương Luyện cho học sinh phải biết dựa vào nghĩa , dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng , từ để ngắt hơi cho đúng ; dựa vào dấu hiệu ngữ pháp của các loại câu (Hỏi , kể , cầu kiến , cảm ) Để thể hiện ngữ điệu cho chính xác . Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, Nghỉ lâu hơn ở dấu chấm Ngoài ra còn phải hạ giọng khi đọc bộ phận giải thích của câu. ở đây, đọc đúng bao gồm cả một số tiêu chuẩn của việc đọc, diễn tả . Khi lên lớp đầu tiên giáo viên đọc mẫu rồi cho cả lớp đọc đồng thanh , cuối cùng cho các em đọc cá nhân tiếng , từ khó này . Với những câu mà giáo viên dự tính có nhiều em đọc sai ngữ pháp cũng tiến hành như vậy . Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn , bài. b. Ví dụ minh họa Có những dòng thơ dài ngắn khác nhau , có dòng đủ ý , có dòng ý trải dài sang dòng sau ( thơ vắt dòng ) . Để hiểu ý của câu thơ giúp người nghe cảm nhận 5
  6. được cái hay cái đẹp , người đọc cần chú ý tính liền mạch , tính liên kết của dòng thơ . Ví dụ : Bài : “Bộ độ về làng ” của nhà thơ (Hoàng Trung Thông) “Các anh về Mái ấm nhà vui, Tiếng hát câu cưòi Rộn ràng xóm nhỏ ” Các anh về Tưng bừng trước ngõ Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về ” Làng tôi nghèo Mái lá nhà tre Các câu thơ đọc nhanh , một số câu gần như không nghỉ hơi ở cuối dòng thơ , đọc gần như liền hơi với dòng tiếp sau , thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng Đọc đúng nhịp thơ là đặc trưng cơ bản phân biệt thơ với văn xuôi , là sự tổ chức ngôn ngữ thơ ca , tạo nên nhạc điệu của thơ . Có nhịp thơ ngắn thể hiện sự dồn dập, có nhịp thơ dài thể hiện tình cảm sâu lắng, trữ tình : Cần đọc nhanh với nhịp ngắn, đọc chậm với nhịp dài . Ví dụ bài : “Đi hội chùa Hương ”của (Chu Huy) “Nườm nượp / người , xe đi ( nhịp 2/3 ) Mùa xuân về / trẩy hội // ( nhịp 3/ 2 ) Rừng mơ / thay áo mới / ( nhịp 2/ 3 ) Xúng xính / hoa đón mời . // ( nhịp 2/3 ) ở khổ thơ đầu giọng đọc vui , êm nhẹ , say mê thể hiện cảnh chùa Hương như tươi mới hẳn lên khi mùa xuân – Mùa trẩy hội đã đến . 6