Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt các tiết tập làm văn miệng Lớp 3 chương trình mới

doc 10 trang sangkien 05/09/2022 5161
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt các tiết tập làm văn miệng Lớp 3 chương trình mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_cac_tiet_t.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt các tiết tập làm văn miệng Lớp 3 chương trình mới

  1. a.đặt vấn đề. I phần mở đầu. Là một giáo viên tiểu học tôi thiết nghĩ làm thế nào để học sinh tiểu học học tốt các tiết tập làm văn miệng lớp 3 chương trình mới. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy tốt và học tốt. Như ta đã biết, ở trường tiểu học, môn tiếng việt là một trong những môn giữ vị trí vô cùng quan trọng. Mục tiêu chính của môn tiếng việt nhằm: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt ( nghe, nói, đọc, viết) thông qua việc dạy và học tiếng việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn tiếng việt ở trường tiểu học đựơc dạy và thông qua nhiều phân môn khác như: Tập đọc, tập viết, chính tả, kể chuyện , luyện từ và câu, tập làm văn. Mỗi phân môn đều có một điểm chung đó là hình thành và phát triển bốn kỹ năng : nghe, nói đọc, viết thông qua hoạt động giao tiếp cho học sinh. Riêng môn tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học tiếng việt vì: Phân môn tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh ra văn bản. Nhờ vậy tiếng việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng phân môn mà trở thành công cụ sinh động trong qúa trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác phân môn tập làm văn góp phần thực hiện hoá mục tiêu quan trọng bậc nhất của vịêc hình thành dạy và học. 1
  2. Tập làm văn là thước đo đánh giá kết quả học tập và giảng dạy của các phân môn khác. Sản phẩm của môn tập làm văn là các bài viết hoặc nói theo kiểu bài do chương trình quy định. Để sản sinh được các văn bản này học sinh phải kết hợp nhiều kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết tiếng việt, dùng từ đặt câu. Đó là kỹ năng phân tích đề, tìm ý và lựa chọn ý. Kỹ năng lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn, các kỹ năng này không được phân môn nào trong tiếng việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn tập làm văn. Cho nên có thể nói nhiệm vụ cơ bản của môn tập làm văn là: giúp cho học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức dần nắm được cách viết bài văn theo nhiều loại phong cách cơ bản khác nhau do chương trình quy định. Để làm một bài văn hay theo đúng nghĩa là một văn bản sản sinh, một nhân cách sáng tạo là rất khó. Học sinh phải nắm chắc kiến thức về thể loại, hệ thống các kỹ năng phân tích đề, tìm ý, lập dàn ý, đặc biệt là kiến thức về các kiểu bài tập làm văn. Thực trạng trong quá trình dạy tập làm văn cho ta thấy rằng: Nếu không hiểu bản chất nội dung của bài văn cần làm thuộc thể loại gì, trong quá trình diễn đạt bài văn viết của mình dễ rơi và xu hướng lạc đề hoặc xa đề. Trước thực trạng vừa nêu trên ., rõ ràng vấn đề đặt ra với mỗi chúng ta cần giúp học sinh hiểu và nắm chắc các kiểu bài tập làm văn trước khi làm bài. Như chúng ta nói trên, hiện nay chúng ta đã và đang tiến hành thực hiện dạy và học theo tinh thàn đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, cùng với việc đổi mới nội dung phương pháp và dạy học, chúng ta đã thực hiện chương trình mới. Với những lý do trên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp để dạy tốt các tiết tập làm văn miệng lớp 3 chương trình mới”. II. thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1. Thực trạng 2
  3. ở trường tiểu học nơi tôi công tác, chương trình mới đã thực hiện đại trà ở khối 1.2.3.4.5. Bản thân tôi đã thực tế giảng dạy chương trình mới. Song khi tìm hiểu các kiểu bài tập làm văn miệng của phân môn tập làm văn chương trình mới chúng tôi thấy có sự khác biệt rõ rệt theo với chương trình cũ, tôi thấy chương trình này rất thú vị, mới mẻ mà cả giáo viên và học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Phân môn tập làm văn chương trình mới có mục tiêu cơ bản so với chương trình cũ dẫn đến việc sắp xếp các kiểu bài ở các lớp khác nhau, nhất là kiểu bài tập làm văn miệng lớp 3 ( chương trình mới). Qua thực tế giảng dạy hiện nay, nhiều tiết tập làm văn miệng gần giống như tiết đọc chậm hoặc đọc thuộc lòng dàn bài đã chuẩn bị sẵn nên kỹ năng nói của học sinh chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Điều này làm chúng ta phải băn khoăn nhiều. Tại trường tiểu học nơi tôi công tác việc dạy tập làm văn miệng như thế nào cho có hiệu quả, đặc biệt là trước yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì việc dạy tập làm văn miệng lại càng nan giải. Để phù hợp với sự phát triển tâm lý của học sinh trong thời kỳ hiện đại đáp ứng được mục tiêu giáo dục thì phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và phương pháp dạy tập làm văn miệng nói riêng phải luôn tạo ra sự hấp dẫn, tạo ra những tình huống có vấn đề để khêu gợi kích thích học sinh, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi giải quyết vấn đề. 2. Kết quả của thực trạng vấn đề nghiên cứu. Đối với địa bàn xã nơi tôi công tác thì việc học sinh học tốt phân môn còn có nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân: các em chưa được sự quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình, trong giờ tập làm văn các em chưa biết cách diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc. Chính vì vậy cho nên dẫn đến chất lượng học tập của học sinh chưa đạt như mong muốn. 3
  4. Qua khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy: Lớp Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 3 Xuất phát từ tình hình kết quả học sinh trên tôi đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng dạy tốt môn tập làm văn miệng lớp 3 (chương trình mới) B. giải quyết vấn đề. I, các giải pháp thực hiện. * Để dạy – học tốt phân môn tập làm văn đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, nắm chắc nội dung chương trình, yêu cầu đối với từng kiểu bài. Vì nội dung kiến thức của các bài tập làm văn lớp 3 chương trình mới cung cấp thông qua hệ thống các bài tập chứ không phải mỗi đề bài cụ thể như chương trình cũ, đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh được thực hành nhiều. Chính vì vậy giáo viên phải biết cụ thể hoá các bài tập xác định rõ các mục tiêu trọng tâm của tiết học. Để học sinh tự chiếm lĩnh tri thức luyện để các em được nói nhiều, biết cách diễn đạt một cách logic, kết hợp nhiều kỹ năng như: quan sát tổng hợp phân tích. Giáo viên kết hợp linh hoạt nhiều hình thức dạy học, không áp đặt để các em tự tìm hiểu và diễn đạt mang tính ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Bên cạnh phải có sự chuẩn bị bài ở nhà của giáo viên và học sinh, tạo mọi điều kiện cho các em được tiếp xúc với mọi người xung quanh để giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn. tạo không khí sôi nổi, gần gũi trong tiết học. Giáo viên phải có thái độ sư phạm thích hợp. Giáo viên cần động viên khích lệ, tạo không khí sôi nổi, vui vẻ để các em nhiệt tình luyện nói và phải chú ý đến hoạt động chung mọi mặt của lớp. Một lời động viên, một ánh mắt 4
  5. triều mến của cô, sự lắng nghe chăm chú, nghiêm túc của bạn bè trong lớp sẽ là nguồn động viên, khích lệ, cổ vũ giúp cho các em tự tin, mạnh dạn hơn khi nói. Với cách dạy trên không làm cho giờ học nặng nề đơn điệu mà gìơ học sôi nổi ngay từ đầu đến cuối, các em biết tự đánh giá mình. Kết quả học tập của các em được đánh giá ngay nên đã kích thích các em nhiệt tình hoạt động hơn. Với giải pháp trên học sinh yếu được nơi nhiều được giáo viên giúp đỡ khi nói, các em tự tin hơn. Đó là giải pháp để giờ tập làm văn miệng đạt kết quả cao hơn. II. Biện pháp để dạy tốt bài tập làm văn miệng lớp 3. Để dạy – học tốt môn tập làm văn lớp 3 có những biện pháp chung là: Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Tức là trong một giờ tập làm văn lớp 3 thực hành là nói và viết, không có tiết cung cấp lý thuyết mà chỉ thực hành qua học sinh tự rút ra những điều cần nhớ . Vì vậy chương trình môn tập làm văn lớp 3 lại có nhiều dạng bài tập khác nhau. Bài tập về kỹ năng phục vụ học tập và đời sống hàng ngày: điền vào giấy tờ in sẵn, viết thư, làm đơn, tổ chức họp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, lớp và trường, ghi chép sổ tay Bài tập kể chuyện ( Kể về một sự việc đơn giản) Bài tập miêu tả ( tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý bằng tranh, bằng gợi ý câu hỏi). Xét theo mục đích của bài tập sau: bài tập nhận diện, bài tập phân tích lời nói, bài tập tạo lập lời nói. Qua các bài tập các em hiểu được ý kiến của bạn, có thể nêu ý kiến bổ sung, nhận xét. Xét về các hình thức của các loại bài tập: trả lời câu hỏi, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, đọc văn bản trả lời câu hỏi, kể lại chuyện đã được học hoặc được nghe. Nói và viết theo mẫu cho sẵn, nói và viết theo tình huống giao tiếp, kể và tả lại theo yêu cầu. Vì vậy người giáo viên phải: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập ( bằng câu hỏi, bằmg lời giải thích) chẳng 5
  6. hạn bài tập yêu cầu ta làm gì? giáo viên giải thích cụ thể, gíao viên giúp học sinh làm mẫu ( một học sinh làm mẫu hoặc viết, học sinh dưới lớp nhận xét, bổ sung, giáo viên quan sắt uốn nắn) ngoài ra giáo viên còn là người tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét, rút ra những điểm cần ghi nhớ. Biện pháp thứ hai: Là phải đánh giá kết quả thực hành luyện tập ở lớp, hướng dẫn hoạt động giao tiếp ở ngoài lớp sau tiết học, hướng dẫn học sinh nhận xét kết quả bài của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong quá trình luyện tập. Giáo viên tóm tắt nhận xét chung ( khen nhiêù, biểu dương những em tốt.). Nêu yêu cầu hướng dẫn học sinh thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành luyện tập ở lớp ( viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ở ngoài lớp học, sử dụng kỹ năng dạy học vào thực tế cuộc sống). • Những biện pháp cụ thể: ở tiểu học người ta chia bài tập làm văn thành hai loại, loại miệng và loại bài viết. Bài tập làm văn miệng có nhiệm vụ rèn kỹ năng nói cho học sinh Rèn cho học sinh trình bày một bài nói theo đề bài đã cho, mục đích của giờ tập làm văn miệng là luyện nói, tạo điều kiện cho học sinh nói nhiều, mạnh dạn nói, dạy cho học sinh nói đúng rồi tiến tới nói hay cả về nội dung và hình thức. Để phù hợp với sự phát triển của tâm lý học sinh trong thời kỳ hiện đại, đáp ứng mục tiêu giáo dục thì phương pháp dạy học ở tiểu học nói chung và phương pháp dạy tập làm văn miệng nói riêng phải luôn tạo ra sự hấp dẫn, tạo ra những vấn đề khêu gợi, kích thích, đòi hỏi học sinh suy nghĩ, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Riêng tiết tập làm văn miệng chúng ta phải tạo được hoàn cảnh nói năng, kích thích nhu cầu nói của học sinh. Nếu không có nhu cầu hoặc động cơ thì hành động nói năng của các em trở nên gượng gạo thiếu tự tin. Khi dạy tập làm văn miệng giáo viên cần: Rèn kỹ năng nói cho học sinh từ mức độ thấp nhưng phát âm đúng, dùng từ ngữ chính xác, đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp, đến mức độ cao hơn như phát biểu ý kiến, trình bày 6