Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh hạn chế phát âm sai

doc 12 trang sangkien 01/09/2022 4920
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh hạn chế phát âm sai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_han_che_phat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giúp học sinh hạn chế phát âm sai

  1. Mẫu số 01/BCSK CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Trần Thới, ngày 02 tháng 4 năm 2015 BÁO CÁO KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH HẠN CHẾ PHÁT ÂM SAI - Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh hạn chế phát âm sai. - Họ Và Tên: Nguyễn Minh Vững - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Thới 2. - Cá nhân, tổ chức phối hợp: Gồm có 3 đồng chí tham gia. 1. Lý văn Út – Giáo viên chủ nhiệm lớp 3. 2. Châu Hồng Khọn – Giáo viên chủ nhiệm lớp 3. 3. Trần Thị Thanh – Giáo viên chủ nhiệm lớp 3. - Thời gian đã được triển khai thực hiện: Từ ngày: 20/8/2014 đến ngày 30/5/2015. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tên sáng kiến: Kinh nghiệm giúp học sinh hạn chế phát âm sai. 2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến (lý do nghiên cứu) Đã qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy học sinh của trường Tiểu học Trần Thới 2 còn nhiều em phát âm chưa đúng. Do một số nguyên nhân như sau: - Trình độ học sinh không đồng đều. - Một số học sinh khi đọc gặp từ khó phải vừa đọc vừa đánh vần. - Học sinh đọc không trôi chảy, không lưu loát. - Nhiều em phát âm sai, đọc theo phương ngữ. - Đọc diễn cảm chưa tốt, chưa tìm đúng với yêu cầu văn bản. - Khả năng đọc hiểu của các em chưa cao. - Việc đọc hiểu nội dung chỉ có một số ít học sinh, đa số các em đọc theo kiểu đọc vẹt, đọc trước quên sau. - Một số phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học ở nhà của các em. Nguyên nhân chính: - 1 -
  2. - Giáo viên chưa chú ý và chưa biết cách gợi mở, giúp học sinh yếu nên các em thường học vẹt, đọc bài xong nhưng không hiểu nội dung ý nghĩa của bài . - Giáo viên chưa đưa được những yêu cầu nâng cao cho học sinh khá giỏi. - Đội ngũ cán bộ - Giáo viên trong giảng dạy đôi khi có số ít không tâm huyết, không nhiệt tình, chưa nêu cao được khẩu hiệu “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Nhiều giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, chưa xây dựng được nội dung hoạt động ngoại khóa, một số giáo viên chưa thật sự gương mẫu trong nhiệm vụ được giao, chưa lồng ghép được giảng dạy kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Có cả giáo viên chủ nhiệm chỉ lo làm kinh tế gia đình. - Phụ huynh học sinh thiếu hiểu biết về sự nghiệp giáo dục mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện. - Cha mẹ học sinh không quản lý giúp học sinh tự học ở nhà. - Thiếu sự kết hợp giữa nhà trường với giáo viên chủ nhiệm . - Học sinh chưa tích cực mạnh dạn khi đọc bài trước lớp. - Do đặc thù của học sinh ở miềm Nam, cho nên kết quả học sinh đọc sai cho thấy: Vào đầu năm học 2014- 2015, lớp tôi có 15 học sinh trong đó có 5 em điều phát âm sai dấu thanh hỏi và dấu thanh ngã, âm đầu ch/tr tất cả các em không phân biệt được trong quá trình phát âm. Còn về phát âm để phân biệt iên/iêng, iêc/ iêt, uôc/uôt, do học sinh ở miền Nam nên các em không phân biệt được và nhiều lỗi phát âm khác. Để thực hiện tốt việc phát âm cho học sinh nên bản thân tôi đã mạnh dạn làm đề tài kinh nghiệm giúp học sinh hạn chế phát âm sai. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI: 1. Các giải pháp Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên cơ sở của ngôn ngữ học. Nó liên quan mật thiết với một số vấn đề như: Chính âm, chính tả, chữ viết, ngữ điệu, nghĩa của từ, của câu, đoạn, bài. Vì vậy đối với học sinh lớp 3 khi dạy Tập đọc giáo viên cần làm tốt một số yêu cầu như sau: 1.1. Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, tham mưu, phối kết hợp với các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để nêu cao khẩu hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”, “Kỉ cương - tình thương - trách nhiệm”. - 2 -
  3. 1.2. Phân loại học sinh theo từng trình độ nhận thức để có biện pháp giảng dạy, bồi dưỡng cho phù hợp từng nhóm đối tượng học sinh. 1.3. Tìm hiểu nội dung, phương pháp “Day tập đọc lớp 3”. - Tìm hiểu những biện pháp giảm độ khó, cách hướng dẫn, gợi mở, các câu hỏi cho học sinh yếu, học sinh trung bình và nâng cao dần đối với học sinh khá, giỏi. - Soạn giáo án chú ý quan tâm tới học sinh ở trình độ khác nhau. Dạy thực nghiệm. 1.4. Phương pháp tham khảo: - Giáo viên chủ nhiệm cần tham khảo sách giáo khoa, sách giáo viên, các nguồn tài liệu khác để có thêm những hiểu biết về phương pháp, hình thức tổ chức dạy Tập đọc, về đặc điểm trình độ học sinh. Dự giờ tìm hiểu để rút ra những cái hay của đồng nghiệp rồi học hỏi, áp dụng cho lớp mình. - Phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên của phân môn Tập đọc, phân tích đặc điểm học sinh của lớp mình để có cách hướng dẫn phù hợp giúp các em tự đọc trôi chảy, lưu loát, đọc biểu lộ cảm xúc, đọc hiểu. *Mức độ yêu cầu đối với học sinh lớp 3 - Ở lớp 3 yêu cầu đọc tối thiểu ở giữa học kì I là: 55 tiếng/1phút, 60 tiếng/1 phút ở cuối học kì I, cuối năm là 70 tiếng/1phút. - Đọc rõ ràng, rành mạch từng câu, từng đoạn bài đọc, biết đọc rõ và nghỉ hơi ở dấu chấm, ngắt hơi ở dấu phẩy. - Đọc thầm, hiểu nội dung bài đọc ở lớp 3. Trả lời được những câu hỏi về nội dung của bài, ý nghĩa của bài học. - Có giọng đọc phù hợp với từng loại bài cụ thể. Để đạt được những mức độ yêu cầu như vậy người giáo viên chủ nhiệm cần - Sau khi phân loại học sinh, giáo viên cần tổ chức đội ngũ chỉ huy lớp, tổ chức tổ tự quản biết cách hoạt động theo sự hướng dẫn của giáo viên. - Giáo viên chủ nhiệm phải được tập thể học sinh tín nhiệm, yêu mến, luôn luôn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của học sinh, biết tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập. - Tạo được mối đoàn kết gắn bó của tập thể lớp. - Sắp xếp vị trí ngồi học của học sinh sao cho mỗi bàn học là một đôi bạn có điều kiện giúp đỡ nhau về mọi mặt và thi đua lành mạnh trong các đôi bạn cùng tiến. - 3 -
  4. - Luôn biểu dương khích lệ, động viên các em trong lớp phấn đấu. Người giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm nhiều đến học sinh. Giúp các em đọc tốt không chỉ thông qua phân môn Tập đọc mà còn phải thông qua toàn bộ các môn học khác. Ví dụ: Khi dạy một bài tập đọc, trước hết người giáo viên chủ nhiệm phải cần đọc mẫu diễn cảm một lượt rồi sau đó cho học sinh đọc nối tiếp theo từng câu nối tiếp nhau hai lượt: Lượt một giáo viên theo dõi đồng thời ghi những lỗi phát âm sai lên bảng lớp. Trước khi đọc lượt hai, giáo viên cho học sinh luyện đọc cho đúng các tiếng, từ mà học sinh đọc sai. Sau đó cho học sinh đọc lượt hai. Học sinh đọc sai tiếng, từ nào giáo viên cho học sinh phát âm lại cho đúng các tiếng từ mà trước đó học sinh phát âm sai. Sau đó là từng đoạn: Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc cá nhân hai lượt (trong khi đọc lượt hai có kết hợp giải nghĩa từ), cho học sinh đọc theo nhóm đôi, đọc theo tổ, cuối cùng là cả lớp đọc đồng thanh cả bài. Khi học sinh đọc giao viên cần theo dõi phát hiện để tìm ra từ, câu học sinh đọc sai, sửa lỗi phát âm, cho các em luyện đọc từ khó nhiều lần luyện cách ngắt nghỉ sau các dấu câu. Giáo viên cần quan tâm giúp đỡ nhiều đến những em đọc yếu. Đối với cách đọc đoạn giáo viên cần cho những em có trình độ ngang nhau dần dần mới cho các em yếu hơn tham gia đọc tiếp Năng lực đọc được cụ thể hóa thành các kĩ năng đọc chỉ được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức này mới được xem là biết đọc. Vì vậy tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đó. Đọc thành tiếng là hình thức không thể thiếu được, đây là điều kiện cần thiết để rèn luyện tính tự giác trong quá trình học tập của học sinh. Đọc thầm là sự chuyển hóa vào trong của đọc thành tiếng. Trong mỗi bài học đọc thành tiếng và đọc thầm luôn được xen kẻ bổ sung cho nhau, đặc biệt là khi tìm hiểu bài học sinh phải đọc thầm để trả lời, tìm hiểu nội dung ý nghĩa của bài. Để đạt mục đích cuối cùng là đọc thông hiểu thạo, chúng ta tách rời chúng ra thành hai việc: Tổ chức dạy đọc thành tiếng và tổ chức dạy đọc thầm. Tổ chức dạy học thành tiếng Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị tư thế để đọc, khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách nằm trong khoảng 30-35 xăng-ti-mét, cổ và - 4 -
  5. đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi.Ở lớp khi được giáo viên gọi đọc học sinh phải bình tĩnh tự tin, không hấp tấp đọc ngay, khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Giáo viên cần cho các em hiểu rằng việc đọc không chỉ cho mình thầy cô giáo nghe mà để cho các bạn cùng nghe nên cần đọc đủ lớn, rõ ràng. Như thế không có nghĩa là đọc quá to, để luyện cho học sinh đọc quá nhỏ, giáo viên cần tập cho các em đọc to chừng nào bạn ở xa nhất lớp nghe thấy mới thôi. Giáo viên nên cho học sinh đứng trên bảng để đối diện với những người nghe. Tư thế đọc phải thoải mái, sách phải được mở rộng và cầm bằng hai tay. Luyện đọc đúng Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của ngôn từ một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không đọc sót âm, vần, tiếng. Đọc đúng phải thể hiện hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là không đọc theo cách phát âm địa phương. Bao giờ việc đọc đúng âm, thanh, vần, ngắt nghỉ đúng nhịp, biết đọc phân biệt được lời nhân vật trong bài thì khi đó việc đọc mới thật sự là có hiệu quả. - Luyện đọc đúng phải rèn cho học sinh thể hiện chính xác các âm vị Tiếng Việt. Học sinh không đọc: phẻ phắn, ngạc mũi, con châu mà đọc là khỏe khoắn, ngạt mũi, con trâu - Đọc đúng bao gồm cả đúng tiết tấu, ngắt nghỉ hơi, ngữ điệu câu cần dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc không tách từ ra làm hai. Việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu, nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm; nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm phù hợp với tình cảm diễn đạt trong câu. Ngoài ra còn phải chú ý đọc ở bộ phận giải thích của câu. Như vậy đọc đúng bao giờ cũng gồm một số tiêu chuẩn của đọc diễn cảm . - Trình tự luyện đọc đúng : Khi lên lớp giáo viên phải dự tính để ngăn ngừa các lỗi phát âm. Tùy đối tượng học sinh mà giáo viên xác định các lỗi phát âm địa phương hoặc các vùng miền dễ mắc phải để cho các em luyện đọc trước. - Khi lên lớp giáo viên cần đọc mẫu, cho học sinh đọc đồng thanh, sau đó cho các em đọc cá nhân với các câu mà giáo viên dự tính sẽ có nhiều em đọc sai, ngắt nghỉ không đúng chỗ, đúng nhịp thì cũng tiến hành như vậy, sau cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh cả đoạn, bài. Luyện đọc nhanh - 5 -