Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt ở Lớp 3

doc 44 trang sangkien 01/09/2022 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_to_chuc_cac_hoat_dong_ngoa.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt ở Lớp 3

  1. Huongdanvn.com –Cú hơn 1000 sỏng kiến kinh nghiệm hay Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt 3 Trường tiểu học Phương Nam B 1 Giáo viên: Đinh Thị Minh Toan
  2. Huongdanvn.com –Cú hơn 1000 sỏng kiến kinh nghiệm hay Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt 3 Phần thứ nhất: Mở đầu I . Lí do chọn đề tài: Giáo dục Tiểu học là nền tảng của giáo dục phổ thông. Thành quả giáo dục tiểu học có tác dụng cơ bản, lâu dài, có tính chất quyết định đối với cuộc đời mỗi ngời. Những đức tính trung thực, công bằng, cẩn thận, lễ phép, hiếu thảo và những kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết, tính toán được hình thành vững chắc ở tiểu học thì sẽ có cơ hội hình thành và phát triển ở những cấp học cao hơn. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Như vậy, vấn đề đợc quan tâm nhất ở tiểu học không phải là học vấn mà chính là những yếu tố hình thành nhân cách và các kỹ năng cơ bản, kỹ năg sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng học tập. Chính vì thế mà giáo dục đợc đặt lên hàng đầu. Ngay trong luật giáo dục của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã nêu: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Nói về truyền thống của dân tộc thì từ xa xưa ông cha ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Tất cả những điều trên đều nói lên sự đặc biệt ưu ái của toàn Đảng, toàn dân đối với ngành ta trong việc trồng người. Nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập này. Giáo dục con người phát triển toàn diện là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Giáo dục học sinh phát triển toàn diện là xu thế tất yếu của xã hội là vấn đề chung của toàn cầu. Tuy vậy, việc giáo dục toàn diện cho học sinh đi vào thực tế ở trờng tiểu học là vấn đề cần bàn. Đây là việc đặt ra với không ít thử thách đối với các nhà giáo dục. Để đạt được mục đích trên việc dạy học trong trường tiểu học phải dựa trên các nguyên tắc, phương pháp giáo và đặc biệt là những kiến thức sẵn có tiềm ẩn trong mỗi học sinh từ lúc chào đời đến khi cắp sách tới trường. Đó là khả năng giao tiếp là vốn ngôn ngữ ( tiếng mẹ đẻ ) mà các em tiếp nhận được thông qua những người thân trong gia đình và những người xung quanh, thông qua môi trường mà hàng ngày các em sinh hoạt vui chơi. Lê- nin đã khẳng định: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”. Nó là hiện thực trực tiếp của tư tưởng là phương tiện biểu hiện tâm trạng, tình cảm. Vì vậy, tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ quan Trường tiểu học Phương Nam B 2 Giáo viên: Đinh Thị Minh Toan
  3. Huongdanvn.com –Cú hơn 1000 sỏng kiến kinh nghiệm hay Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt 3 trọng trong đời sống cộng đồng mỗi con người ; nó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với học sinh tiểu học tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng K.A.U-sin-xki chỉ rõ: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi ngời xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó chỉ thông qua chính công cụ này”.Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này trong những năm tháng học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cuộc đời. Tiếng mẹ đẻ và toán học là những môn học công cụ quan trọng ở trường Tiểu học. Nếu học sinh không biết tiếng mẹ đẻ thì không thể đọc được một bài toán Tiếng mẹ đẻ là môn học với tên “Tiếng Việt”. Khi trở thành một môn học, nó có tính chất hai mặt: Tiếng Việt vừa là đối tượng học tập của học sinh vừa tạo cho học sinh công cụ để học các môn khác. Do tầm quan trọng của môn tiếng việt mà Đảng, Nhà nước, Bộ giáo dục đặc biệt chú trọng môn học này nhất là ở bậc tiểu học; nó chiếm nhiều thời lượng nhất( 8 tiết / tuần - đối với lớp 2,3) nhằm giúp các em: đọc thông , viết thạo, nói rõ ý, viết đúng câu, tự hào về vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt. Từ đó học sinh học tốt hơn các môn học khác như: thành thạo các phép tính, yêu thích sự chính xác, ngắn gọn của toán học; hiểu rõ mối quan hệ của bản thân với môi trường tự nhiên và xã hội; yêu quê hương đất nước và con người; nói điều hay, làm việc tốt; biết sống khoẻ mạnh, an toàn, tiết kiệm; tự hào về truyền thống cha ông, biết nâng niu những giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc; yêu nghệ thuật; yêu cuộc sống. Thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học theo đặc trưng bộ môn Tiếng Việt nhằm làm cho học sinh thích đi học, thích đến trường, yêu lớp, yêu thầy cô giáo, yêu quý bạn bè và cảm thấy “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui - Đi học là hạnh phúc”. Ngoài việc thường xuyên đổi mới phương pháp sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học. Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực tự giác trong học tập của học sinh. Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và thực nghiệm tổ chức một số hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 ở Tiểu học. Tôi rất mong sẽ được đóng góp một phần nhỏ vào công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt ở Tiểu học, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Vì đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học là rất dễ quên và hiếu động. Các em vừa bước vào hoạt động học tập nên rất cần được vui chơi. Để khắc phục tình trang hay quên của học sinh thì nhất thiết trong dạy học ta phải rèn luyện cho học sinh “ Học đi đôi với hành”, học lý thuyết thì phải có thực hành tức là học sinh phải rèn luyện những gì đã học. Để đạt được điều đó mỗi trường học, lớp học phải có kế hoạch rèn luyện cụ thể Trường tiểu học Phương Nam B 3 Giáo viên: Đinh Thị Minh Toan
  4. Huongdanvn.com –Cú hơn 1000 sỏng kiến kinh nghiệm hay Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt 3 thiết thực để các em nắm tri thức một cách bền vững, lâu quên. Nhiệm vụ của người thầy là dạy cho trẻ biết sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp từ đó mở rộng hiểu biết, mạnh dạn, tự tin, sáng tạo vì thế hoạt động ngoại khoá môn tiếng Việt thực sự có ý nghĩa nếu tổ chức tốt sẽ thu hút đông đảo học sinh tham gia tích cực. Qua đó rèn luyện cho các em về kỹ năng và kiến thức đã học. Hơn nữa học sinh tiểu học nhận thức bằng cảm tính là chủ yếu cho nên các em học tốt môn Tiếng Việt khi giáo viên biết tổ chức các buổi nói chuyện, các trò chơi, các cuộc thi giao lưu môn Tiếng Việt. Ngoài ra hoạt động ngoại khoá còn là lúc các em trực tiếp bộc lộ kiến thức được học cả bốn kỹ năng: nghe, đọc, nói, viết. Trong thực tế trường tiểu học đã tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tuy chưa nhiều nhưng đã đạt được kết quả tốt. Bên cạnh đó nhiều trường chưa có quan niệm đúng về hoạt động ngoại khoá, còn xem nhẹ chúng, đó là sự quan tâm chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường. Mặt khác, đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập vì vậy nền kinh tế tăng trưởng nhanh đồng thời kéo theo một số tệ nạn xã hội (ma tuý, trộm cắp ), điều này ảnh hưởng không tốt tới thanh thiếu niên. . Để giúp các em tránh xa các tệ nạn đó cần thu hút các em vào các hoạt động có mục đích, có giáo dục rõ ràng kích thích các em tích cực học tập, hạn chế thời gian nhàn rỗi làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực. Chính vì vậy hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt thực sự cần thiết và được tổ chức liên tục để các em được giao lưu học hỏi các bạn trong lớp trong trường qua đó bộc lộ chính mình.cũng từ đó giáo viên phát hiện kịp thời và có biện pháp giúp đỡ, kèm cặp học sinh yếu để các em có kỹ năng kỹ xảo, tự nhiên trong giao tiếp và học tập. Đó là lý do tôi đã tìm tòi thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm: “Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt ở lớp 3”. II. Mục đích nghiên cứu: II. 1. Điều tra thực trạng hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt ở tiểu học. II.2. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó. II.3. Bước đầu áp dụng một số biện pháp để xoá bỏ cái chưa đúng, còn sai sót hay chưa thiết thực còn mang tính lý thuyết cao. II.4. Nâng cao chất lượng dạy và học, qua việc trau dồi kiến thức bằng các hoạt động sinh động có tính chất giải trí của hoạt động ngoại khoá. II.5. Theo dõi động viên, kiểm tra, đánh giá kịp thời, chính xác, phù hợp, nhằm giúp học sinh ý thức rõ hơn về học tập, phát triển và củng cố những kiến thức về Tiếng Việt mà học sinh đã được học ở trên lớp. Trường tiểu học Phương Nam B 4 Giáo viên: Đinh Thị Minh Toan
  5. Huongdanvn.com –Cú hơn 1000 sỏng kiến kinh nghiệm hay Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt 3 III. Giới hạn đề tài: Do thời gian và khả năng có hạn nên tôi chỉ nghiên cứu tìm hiểu hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt tiểu học tại trường Tiểu học Phương Nam B. Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoại khoá môn Tiếng việt 3 IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: IV.1. Thực trạng hoạt động ngoại khoá ở trường tiểu học . IV.2. Học sinh lớp 3 và các lớp khác của trường tiểu học Phương Nam B. IV.3. Nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá Tiếng việt 3. V. Nhiệm vụ nghiên cứu: Qua nhiều năm giảng dạy tại trường Tiểu học Phương Nam B- Thị xã Uông Bí- Tỉnh Quảng Ninh. Tôi đã quan sát tìm hiểu hoạt động ngoại khoá môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học. V.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc tổ chức các hoạt động ngoại khoáTiếng việt 3. V.2. Tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá ở trường tiểu học . V.3. Tìm hiểu một số phương pháp, hình thức tổ chức và nội dung tổ chức các buổi ngoại khoá. V.4. Tổ chức thực nghiệm. VI. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và tìm hiểu tôi dự kiến một số phương pháp sau: VI.1. Phương pháp quan sát: là phương pháp sử dụng có mục đích có kế hoạch theo những qui cách nhất định các giác quan để thu thập những hoạt động của đối tượng. VI.2.Phương pháp điều tra: Là phương pháp khảo sát một số lượng lớn các đối tượng nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực vào hay nhiều thời điểm. Thu thập rộng rãi các số liệu, hiện tượng từ đó phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết. Xác định tính phổ biến ,nguyên nhân,chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp . Phương pháp này còn cho thấy trình độ nhận thức và cả nguyện vọng của giáo viên ,học sinh . Trường tiểu học Phương Nam B 5 Giáo viên: Đinh Thị Minh Toan