Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức khởi động bài học môn Tiếng Anh 9

doc 20 trang sangkien 9180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức khởi động bài học môn Tiếng Anh 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hinh_thuc_khoi_dong_bai_hoc_mon.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức khởi động bài học môn Tiếng Anh 9

  1. I.PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài. Từ nhiều năm nay Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung , phổ biến nhất trên toàn thế giới. Việc học ngoại ngữ ngày càng được phổ biến rộng rãi và môn học này đang trở thành môn học bắt buộc trong các nhà trường. Bởi vậy yêu cầu đặt ra là làm thế nào để có được những giờ dạy ngoại ngữ đạt hiệu quả và chất lượng cao? Để đáp ứng được yêu cầu này người giáo viên phải luôn hoàn thiện mình không chỉ về trình độ chuyên môn mà còn cần phải thay đổi phương pháp dạy học .Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học hiện nay tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo được khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em. Chính vì vậy việc khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học cho học sinh là điều hết sức cần thiết mà hoạt động vào bài, khởi động bài học là một hoạt động giúp học sinh thêm phấn chấn tập chung nhiều hơn cho nội dung bài học. Trong thực tế, những hình thức khởi động bài học có thể cùng lúc đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau. Bằng nhiều hình thức và thủ thuật linh hoạt, giáo viên cùng một lúc gây hứng thú với bài học, ổn định lớp, kiểm tra, ôn tập lại bài cũ. Đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết cho bài mới. Chính do nhận thấy được sự cần thiết của các hình thức khởi động bài học nên ngay từ đầu năm học 2010-2011, khi được phân công giảng dạy môn Tiếng Anh 9 tôi đã tiến ành chọn nghiên cứu và áp dụng thực tế đề tài “MỘT SỐ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG BÀI HỌC MÔN TIẾNG ANH 9” nhằm nâng cao hơn chất lượng dạy và học đáp ứng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. 2.Mục đích nghiên cứu. Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng ý kiến, đóng góp vào tiếng nói chung của công tác giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, thông qua đó đưa ra một số hình thức khởi động bài học giúp các em học sinh thật sự có hứng thú trong việc học tập môn Tiếng Anh. 3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hình thức khởi động bài học phù hợp với từng nội dung đơn vị bài học của chương trình Tiếng Anh 9, cụ thể là nghiên cứu về khả năng tiếp thu và diễn biến học tập của các em học sinh lớp 9A1, 9A2. +Phạm vi nghiên cứu. -Về không gian nghiên cứu là ở bước khởi động bài học của từng tiết học cho 2 lớp 9. Giáo viên áp dụng các hình thức và thủ thuật đã nghiên cứu thật linh hoạt và phù hợp với từng tiết dạy. -Về thời gian nghiên cứu được thực hiện theo 4 giai đoạn của năm học. Giai đoạn 1:Từ đầu năm đến giữa HKI. Giai đoạn 2:Từ giữa HKI đến hết HKI. Giai đoạn 3:Từ đầu HKII đến giữa HKII. Giai đoạn 4:Từ giữa HKII đến cuối năm học. 1
  2. 4.Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu về một số hình thức khởi động bài học môn tiếng Anh 9, nghiên cứu về thực trạng công tác giảng dạy để từ đó đưa ra những hình thức phù hợp giúp học sinh “vào bài” đầy hứng thú và hiệu quả. 5.Phương pháp nghiên cứu. a.Phương pháp đọc tài liệu. Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến các hình thức khởi động bài học cho các em học sinh lớp 9. b.Phương pháp điều tra. Tiến hành thực nghiệm, kiểm tra và so sánh kết quả đánh giá học sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức đã nghiên cứu có phù hợp chưa và có mang lại kết quả tốt không. c.Phương pháp đàm thoại. Thường xuyên trao đổi các kinh nghiệm hay từ các đồng nghiệp trong nhóm ngoại ngữ để tìm ra thêm các hình thức khởi động bài học hay. Trao đổi với các đồng nghiệp trong các buổi họp tổ để được đóng góp ý kiến. Đăng kí dạy chuyên đề, dạy rút kinh nghiệm, dự giờ thường xuyên để rút kinh nghiệm từ các hình thức khởi động bài học đã dùng. II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1.1.Cơ sở pháp lý. Tôi đã tìm hiểu và đọc kỹ các tài liệu như: -Quyển “Introduction to linguishtics and the English language” của Nguyễn Thanh Bình -Quyển “ Success in English teaching” Oxford -Quyển “ Five-minute Activities – A resource book of short activities” Cambridge University press. -Quyển “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2002. -Quyển “ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” năm 2004. -Quyển “ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS- Môn Tiếng Anh” của nhà xuất bản giáo dục và một số tài liệu qua các chương trình học thay sách. 1.2.Cơ sơ lý luận. Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp lên lớp nói riêng là việc làm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện hành đồng thời từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Để làm được điều đó mỗi người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo trong từng hoạt động dạy học, trong đó hoạt động khởi động bài học mặc dù chỉ chiếm từ 5-7 phút nhưng là hoạt động rất quan trọng trong thành công của một tiết dạy. Các hoạt động khởi động bài 2
  3. học cần phù hợp với từng đối tượng, trình độ, nhận thức của học sinh giúp các em có hứng thú học tập, có đam mê với môn học, tạo khởi đầu tốt cho một tiết học. “ Lý luận dạy học hiện đại xem hứng thú là yếu tố co ý nghĩa to lớn không chỉ trong quá trình dạy học mà cả đối với sự phát triển toàn diện, sự hình thành nhân cách của trẻ. Hứng thú là yếu tố dẫn tới tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý đảm bảo tính tích cực độc lập sáng tạo trong học tập. Ngược lại phong cách học tập tích cực, độc lập, sáng tạo có ảnh hưởng đến sự phát triển hứng thú và tự giác. F.Bruno cho rằng hứng thú nhận thức được hình thành qua việc tổ chức học tập như những hành động khám phá. Theo E.P.Brounovt, “Một niềm hứng thú thực sự biểu hiện ở sự bền bỉ, kiên trì và sáng tạo trong việc hoàn thành các công tác độc lập dài hơn.”. Nếu học sinh được độc lập quan sát, so sánh, phân tích khái quát hóa các sự kiện hiện tượng thì các em sẽ hiểu sâu sắc và hứng thú bộc lộ rõ” ( Trích: Mối quan hệ giữa tích cực học tập và hứng thú nhận thức - Quyển Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS của Bộ giáo dục và đào tạo). Để tạo được hứng thú cho học sinh cần phát huy tối đa hoạt động tư duy tích cực của học sinh. Hay nhất là tổ chức những vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thuyết, tranh luận giữa những ý kiến trái ngược, các hoạt động có tính thi đua có đặc điểm của những trò chơi 1.3.Cơ sở thực tiễn. Như chúng ta đã biết Tiếng Anh là một môn học tương đối khó với học sinh, nhất là học sinh vùng cao thậm chí nói tiếng phổ thông còn chưa rõ thì việc làm thế nào để gây được hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ luôn là câu hỏi mà các giáo viên dạy ngoại ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời. Thực tế cho thấy, hầu hết các em học sinh là người dân tộc ít người, mới tiếp xúc với bộ môn Tiếng Anh nên còn nhiều e dè, ngại ngùng khi giao tiếp. Một số em biết nhưng không dám giơ tay, không dám nói vì ngại, một số em khác không dám phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn chê, cô giáo cười. Theo tôi đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét để giúp các em có được hứng thú học tập hay ít ra là tích cực hơn trong các giờ học. Trong các tiết học các em còn thụ động, hoạt động nhóm không đồng đều, tiếp thu bài còn chậm. Vì vậy để có được giờ dạy thành công ngay ở bước hoạt động đầu tiên là bước mở bài, khởi động bài học, giáo viên cần tạo ra một bầu không khí học tập thuận lợi về cả tâm lí lẫn nội dung cho hoạt động bài học tiếp sau đó. Một nội dung quá dễ hoặc quá khó đều không gây được hứng thú. Do đó, cần tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Các hình thức khởi động bài học(warm up) có thể đáp ứng được nhu cầu và hứng thú cho học sinh trong việc chuyển tiếp sang nội dung bài mới. Giáo viên có thể bắt đầu bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem-solving) hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming) để gây được hứng thú của các em đối với bài học, mặt khác có thể ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ đồng thời giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài học mới. 3
  4. 2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 2.1.Khái quát phạm vi. Phạm vi của đề tài là nghiên cứu về thực trạng học tập của học sinh lớp 9 từ đó đưa ra một số hình thức khởi động bài học cho học sinh hai lớp 9 (9A1,9A2)trường THCS Rạng Đông – xã Phình Sáng – huyện Tuần Giáo – tỉnh Điện Biên trong năm học 2010-2011. 2.2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu. a.Thực trạng học sinh. Học sinh lớp 9A1 và 9A2 có tổng số là 64 em, trong đó bao gồm đủ các học sinh từ trung bình, khá, giỏi đến yếu, kém. Số học sinh khá, giỏi của lớp rất năng động, sáng tạo, tích cực học tập, tiếp thu bài tốt, tham gia tích cực vào các hình thức khởi động bài học. Ngược lại số học sinh yếu, kém lại rất lười học tiếp thu bài học một cách thụ động, chưa có khả năng tham gia vào các hoạt động khởi động bài học tốt. Có những hình thức khởi động bài học tạo được nhiều hứng thú cho học sinh khá, giỏi nhưng số học sinh yếu, kém lại không đủ khả năng tham gia tích cực, ngược lại có nhiều hình thức được sự hưởng ứng nhiệt tình của những học sinh yếu, kém nhưng lại gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi. b.Thực trạng cơ sở vật chất-đồ dùng dạy học. Trường THCS Rạng Đông vừa được xây dựng hoàn chỉnh, trường lớp khang trang, sạch đẹp.Nhà trường có phòng trình chiếu riêng nên giáo viên có thể sử dụng máy chiếu và dạy giáo án điện tử.Có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc đổi mới thực hiện nhiều hình thức khởi động bài học. Trường được trang cấp bảng từ ở các lớp rất thuận tiện cho việc sử dụng đồ dùng dạy học và các thiết bị hỗ trợ khác. Dựa trên những điều kiện thuận lợi đó nhà trường đã tổ chức thực hiện giảng dạy môn Tiếng Anh theo đúng quy định của chương trình. Tuy nhiên thực tế của việc dạy và học môn Tiếng Anh của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập nên hiệu quả còn thấp, chất lượng học tập chưa cao, số học sinh đạt điểm dưới trung bình còn nhiều. *Chất lượng khảo sát đầu năm của 2 lớp 9 như sau: TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém 64 2.3.Nguyên nhân của thực trạng. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau: +Về học sinh: -Mức độ tiếp thu bài của các em không đồng đều gây khó khăn cho việc chọn lựa các hoạt động thật phù hợp. Đối với hoạt động dễ sẽ gây nhàm chán cho số học sinh khá, giỏi, nhưng các hoạt động khó, nâng cao các học sinh yếu, kém không tiếp thu kịp. 4