Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở trường THPT

doc 26 trang sangkien 29/08/2022 13122
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp quản lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở trường THPT

  1. SỞ gi¸o dôc & ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CSVC, TBDH Ở TRƯỜNG THPT 1 Lĩnh vệc chuyên môn: Ngưệi thệc hiện: Chệc vệ: Tệ chuyên môn: Đà Nẵng, tháng 12 năm 2010
  2. MỤC LỤC Đề mục Trang Những từ viết tắt 3 I. Đặt vấn đề 4 II. Giải quyết vấn đề 6 1. Cơ sở khoa học của công tác quản lý CSVC - TBDH 6 2. Nhận thức về công tác quản lý CSVC – TBDH ở trường THPT 10 3. Thực trạng quản lý và sử dụng CSVC – TBDH ở trường THPT hiện nay 12 4. Một số giải pháp quản lý CSVC và TBDH nhằm nâng cao chất lượng dạy – học, giáo dục ở trường THPT . 16 5. Kết quả đạt được 22 III. Kết luận và kiến nghị 24 Phụ lục 25 Tài liệu tham khảo 26 2
  3. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT ĐỌC LÀ CSVC Cơ sở vật chất TBDH Thiết bị dạy học THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TB Thiết bị CM Chuyên môn HSG Học sinh giỏi GV Giáo viên CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa XH Xã hội TN Tự nhiên SP Sư phạm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 3
  4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CSVC – TBDH Ở TRƯỜNG THPT I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Tầm quan trọng của Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) ở cơ sở giáo dục nói chung, ở trường THPT nói riêng được khẳng định từ: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc, đến các văn bản của Quốc hội, của Chính phủ và Bộ giáo dục – đào tạo như: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; X đã chỉ rõ: “ Tạo bước chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục đào tạo, trong đó ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường ”; Quyết định số 27/2001/QQĐ-BGD ĐT, ngày 5/7/2001 về quy chế công nhận trường chuẩn; Quyết định 07/2007/QĐ-BGD ĐT ban hành điều lệ trường Phổ Thông; Công văn 4381/BGD ĐT-CSVCTBDH, ngày 6/7/2011 Đã khẳng định CSVS – TBDH là phương tiện lao động của các nhà giáo và học sinh, là một trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học – giáo dục trong nhà trường, thiếu điều kiện này thì quá trình đó diễn ra ở dạng không thể hoàn thiện. Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 9/12/2000 của Quốc Hội khoá X đã nêu “ Đổi mới nội dung chương trình, SGK, Phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học ”. Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục với mục tiêu đến năm 2020: “Giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ” (Chiến lược phát triển GD & ĐT giai đoạn 2011-2020), thì CSVC-TBDH là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học bởi 4
  5. Không thể nói đến giáo dục toàn diện một khi không có CSVC -TBDH trường học. Ở trường THPT vấn đề quản lý và sử dụng CSVC – TBDH luôn được các nhà quản lý giáo dục quan tâm, nhưng trong thực tế còn nhiều bất cập, chưa thực sự đảm bảo yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời kỳ CNH - HĐH, kỷ năng sử dụng CSVC – TBDH của một bộ phận khá lớn giáo viên - học sinh còn nhiều bất cập, hiệu quả không cao, đòi hỏi phải có sự đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng cụ thể, sự đổi mới đó được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết trong đổi mới công tác quản lý CSVC – TBDH ở trường học theo quan điểm hiệu quả hiện nay, bởi lẽ: CSVC - TBDH chỉ phát huy tác dụng làm cho quá trình giáo dục diễn ra có hiệu quả, nếu như nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình giáo dục – phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách quản lý mảng CSVC – TBDH của nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm các giải pháp để quản lý tốt mảng hoạt động này nhằm thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên đây tôi mạnh dạn đưa ra: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CSVC – TBDH Ở TRƯỜNG THPT” 2. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: Sáng kiến kinh nghiệm nhằm đề xuất một số giải pháp trong đổi mới công tác quản lý CSVC – TBDH ở trường THPT mà tôi đã tích lũy được, cùng chia sẻ với đồng nghiệp, góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC – TBDH của các nhà trường từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện, đạt được mục tiêu của từng nhà trường cũng như mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục nước ta trong giai đoạn CNH – HĐH ngày nay. Những kinh nghiệm có được đảm bảo 3 mục tiêu về: Tổ chức xây dựng, tổ chức sử dụng và tổ chức bảo quản, cùng đảm bảo 4 nguyên tắc quản lý về: tính 5
  6. mục đích; tính phù hợp, tính kế thừa – phát triển và tuân thủ chu trình quản lý và phù hợp với thực tiễn CSVC – TBDH, đối tượng học tập của nhiều trường THPT tỉnh nhà . II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CSVC – TBDH: 1.1. Cơ sở lý luận: + CSVC và TBDH là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục. Nội dung CSVC và TBDH gồm: Trường học, sách giáo khoa, sách tham khảo, thư viện trường học, thiết bị dạy học, các phương tiện kĩ thuật dạy học khác. Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản cấu thành quá trình dạy học là: Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Thiết bị giáo dục. Có thể diễn tả các thành tố cấu thành quá trình dạy học và mối quan hệ giữa chúng bằng sơ đồ sau đây: Mục tiêu Nội Phương. Môi Môi dung pháp trường trường XH, TN XH, TN Giáo Học viên sinh CSVC Theo sơ đồ các cặp thành tố SP có quan hệ tương hỗ hai chiều, việc điều khiển tối ưu các mối quan hệ giữ các thành tố có thể coi là một nghệ thuật về mặt 6
  7. sư phạm; CSVC và TBDH có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò như các thành tố khác và không thể thiếu một thành tố nào. Như vậy, CSVC và TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình giáo dục, dạy học. + CSVC và TBDH là một bộ phận nội dung và phương pháp dạy học: Lí luân dạy học đã khẳng định quá trình dạy và học là một quá trình trong đó hoạt động dạy và hoạt động học phải là một hoạt động khăng khít giữa các đối tượng xác định và có mục đích nhất định. Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó, CSVC và TBDH phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển, các yếu tố của quản lí giáo dục cũng xuất hiện. Mục tiêu và nội dung học tập của nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và TBDH một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế - xã hội, mặt khác còn chịu ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời. Ngày nay khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc, sự tiến bộ đó cũng được phản ánh vào hệ thống CSVC và TBDH của nhà trường. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC và TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực, vì có TBDH tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. TBDH phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Như vậy, CSVC và TBDH là bộ phận của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. + CSVC và TBDH là điều kiện về việc đảm bảo chất lượng dạy và học: Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người, trong quá trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với việc lĩnh hội kiến thức của ngừời học. 7
  8. Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được. Học sinh rất cần trực tiếp làm thực nghiệm, được lắp ráp, thao tác quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ phương tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả các giác quan, huy động mọi tiềm năng để nhận thức. Để học tập khoa học theo phương pháp được khám phá, chứng minh kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp nghiên cứu và kĩ năng thì các phương tiện, dụng cụ, phòng thí nghiệm có vai trò và tiềm năng to lớn. Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diễn vận hành của cơ chế, cấu trúc, vận động, mô hình, mô phỏng: các phương tiện nghe nhìn có ưu thế rõ rệt. Như vậy CSVC và TBDH cho phép: * Thực hiện nguyên tắc trực quan trong dạy và học. * Góp phần đảm bảo kiến thức theo những đặc trưng cơ bản : Tính chính xác, khoa học, tính tổng quát, tính hệ thống, tính chuyển hoá, tính thực tiễn, tính bền vững. * Rèn luyện kĩ năng nhiều mặt cho người học. * Phương tiện kĩ thuật dạy học có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo khả năng xây dựng hình thành, củng cố, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Đó là những yếu tố cấu thành chất lượng thực của dạy học. 1.2. Cơ sở pháp lí của quản lý CSVC-TBDH: Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, coi giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu, trong những năm qua, Nhà nước đã có hệ thống văn bản quy định đầu tư phát triển giáo dục. - Luật giáo dục 2005, chương VII, mục 2 “Đầu tư cho giáo dục”, điều 103 quy định: “Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học”; điều 106 quy định: “Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ chơi” 8
  9. - Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết định số:07/2007/QĐ- BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại điều 19 khoản 1 điểm e có ghi nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng: “Quản lí tài chính, tài sản của nhà trường”. - Chỉ thị 39/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ giáo dục & đào tạo : “ Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm năm học 2007-2008” Chỉ thị nêu rõ 9 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có nhiệm vụ 6 về : “ Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phát triển mạng lưới trường, lớp học, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên, thu hút các nguồn lực cho xây dựng CSVC, trường, lớp học, thiết bị giáo dục bằng những chính sách và quy hoạch rõ ràng”. Bộ Giáo dục chỉ thị: “ Tiến hành rà soát, xây dựng và thực hiện các chuẩn về CSVC trường học, TBDH cho các trường Mẫu giáo, Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT; đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề án học phí mới. Đề xuất để Chính phủ ban hành chính sách về đất đai cho phát triển giáo dục, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập, trường PTDT bán trú ở vùng dân tộc” Như vậy, vấn đề CSVC và TBDH, quản lý CSVC và TBDH được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và chỉ đạo có hệ thống, khoa học nhằm đáp ứng đổi mới nội dung, phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Cơ sở thực tiễn: Nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, muốn hội nhập thành công, thì yếu tố con người – sản phẩm của nền giáo dục – đào tạo đóng vai trò quyết định. Nhận thức rõ vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự nghiệp phát triển của đất 9