Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT

docx 21 trang Mịch Hương 27/09/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_lu.docx
  • pdfĐặng Xuân Hiệp-Trường THPT Quỳ Hợp-Quản lý.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG THPT LĨNH VỰC: QUẢN LÝ
  2. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDPT: Giáo dục phổ thông. THPT: Trung học phổ thông. GVCN: Giáo viên chủ nhiệm. GVBM: Giáo viên bộ môn. PHTM: Phòng học thông minh. CB: Cán bộ. GV: Giáo viên. TKB: Thời khóa biểu. CNTT: Công nghệ thông tin. 1
  3. PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Dạy học trực tuyến hiện nay là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch. Còn có một số giáo viên, học sinh sống trong các khu vực phong tỏa, là các f theo quy định của Bộ Y tế đang điều trị, cách ly tại nhà, tại các khu cách ly tập trung hay bệnh viện. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị Covid-19 nói chung, đặc biệt là cho đối tượng học sinh phổ thông nên việc cho học sinh đến trường trong khi dịch bệnh chưa thể kiểm soát đang là bài toán nan giải đối với từng chính quyền địa phương, trường học. Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm nhất của đội ngũ nhà giáo ngành giáo dục. Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả cao đang là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh quan tâm. Tại Trường THPT Quỳ Hợp, hoạt động dạy học trực tuyến được quan tâm thực hiện từ khi có chủ trương tạm ngừng đến trường nhưng không ngừng học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Qua 3 đợt dịch bùng phát ở nước ta, trường áp dụng dạy học trực tuyến và đã có những hiệu quả nhất định trong chất lượng dạy học, song trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Do vậy, xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dạy học tại Trường THPT Quỳ Hợp là một yêu cầu cần thiết. Sự đổi mới trong quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến nói chung và ở Trường THPT Quỳ Hợp nói riêng còn chuyển biến chậm. Việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cho hoạt động dạy học trực tuyến còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên như việc tổ chức hoàn thiện nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học Với lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở trường THPT Quỳ Hợp” nhằm đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong trong hoạt động dạy học trực tuyến, kịp thời trang bị kiến cho học sinh khi không thể đến trường. 2. Mục tiêu, phương pháp nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của đề tài: Đề tài đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến trong điều kiện học sinh, giáo viên không thể đến trường. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: + Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu với các tài liệu khoa học, sách báo tạp chí, các trang web, + Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế điều kiện dạy học, hiệu quả dạy học. + Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài 3
  4. PHẦN 2. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận về dạy học theo phương thức dạy học trực tuyến. Dạy học trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN). Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục đích dạy học trực tuyến là Hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông giúp cơ sở giáo dục phổ thông nâng cao chất lượng dạy học và hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông; Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; Mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc. Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; Bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến và đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến; Tuân thủ các quy định hiện hành về an toàn thông tin, quy định về dữ liệu, thông tin cá nhân, sở hữu trí tuệ theo các quy định của pháp luật. Đến nay, đào tạo trực tuyến đã được triển khai ở nhiều bậc học. Giai đoạn 2013-2018 Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về tốc độ phát triển e-learning. Đào tạo trực tuyến đơn giản và dễ tiếp cận người học, linh hoạt, chủ động định hướng, tùy biến học tập, Theo PGS.TS. Vũ Hữu Đức, một trong những yếu tố dẫn đến tốc độ phát triển nhanh chóng này là mức chi cho giáo dục của Chính phủ và người dân cao, tỉ lệ người dùng Internet cao, Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng. Báo cáo cho thấy, năm 2018, người dân Việt Nam đã chi 9 tỉ USD cho giáo dục. Chi tiêu cho giáo dục chiếm gần 1/2 tổng chi tiêu của gia đình. Theo khảo sát hơn 30 website E-Learning tiêu biểu của Công ty More cho thấy, hoạt động giáo dục trực tuyến tại Việt Nam cung cấp chủ yếu 4 nhóm dịch vụ sau: Cung cấp khóa học ngoại ngữ, các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông (cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng. Cũng cho ra kết quả tương tự, khảo sát của Nhóm nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me trong thời gian từ ngày 10-18/3/2016 đối với 500 sinh viên các trường đại học tại Việt Nam cho thấy, các trường đại học đều xây dựng cổng thông tin điện tử để chuyển tải thông tin hoạt động và đều có sử dụng máy tính, máy chiếu trong quá trình giảng dạy. Hầu hết sinh viên đại học đều sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone, laptop hoặc cả hai phương tiện này. Trong đó, có khoảng 40% sinh viên có liên hệ với giáo viên qua mạng xã hội, nhất là qua facebook. Việc sử dụng sách điện tử với tỷ lệ tăng hơn trước cũng giúp sinh viên giảm thiểu cả về thời gian lẫn chi phí trong quá trình học tập. Nhận định về xu thế đào tạo trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, ở các nước trên thế giới, đào tạo trực tuyến diễn ra rất mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Không chỉ các khóa đào tạo cấp bằng, những khóa học đại chúng mở, ngắn hạn đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng cũng phát triển 5