Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_su.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học
- SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo việc sử dung TBDH Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học I. Đặt vấn đề “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức sống khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Điều 2- Luật GD). Muốn thực hiện hiện tốt mục tiêu giáo dục thì “Hoạt động giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn ”( Điều 3 - khoản 2- Luật giáo dục), “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học ”(Điều 4- khoản 2- Luật giáo dục). THCS là bậc học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nên mục tiêu giáo dục nguyên lý giáo dục và phương pháp giáo dục đã được quy định trong luật giáo dục. Chất lượng của TBDH trước hết phải thể hiện ở chỗ mức độ góp phần thực hiện mục tiêu GD và ĐT nói chung, mục tiêu giáo dục THCS nói riêng, phù hợp với các hình thức và phương pháp dạy học ở bậc THCS và các môn học. Việc sử dụng TBDH đạt hiệu quả cao góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trong điều lệ trường THCS đã quy định: “Trường THCS phải được trang bị đủ TBDH trong giảng dạy và học tập theo quy định của BGD-ĐT. Giáo viên có trách nhiệm sử dụng TBDH theo đúng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục.” Muốn làm tốt công tác chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong nhà trường THCS, người cán bộ quản lý cần phải nắm vững các khái niệm về CSVC sư phạm, TBDH, quản lý TBDH, nắm vững vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình dạy học nói chung và nhà trường THCS nói riêng. Là người cán bộ quản lí bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng TBDH. Hy vọng rằng thông qua các giải pháp đề ra góp phần giúp cho việc quản lí và sử dụng TBDH ở trường THCS có hiệu quả cao hơn. Người thực hiện: Nguyễn Văn Vững 1
- SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo việc sử dung TBDH II. Thực trạng về TBDH và công tác quản lý, sử dụng TBDH ở tr ường TH&THCS Kim Thuỷ. 1. Về cơ sở vật chất Trường TH&THCS Kim Thuỷ là một trường thuộc địa bàn miền núi, cơ sở vật chất trong những năm qua đã được nhà nước quan tâm đầu tư, song nhìn chung vẫn còn hạn chế. Trường gồm có 20 phòng học được phân bố ở 8 khu vực, trong đó bậc THCS có 03 phòng kiên cố có đầy đủ bàn ghế đúng quy cách, đảm bảo cho học sinh học tập, Có bàn ghế cho GV và bảng chống loá. Mỗi phòng đều được trang bị, lắp đặt đầy đủ hệ thống điện thắp sáng, đảm bảo cho GV và HS tổ chức quá trình dạy và học có chất lượng. Có các phòng chức năng gồm: 1 văn phòng, 1 phòng hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, 1 phòng thư viện thiết bị. Tất cả được sắp xếp khá gọn gàng ngăn nắp đảm bảo cho mọi hoạt động diễn ra một cách bình thường. Cảnh quan sư phạm hợp lý, có sân chơi bãi tập rộng rãi tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường tổ chức tốt mọi hoạt động. Tóm lại, CSVC của nhà trường tuy còn nghèo nhưng cũng đảm bảo cho mọi hoạt động dạy và học diễn ra bình thường 2. Về đội ngũ cán bộ giáo viên Nhà trường có 47 cán bộ, giáo viên, nhân viên: + Cán bộ quản lý: 03 + Nhân viên: 04 + Giáo viên đứng lớp: 39, trong đó có 10 GV THCS, GV Tiểu học 29. Tập thể sư phạm nhà trường luôn luôn đoàn kết, có ý thức phấn đấu vươn lên và tinh thần trách nhiệm cao. 3. Về học sinh: Năm học 2008-2009 bậc THCS có 139 học sinh chia làm 05 lớp. Học sinh đa số là người dân tộc Vân kiều đời sống còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên các em cơ bản chăm ngoan, có ý thức trong học tập. Ngoài việc học tập các em còn được tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội tổ chức qua đó tăng cường rèn luyện cho HS ý thức Người thực hiện: Nguyễn Văn Vững 2
- SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo việc sử dung TBDH kỷ luật, trung thực trong học tập và thi cử, có lòng biết ơn những người có công với cách mạng, có tình yêu quê hương đất nước 4. Thực trạng về TBDH và công tác quản lý, sử dụng TBDH ở trường TH&THCS Kim Thuỷ- Lệ Thuỷ 4.1. Thực trạng về thiết bị dạy học ở trường TH&THCS Kim Thuỷ Nhìn chung số thiết bị dạy học của nhà trường còn lạc hậu, thô sơ, chất lượng còn hạn chế dễ bị hỏng hóc. Các thiết bị hiện đại đã được trang cấp nhằm đáp ứng một phần cho việc dạy học: 1 máy chiếu đa năng, 1 máy chiếu qua đầu, mỗi lớp học được trang bị 01 bộ TBDH. Tóm lại, TBDH Trường TH&THCS Kim Thuỷ mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đổi mới công việc ĐMGDPT. Đây là một vấn đề đòi hỏi nhà trường cũng như địa phương, ngành giáo dục quan tâm và trang bị thêm TBDH cho nhà trường. 4.2. Thực trạng về trang bị TBDH ở trường TH&THCS Kim Thuỷ Việc trang bị TBDH ở trường TH&THCS Kim Thuỷ được tiến hành chủ yếu bằng trang cấp của nhà nước, ngoài ra do nhà trường mua sắm thêm hoặc do GV tự làm. Những năm trước đây nhà trường được ngành GD cấp phát một số TBDH như: Tranh ảnh, băng dĩa, đàn ooc gan, các bộ thực hành thí nghiệm đến nay một số dụng cụ đã bị vỡ, các bộ tranh lịch sử, địa lý đã rách nát. Việc trang bị TBDH ở trường TH&THCS Kim Thuỷ tuy đã được chú trọng nhưng kết quả chưa thật mỹ mãn. Do đó cần có sự tham gia ủng hộ nhiệt tình của địa phương, của phụ huynh học sinh. 4.3. Thực trạng về bảo quản TBDH ở Trường TH&THCS Kim Thuỷ Nhà trường chỉ có một phòng kho để đựng các TBDH của tất cả cấc môn học. Mặc dù đã có tủ kính để đựng TBDH nhưng chưa đủ để đựng riêng theo khối lớp, do đó việc sắp xếp cac TBDH còn lộn xộn, cái nọ chồng lên cái kia. Dẫn đến khi GV mượn đồ dùng lại phải xáo lên do đó các loại tranh ảnh dễ bị nhàu nát. Trường gồm nhiều khu vực lẽ nên việc di chuyển thiết bị đến các phòng học gặp rất nhiều khó khăn, các TB dạy học dễ vở nhiều lúc không thể đến được với các lớp ở xa trung tâm. Cán bộ phụ trách TB không được qua đào tạo đúng chuyên ngành. Người thực hiện: Nguyễn Văn Vững 3
- SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo việc sử dung TBDH Như vậy, việc bảo quản TBDH ở Trường TH&THCS Kim Thuỷ chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng hư hỏng, kém giá trị sử dụng còn xảy ra nhiều. Nhà trường chưa trang bị được các phương tiện chống ẩm, mối, mọt 4.4. Thực trạng việc sử dụng TBDH ở Trường TH&THCS Kim Thuỷ Đa số giáo viên đã có ý thức sử dụng TBDH đối với các thiết bị truyền thống: Bảng phụ, tranh ảnh Tuy nhiên việc tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế như: Sử dụng mô hình, các thiết bị thực hành, máy chiếu qua đầu hoặc máy chiếu đa năng ; Một bộ phận giáo viên còn ngại trong việc sử dụng TBDH trong các tiết dạy học hàng ngày, chủ yếu chỉ sử dụng khi dạy thao giảng hoặc chuyên đề. 4.5. Thực trạng công tác quản lý TBDH ở trường TH&THCS Kim Thuỷ Công tác quản lí TBDH đã được nhà trường chú trọng, trong năm qua đã phân công đồng chí PHT phụ trách. Mặc dầu đã quan tâm, nhắc nhở GV làm tốt công tác này nhưng chỉ bằng kinh nghiệm cá nhân nên các biện pháp đưa ra nhiều lúc chưa chặt chẽ. Nhìn chung, công tác quản lý ở nhà trường chưa được đẩy mạnh , chưa thật sự có khoa học nhưng phần nào BGH đã có tinh thần xây dựng TBDH ở nhà trường ngày một đầy đủ, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. III. Các biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở đơ n vị. 3.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: Nâng cao nhận thức về công tác TBDH cho đội ngũ giáo viên Như phân tích ở trên chúng ta thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng TBDH kém hiệu quả là do GV chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của TBDH trong quá trình dạy học. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH thì việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về công tác TBDH trong nhà trường. Để làm tốt công tác này người cán bộ quản lý trước hết phải nhận thức đúng về vị trí, nhiệm vụ và vai trò của TBDH trong quá trình dạy học. Coi TBDH là một bộ phận cấu thành của quá trình sư phạm. Chính vì vậy, người cán bộ quản lý phải cần gắn công tác sử dụng TBDH trên lớp của GV với việc đánh giá thi đua khen thưởng hàng năm. Người thực hiện: Nguyễn Văn Vững 4
- SKKN: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo việc sử dung TBDH Vào đầu năm học nhà trường cần tổ chức cho GV học tập các Nghị quyết, Luật giáo dục, Điều lệ Trường THCS để cho mọi người nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục. Mặt khác, nhà trường cần mời các chuyên viên thiết bị trường học của Sở, Phòng GD về nói chuyện với tập thể giáo viên về công tác TBDH. Cử GV đi tập huấn các lớp về TBDH sau đó tập huấn lại cho toàn trường, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Nhân viên thiết bị phải lên rõ danh mục TBDH theo từng khối lớp và giới thiệu những thiết bị mới được trang bị thêm trong năm để GV toàn trường biết và sử dụng. Bên cạnh việc nâng cao nhận thức về mặt lý luận, người cán bộ quản lý nhà trường cần có kế hoạch giao lưu với các trường bạn có phòng TBDH có nhiều thiết bị hiện đại để tạo điều kiện cho GV của mình học hỏi kinh nghiệm và tiếp xúc với những TB hiện đại. Quản lí TBDH cần được phân cấp, từ việc quản lí của cán bộ phụ trách TBDH, đến GV, tổ nhóm bộ môn, tổ chuyên môn và BGH nhà trường. Ngoài ra, trong công tác chỉ đạo chuyên môn, nhà trường cần tổ chức các chuyên đề về TBDH. Ví dụ: tổ chức hội giảng GV giỏi cấp trường với các tiết dạy kết hợp sử dụng công nghệ thông tin. Mặt khác, cần khuyến khích cho GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về TBDH thông qua tài liệu, báo chí, băng hình Nếu làm tốt biện pháp trên thì mỗi GV ngày càng nhận thức đúng và làm tốt công tác sử dụng TBDH, đưa chất lượng dạy và học của nhà trường ngày một đi lên. 3.2.Nhóm biện pháp thứ 2: Các biện pháp tăng cường trang bị TBDH a) Mua sắm TBDH Muốn có kinh phí để mua sắm thêm trang thiết bị dạy và học thì hàng năm vào cuối năm học BGH cần phải có kế hoạch kiểm tra số lượng TBDH của nhà trường còn lại bao nhiêu, cái nào hư hỏng đem thanh lý, sau đó xem cần mua thêm những thiết bị nào phục vụ cho môn học gì? Lập dự trù kinh phí mua sắm cho năm học sau. Ngay đầu năm học làm dự toán xin kinh phí để mua sắm trang thiết bị cho nhà trường. Bên cạnh xin kinh phí, nhà trường tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn để họ hỗ trợ thêm kinh phí giúp nhà trường. Người thực hiện: Nguyễn Văn Vững 5