Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông

doc 6 trang sangkien 30/08/2022 12180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giam_thieu_tinh_trang.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông

  1. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây vấn đề học sinh bỏ học là một vấn đề đang được các cấp ngành quan tâm mạnh mẽ mà đặc biệt là ngành giáo dục. Trong đó có tỉnh Cà Mau chúng ta nói chung và trường THPT Khánh Hưng nói riêng. Cùng với thực trạng đó là chất lượng giáo dục có chiều hướng giảm sút. Chính vì vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học? Chất lượng giáo dục rồi sẽ ra sao? Với nhận thức như trên, trong vai trò là người trực tiếp đứng lớp giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua, tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông” làm đề tài cho năm học này. Hiện nay vấn đề học sinh bỏ học trong trường THPT ở tỉnh Cà Mau nói chung và tất cả các huyện vùng sâu nói riêng đã làm báo động cho ngành giáo dục tỉnh nhà. Chính vì vậy mà các trường luôn tìm mọi biện pháp làm giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh. Theo chúng tôi nguyên nhân bỏ học của học sinh hiện nay có những nguyên nhân sau: - Học sinh có năng lực học tập yếu - kém, không theo kịp chương trình học và dẫn đến hiện tượng bỏ học giữa chừng. Đây là một vấn đề theo chúng tôi là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến các em học sinh bỏ học. Bởi lẽ các em khi đến lớp không nắm được kiến thức thầy ( cô) truyền thụ và qua một kì thi khi tổng kết các em thấy kết quả học tập yếu - Kém và suy nghĩ cuối năm có cố gắng thì cũng không thể lên lớp nên bỏ học giữa chừng. - Phần đông học sinh ở trường thuộc vùng sâu, vùng xa điều kiện đi lại trong học tập luôn gặp phải những khó khăn mà phải phụ thuộc vào đò đưa rước. Ở trường chúng tôi, theo khảo sát trong một lớp học có hơn 60% đi học bằng tàu đò. Do vậy, việc đi lại trong học tập của các em luôn gặp những khó khăn. - Trong lớp học các em cho biết, các em phải đi học rất sớm khoảng 4 giờ đêm thì phải xuống đò đi học nếu không thì không có đò để đi đến lớp học. Khi học xong một buổi học thì các em khoảng 13-14 giờ thì mới về đến nhà (đây là các khối lớp học buổi sáng). Còn riêng, những buổi học thêm, học phụ đạo thì các em phải ở lại tại trường hoặc trú ngụ vào các quán xá để đến giờ học. Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục của hầu hết các trường THPT vùng sâu, vùng xa không cao mà đặc biệt là các trường nông thôn. - Sự phối hợp các tổ chức đoàn thể và Hội cha mẹ phụ huynh học sinh không đồng đều. Bởi vì thực tế, trong năm qua trong tổng số học sinh nghỉ học toàn trường khoảng trên 80 học sinh bỏ học ( năm học 2008- 2009) thì Hội phụ huynh chưa có tham gia vận động học sinh và tìm hiểu hoàn cảnh
  2. các trường hợp học sinh bỏ học mà ở đây hầu hết giáo viên chủ nhiệm phải làm công tác này.Đồng thời, các cơ quan hữu quan địa phương không tích cực vào công tác vận động học sinh cùng với nhà trường. Chính nguyên nhân này cũng góp phần làm tăng tỉ lệ học sinh bỏ học cao ở địa phương, trường học. - Học sinh hiện nay, tỉ lệ bỏ học cao còn có một nguyên nhân rất quan trọng đó là phần đông các gia đình học sinh điều kiện kinh tế rất khó khăn. Theo khảo sát của chúng tôi, hàng ngày các em đi học phải trả tiền đò lượt đi và lượt về là 12.000 ( Mười hai nghìn đồng/em) và trong một tháng các em phải chi trả tiền đò 350.000 ( Ba trăm năm mươi nghìn đồng/em). Như vậy, đối với một số gia đình nông dân hàng tháng các bậc phụ huynh phải chi cho con một khoảng tiền không nhỏ để đi đò trong học tập cũng thật khó khăn. Tuy nhiên, với khoảng tiền lúc đầu phụ huynh còn chi trả được nhưng dần dần các bậc phụ huynh không thể trả nổi và dẫn đến hiện tượng cho con nghỉ học để đi kiếm tiền phụ giúp gia đình. - Mặt khác, ở lớp chúng tôi bắt đầu vào học kì II của năm học ( Sau tết Nguyên đáng) thì tỉ lệ học sinh bỏ học bắt đầu gia tăng rất nhanh. Chẳng hạn riêng năm học 2008- 2009, ở học kì I học sinh nghỉ học 3 em, nhưng sau tết các em nghỉ học lên đến 11 em chiếm tỉ lệ khá cao và tỉ lệ chung toàn lớp chủ nhiệm khoảng 22,91% ( Sỉ số lớp đầu năm 49 học sinh, cuối năm 38 học sinh). Như vậy, nếu tính mặt chung của toàn trường thì tỉ lệ học sinh bỏ học rất cao và nó cũng phản ánh các nguyên nhân mà chúng tôi trình bày như trên. Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp ngoại lệ là các em có điều kiện học tập tốt, nhưng không có ý thức học tập mà xem trường, lớp là một nơi để thỏa mãn những cái riêng tư và khi thầy cô phát hiện mời gia đình để cùng nhau giáo dục thì các em học sinh này bỏ học. Đây cũng là một trong số nhiều nguyên nhân phổ biến hiện nay ở nhà trường THPT trong toàn tỉnh Cà Mau. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trên cơ sở những nguyên nhân và thực trạng vừa nêu cùng với quá trình tìm hiểu, vận động học sinh đến lớp và bản thân trực tiếp làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua, tôi tự rút cho mình một số kinh nghiệm trong việc giảm thiểu tình trạng học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông như sau: - Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của các em học sinh qua các kênh thông tin, để từ đó kịp thời nêu ý kiến với lãnh đạo trường để có biện pháp giúp đỡ các em tiếp tục đến trường, lớp.
  3. - Nếu những em học sinh có biểu hiện nghỉ học 1-2 ngày không phép, không có lí do chính đáng thì giáo viên chủ nhiệm phải trực tiếp đến gia đình các em học sinh để tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em nghỉ học. Nếu như người giáo viên chủ nhiệm làm công tác này kịp thời nhanh chóng cũng góp phần giảm thiểu tình trạng bỏ học ở trường THPT như hiện nay. - Giáo viên chủ nhiệm phải kiên trì trong công tác đi vận động học sinh. Nếu vận động lần đầu gia đình và các em không tiếp tục đi học thì giáo viên chủ nhiệm tiếp tục đi nhiều lần. Như vậy, theo tôi gia đình thấy được sự quan tâm của nhà trường, thầy ( cô ) chủ nhiệm đến vấn đề học tập của con em mình nên thuyết phục và động viên con em mình đến lớp. - Giáo viên chủ nhiệm kịp thời kiến nghị với lãnh đạo trường những trường hợp học sinh có ý thức học tập nhưng hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học để từ đó nhà trường có những biện pháp giúp đỡ kịp thời. - Giáo viên chủ nhiệm cần phải có bảng theo dõi hàng ngày của lớp học và có địa chỉ liên hệ với gia đình các em học sinh để khi có dấu hiệu nghi ngờ em đó bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm sẽ báo với gia đình các em kịp thời. Có nhiều trường hợp, do quá lơ là mà một số giáo viên chủ nhiệm phát hiện học sinh của mình nghỉ cả tuần nhưng không báo với gia đình học sinh và khi báo với gia đình thì phụ huynh mới vỡ lẽ ra. Lúc này, các em học sinh không muốn đi học nữa. Do vậy, ở bản thân giáo viên chủ nhiệm cần phải sâu sát đối với từng đối tượng học sinh của lớp chủ nhiệm để có những giải pháp kịp thời và tối ưu nhất. Ví dụ giáo viên cần có bảng theo dõi sau: BẢNG THEO DÕI HÀNG NGÀY CỦA LỚP HỌC VÀ ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ VỚI GIA ĐÌNH HỌC SINH TT Họ và tên học sinh Ngày, Nghỉ Nghỉ học Lí do Địa chỉ liên tháng học có không nghỉ hệ với gia phép phép học đình 1 Lương Khánh Hội 7/9 KP 3894705 2 Phạm Hoài Thanh 16/11 P 3277387 3 Nguyễn Phước Thành 26/2 KP 3247560 4 Lê Diễm Kiều 18/3 P 3504655 5 6 Như vậy với bảng theo dõi như trên, giáo viên chủ nhiệm sẽ kịp thời quan sát và thông báo với gia đình của học sinh nghỉ học trong từng ngày học và nếu có vấn đề về việc nghỉ học của học sinh mà gia đình không biết thì gia đình sẽ kịp thời uốn nắn, sửa chữa con em mình.
  4. - Nhà trường cần có sự giúp đỡ kịp thời đối với những hoàn cảnh khó khăn có ý thức học tập tốt và bản thân gia đình nhận thức tốt sự giúp đỡ của trường là một chủ trương đúng đắn mà các cấp ngành, địa phương đồng tình ủng hộ cao.Thông qua các quỹ khuyến học của nhà trường ( mỗi tháng xét và trợ cấp cho các em học sinh 150.000 đến 200.000 đồng/ tháng). Như vậy, các em sẽ có được những khoảng chi tiêu trong học tập và sẽ tiếp tục đến trường, lớp học tập. - Nhà trường cần có những Hội trưởng hội phụ huynh học sinh nhiệt tình, tâm huyết trong công tác vận động, giáo dục học sinh. Thiết nghĩ, nếu trong công tác Hội sâu sát hơn, tích cực hơn trong việc kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường thì cũng giảm thiểu được tình trạng học sinh bỏ học ở trường THPT như hiện nay. - Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của các tổ chức Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh của trường để cùng nhau phối hợp giáo dục ý thức học tập và phối hợp với gia đình để tháo gỡ những khó khăn vướn mắc của phụ huynh học sinh trong giáo dục con em mình. - Một giải pháp cũng không kém phần quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh là nhà trường cần phải dành nhiều thời gian phụ đạo những học sinh yếu - kém thông qua việc tổ chức các lớp học “ Tình thương”. Vì hiện nay, trong các nguyên nhân vừa nêu thì nguyên nhân học sinh có học lực yếu - kém, học không theo kịp chương trình dẫn đến bỏ học chiếm tỉ lệ cao nhất trong số những trường hợp bỏ học. Nếu chúng ta làm được điều này thì sẽ góp phần giúp học sinh hệ thống và củng cố kiến thức đã hỏng trong thời gian qua và từng bước các em lấy lại được kiến thức. Điều này nếu chúng ta làm được sẽ gây được sự hứng thú tích cực trong học tập của học sinh và các em sẽ tiếp tục đến lớp và không mặc cảm với bạn bè trong lớp học. Như vậy với những vấn đề nêu trên, bản thân tôi thấy rằng nếu các cấp ngành cùng nhau quan tâm, chia sẻ với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và sâu sát hơn trong công tác giáo dục học sinh thì sẽ giảm thiểu được tình trạng bỏ học ở trường phổ thông như hiện nay. Bởi trong thực tế, công tác vận động học sinh ở nhà trường phổ thông chỉ do giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện công việc vận động học sinh đến lớp, chưa có được sự quan tâm, tham gia của các tổ chức Đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức ngoài xã hội. Vì mục tiêu của giáo dục là phải có sự phối hợp giữa các nhân tố: GIA ĐÌNH - NHÀ TRƯỜNG - XÃ HỘI, nhưng vấn đề này chưa thực hiện tốt ở nhà trường phổ thông hiện nay.
  5. III.KẾT LUẬN Cùng với những nguyên nhân và thực trạng vấn đề bỏ học của học sinh hiện nay ở nhà trường THPT ở tỉnh Cà Mau nói chung và trường THPT Khánh Hưng nói riêng, đồng thời kết hợp với những giải pháp vừa nêu trong thời gian qua chúng tôi đã đạt được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi.(Trong năm học 2008 – 2009, tổng số học sinh có nguy cơ bỏ học của lớp chủ nhiệm 6/38 em nhưng thực hiện những giải pháp trên nên các em đến lớp tiếp tục học tốt). Tuy nhiên với kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm còn non trẻ, chắc hẳn vấn đề nêu trên không ích gặp những mặt hạn chế. Rất mong được sự đóng góp chân thành của các cấp lãnh đạo, quý thầy cô đồng nghiệp để cùng nhau giải quyết vấn đề học sinh bỏ học ở trường phổ thông của tỉnh nhà. Khánh Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2009 Người viết Trịnh Công Nghiệp