Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học

doc 9 trang sangkien 17901
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học

  1. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN TOÁN TIỂU HỌC Người viết: Nguyễn Bé Năm Phó Hiệu trưởng trường TH Phú Mỹ 2, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1 Xuất phát từ vị trí, vai trò môn Toán cấp Tiểu học: Cấp tiểu học là cấp học rất quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về xã hội và tự nhiên, phát triển các năng lực tư duy, trang bị các phương pháp và kỹ năng ban đầu về hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng và phát huy các tình cảm, thói quen và đức tính tốt đẹp của người Việt Nam. Toán học là một môn khoa học nghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt và lao động. Do vậy môn toán là một trong những môn học cơ bản quan trọng nhất của chương trình tiểu học. Vì chỉ có học tốt môn toán mới có thể giúp học sinh có kỹ năng tính toán để học tiếp lên các lớp trên và vận dụng trực tiếp vào cuộc sống thiết thực hàng ngày. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, người thầy cần phải chuẩn bị cho từng học sinh phương pháp học tập thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập vào phát triển cộng đồng. Tôn trọng lợi ích, nhu cầu, tiềm năng của người học. Trong giờ học toán, người thầy không chỉ quan tâm tới lý thuyết mà còn chú trọng đến các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn. Qua đó học sinh tự nắm được kiến thức mới, đồng thời rèn luyện về phương pháp học tập, tìm tòi, nghiên cứu. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát triển năng lực tự đánh giá và điều chỉnh cách học, khuyến khích phát triển cách học thông minh sáng tạo, biết giải quyết các vần đề nảy sinh trong các tình huống thực tiễn bằng nhiều các phương pháp, biện pháp và hình thức khác nhau. 2. Xuất phát từ vị trí, chức năng của trò chơi trong dạy học Toán: Để giúp học sinh học toán đạt kết quả cao, tự tin trong học toán thì việc giáo viên tổ chức trò chơi toán học là không thể thiếu trong các tiết học toán. Khi tham gia trò chơi thì trẻ tưởng tượng, suy ngẫm, thử nghiệm, lập luận để đạt kết quả mà lại không nghĩ rằng mình đang học. Sự khô khan trong giờ học toán được giảm nhẹ, quá trình học tập sẽ diễn ra một cách tự nhiên hơn, hứng thú hơn. Trò chơi học toán tích cực hóa hoạt động của học sinh. Nhu cầu vận động tay, chân, trí tuệ, thể hiện năng lực của mình sẽ giúp học sinh tích cực trong giờ học tập môn toán vừa học Nguyễn Bé Năm – Trường TH Phú Mỹ 2 1
  2. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học vừa chơi. Việc sử trò chơi dạy học xuất phát từ một số tâm lí của học sinh nói riêng và người học nói chung: Nội dung dạy học tập càng hấp dẫn thì người học càng có hứng thú cao và hiệu quả học tập càng cao việc học gắn với thực hành thì sẽ giúp cho người học nhớ lâu và biết cách vận dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống giải quyết các vấn đề cụ thể; Người học muốn thể hiện năng lực của mình trong một môi trường học tập hợp tác (Có nhiều bạn học cùng tham gia một hoạt động). Qua trò chơi giúp học sinh tiếp thu và củng cố kiến thức một cách chủ động. Trẻ đang học mà không nghĩ là mình đang học vì có sự thắng thua trong trò chơi dễ để lại ấn tượng cho trẻ. Tham gia vào các trò chơi học tập học sinh còn được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách đáp ứng mục tiêu môn học. 3. Xuất phát từ thực trạng việc tổ chức các trò chơi học tập trong môn Toán tại địa phương Qua thực tế giảng dạy và quản lý tại đơn vị tôi nhận thấy đội ngũ giáo viên cũng đã vận dụng nhiều các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên việc giáo viên tổ chức trò chơi trong các tiết học còn rất ít, hiệu quả của trò chơi mang lại chưa cao; có một số ít giáo viên chưa tổ chức trò chơi học học tập trong môn toán cho học sinh. Điều đó do những nguyên nhân chủ yếu sau: - Nguyên nhân khách quan: Giáo viên thiếu tài liệu tham khảo, ít được bồi dưỡng, chưa nắm vững cách thức tổ chức trò chơi nên khi tổ chức trò chơi lồng ghép trong tiết dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn như: không làm chủ được hoạt động, xử lý các tình huống phát sinh còn lúng túng, mất nhiều thời gian - Nguyên nhân chủ quan: Giáo viên ngại khó ít chịu tìm tòi học hỏi, sự chuẩn bị các đồ dùng phục vụ trò chơi chưa chu đáo, một số giáo viên còn xem nhẹ tác dụng trò chơi, ít đánh giá đúng tác dụng của trò chơi qua mỗi bài học. Việc ít tổ chức các trò chơi học tập trong môn toán hoặc có tổ chức nhưng hiệu quả mang lại chưa cao của giáo viên đã làm cho tiết học toán khô khan, học sinh chưa hứng thú học tập từ đó chất lượng môn Toán tại đơn vị còn hạn chế. Theo thống kê kết quả xếp loại môn toán cuối năm học 2009-2010 như sau: XL Giỏi XL Khá XL TB XL Yếu TS HS SL TL SL TL SL TL SL TL 434 112 25,80 139 32,02 167 38,47 16 3,68 Từ những hạn chế trên và qua thực tiễn công tác quản lí, tôi đã có một cải tiến nhỏ trong vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học với đề tài: “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP TRONG MÔN TOÁN TIỂU HỌC” với mục đích tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhằm hỗ trợ một phần nào đó làm giảm bớt những khó khăn cho giáo viên và học sinh khi dạy và học môn Toán, đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán tại đơn vị. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Nguyễn Bé Năm – Trường TH Phú Mỹ 2 2
  3. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học 1. Tìm hiểu đặc điểm của trò chơi học tập toán ở tiểu học: Trò chơi là nhu cầu tự nhiên trong sinh hoạt hàng ngày của học sinh. Trò chơi trong giờ học toán sẽ góp phần đổi mới phương pháp đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu, chương trình thay sách hiện nay. Trò chơi trong giờ học toán giúp học sinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh, đã góp phần thiết thực vào việc hình thành khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học cũng như rèn luyện kĩ năng cơ bản của từng tiết học. Nếu giáo viên lựa chọn được trò chơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học, tổ chức đúng cách, đúng cách và đúng hướng sẽ giúp cho các em thư giãn, bớt căng thẳng, phục hồi sức học tập và trí óc nhanh hơn. Sử dụng trò chơi học tập toán là đưa trò chơi vào trong lớp học và tổ chức vui chơi ngay trong lớp học, giờ học toán hằng ngày. Có nghĩa là chơi trong phạm vi không gian chật hẹp trong phạm vi thời gian ngắn khoảng từ 3-7 phút với số lượng tham gia là học sinh của một nhóm, tổ, hoặc cả lớp. Hình thức chơi chủ yếu là tổ chức theo nhóm nối tiếp nhau thực hiện một công việc chung, mỗi em thực hiện một thao tác hoặc một phần công việc. Mỗi trò chơi được gắn với một nội dung bài học cụ thể. Dựa vào hình thức chơi và luật chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt như thay số, tên gọi Từ sự thay thế linh hoạt tạo cho giáo viên có nhiều cơ hội tổ chức trò chơi để phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp. * Ưu điểm: - Trò chơi học tập là một phương tiện có nghĩa trong việc góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán ở tiểu học, phát huy được tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. - Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động hấp dẫn học sinh do đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học. - Trò chơi làm thay đổi cách học tập chỉ bằng học tập trí tuệ. Do đó tính chất căng thẳng của giờ học được giảm nhẹ, quá trình học diễn ra một cách tự nhiên nhất là những giờ học kiến thức lí thuyết mới hoặc sau một số bài học, khi học sinh đã có những kiến thức tổng hợp hơn. - Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn kĩ năng học tập hợp tác cho học sinh. *Nhược điểm: - Khó củng cố kiến thức, kĩ năng một cách có hệ thống. - Học sinh dễ sa đà vào việc chơi và ít chú ý đến tính chất học tập của các trò chơi. 2. Một số trò chơi thường được vận dụng trong dạy học Toán: - Nhanh tay nhanh trí. - Nhẩm nhanh – Nói đúng. - Hỏi đáp. Nguyễn Bé Năm – Trường TH Phú Mỹ 2 3
  4. Đề tài: Một số biện pháp tổ chức trò chơi học tập trong môn Toán Tiểu học - Hiểu ý đồng đội. - Ai nhanh - Ai đúng. 3. Quy trình tổ chức trò chơi trong giờ học toán: - Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi. Giáo viên hướng dẫn thể lệ cuộc chơi. Mục đích của mỗi trò chơi góp phần vào việc thực hiện mục tiêu của bài học do đó phải được chuẩn bị chu đáo phù hợp với đối tượng học sinh nhằm rèn luyện tư duy, khả năng phán đoán nhanh nhẹn của học sinh, củng cố nội dung, khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh Hình thức chơi đa dạng giúp học sinh được thay đổi các hoạt động học tập trên lớp, giúp học sinh phối hợp các hoạt động. Giáo viên hướng dẫn thể lệ cuộc chơi như chơi theo cá nhân, nhóm, tổ; tùy theo trò chơi mà bố trí số lượng sao cho tất cả học sinh của nhóm đều được tham gia chơi. - Bước 2: Hướng dẫn thực hiện trò chơi bước này bao gồm những việc sau: + Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia, người quản trò, trọng tài Giáo viên cần lựa chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi. + Chuẩn bị phương tiện: Các dụng cụ dùng để tổ chức trò chơi. Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ. + Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm, Luật chơi đơn giản giúp học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. + Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi (nếu có). - Bước 3: Thực hiện trò chơi. - Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc sau: + Giáo viên hoặc học sinh làm trọng tâm nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm . +Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải . + Một số học sinh nêu kiến thức trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. 4. Giới thiệu một số trò chơi đã được sử dụng trong giờ học toán: * Lớp 1:Trò chơi “Nhanh tay nhanh trí”, Bài luyện tập phép cộng trừ trong phạm vi 10. - Mục đích: Củng cố ý nghĩa của phép cộng và phép trừ, rèn kĩ năng cộng, trừ trong phạm vi 7. - Chuẩn bị: Mỗi học sinh bày sẵn 8 tấm bìa ghi các số từ 0 đến 7 trên bàn. 0 1 2 3 4 5 6 7 Nguyễn Bé Năm – Trường TH Phú Mỹ 2 4