Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giải bài tập toán phần Lượng giác

pdf 59 trang sangkien 13920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giải bài tập toán phần Lượng giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tich_cuc_hoa_hoat_don.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giải bài tập toán phần Lượng giác

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT QUỐC OAI o0o SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giải bài tập toán phần lượng giác TÁC GIẢ : NGUYỄN QUỐC HUY ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THPT QUỐC OAI HÀ NỘI - 2010 1
  2. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc dạy học không còn chỉ bó hẹp với việc truyền thụ tri thức, mà còn phải trang bị cho học sinh khả năng tìm tòi khám phá tri thức. Cái cốt lõi trong hoạt động học của học sinh là làm cho các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh cái lĩnh hội đó. Chính tính tích cực này của học sinh trong hoạt động học quyết định chất lượng học tập. Nhà sư phạm Đức-Diestsrwer nhấn mạnh: “Người thầy giáo tồi là người thầy giáo mang chân lý đến sẵn, còn người thầy giáo giỏi là người thầy giáo biết dạy học sinh đi tìm chân lý”. Nghị quyết TW2(khoá VIII,1997) khẳng định: “ Phải đổi mới phương pháp giáo dục- đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến hiện đại vào quá trình dạy học”. Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. ở nước ta, cách dạy phổ biến hiện nay vẫn theo kiểu thuyết trình tràn lan; thầy nói- trò nghe hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp minh hoạ. Tính tự giác, tích cực của người học từ lâu đã trở thành một nguyên tắc của giáo dục. Nguyên tắc này bây giờ không mới nhưng vẫn chưa được thực hiện trong cách dạy học thầy nói - trò nghe. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học Toán đã làm nảy sinh và thúc đẩy cuộc vận động đổi mới PPDH Toán với định hướng đổi mới là tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động, tự giác, tích cực, sáng tạo. Lượng giác là một phân môn có nhiều thuận lợi đối với việc xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Trong chương trình Hình học lớp 8 và lớp 10 học sinh đã làm quen với các tỷ số lượng giác của góc hình học, nhưng bộ môn lượng giác được tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 11 THPT. Vì những lý do trên đây tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số biện pháp tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong giải bài tập toán phần lượng giác”. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tính tích cực hoạt động học tập. Từ đó, xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm làm rõ khả năng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh lớp 11 trong dạy học lượng giác. 2
  3. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích bản chất và hình thức của PPDH phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Những định hướng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện biện pháp sư phạm. Xây dựng và thực hiện các biện pháp sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh trong dạy học giải bài tập toán phần lượng giác Thực nghiệm sư phạm. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng được một số biện pháp thích hợp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giải bài tập toán phần lượng giác thì có thể góp phần nâng cao chất lượng học môn Toán ở trường THPT. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu lý luận: tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề có liên quan đến đề tài. Điều tra, quan sát: dự giờ, quan sát việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh THPT. Thực nghiệm sư phạm: tiến hành dạy thực nghiệm một số tiết ở trường THPT Quốc oai để xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 6. Đóng góp của ĐỀ TÀI Về mặt lý luận: 1. Làm rõ được phương pháp dạy học phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 2. Đề ra được những định hướng và biện pháp sư phạm cụ thể nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Về mặt thực tiễn: Đề tài cú thể dùng tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán ở trường THPT. 3
  4. B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 Cơ sở lý luận để xây dựng các biện pháp sư phạm nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh 1.1. Hoạt động Hoạt động là một khái niệm của tâm lý học hiện đại. Một hoạt động bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng nhất định. Hai hoạt động khác nhau được phân biệt bởi hai đối tượng khác nhau. Và đối tượng là động cơ thực sự của hoạt động. Thực chất của phương thức Giáo dục là tổ chức các hoạt động liên tục cho trẻ em theo một chuỗi các thao tác, trong cơ cấu có sự tham gia của động cơ và nhiệm vụ của từng người. Vì hành động sinh ra thao tác nên trong giáo dục ta có thể huấn luyện gián tiếp thao tác thông qua hành động. Giáo viên nên biết rõ một đối tượng lúc nào là mục đích cần đạt, lúc nào là phương tiện để đạt mục đích khác. 1.2. Hoạt động học tập 1.2.1. Quá trình dạy học là quá trình thống nhất, biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, trong đó hoạt động học là trung tâm. a) Đối tượng của hoạt động dạy là nhân cách của học sinh với hệ thống mục đích cơ bản được sắp xếp theo thứ tự: thái độ, kỹ năng, kiến thức. Để thực hiện được chỉnh thể mục đích đó cần một loạt các điều kiện không thay đổi theo sao cho phù hợp như: nội dung thay đổi sao cho phải hướng vào học sinh; quá trình học tập được tổ chức sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh trong môi trường phải đảm bảo có dụng ý sư phạm; phương tiện dạy học ngày càng được hiện đại hóa; chủ thể (giáo viên) tiến hành các hoạt động tương ứng như điều khiển quá trình xây dựng kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế, ôn tập, kiểm tra, đánh giá b) Hoạt động học là một trong những hoạt động của con người do đó nó cũng tuân theo cấu trúc tổng quát của một hoạt động nói chung và ở đây chỉ bàn đến hoạt động học của học sinh. Học sinh tiến hành hoạt động này nhằm lĩnh hội các kinh nghiệm xã hội, được thể hiện dưới dạng những tri thức, kỹ năng. Theo tác giả Phạm Minh Hạc có thể có hai cách học, do đó có hai dạng hoạt động khác nhau: cách thứ nhất nhằm nắm lấy các kinh nghiệm, kỹ năng mới xem như là mục đích trực tiếp; cách thứ hai nhằm tiếp thu các kinh nghiệm và kỹ năng trong khi thực hiện các mục đích khác. Thông thường việc học của học sinh được diễn ra theo cả hai cách, còn hoạt động học mà ta nói ở đây là hoạt động có mục đích theo cách thứ nhất. 4
  5. - Về hình thức: hoạt động học điển hình có thể được diễn ra trong thời gian trên lớp, mà ở đó giáo viên thực hiện vai trò chỉ đạo, hướng dẫn hoặc trong thời gian hoạt động độc lập trên lớp, khi làm bài tập ở nhà. c) Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ, trình tự các bước trong hoạt động học hoàn toàn thống nhất với trình tự các bước trong hoạt động dạy - nếu giáo viên vạch ra nhiệm vụ, các hành động học tập sắp tới của học sinh bằng các biện pháp thích hợp và kích thích chúng thì học sinh sẽ tiếp nhận các nhiệm vụ đó, thực hiện các hành động học tập đề ra; nếu giáo viên kiểm tra hành động của học sinh và điều chỉnh hành động dạy của mình thì dưới ảnh hưởng của giáo viên, học sinh cũng điều chỉnh hành động của mình; Sự thống nhất của quá trình dạy và học được thể hiện ở sự tương ứng giữa các giai đoạn hoạt động của cả thầy lẫn trò. Sự thống nhất này tạo nên một hiện tượng hoàn chỉnh mà ta gọi là quá trình dạy học. Kết quả của sự thống nhất là ở chỗ học sinh nắm kiến thức theo các mức độ: - ý thức được vấn đề (vạch được nội dung, có biểu tượng chung nhất về sự kiện, nắm được quá trình hình thành và phát triển của sự kiện đó) - Nắm được vấn đề (vạch được bản chất bên trong của các hiện tượng và mỗi quan hệ giữa chúng) - sáng tỏ vấn đề (biết cách tìm ra lối thoát khi gặp khó khăn). Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa những tác động, điều khiển bên ngoài của giáo viên - tạo môi trường học tập (hình thức tổ chức dạy học, phương thức hành động, phương tiện vật chất, thái độ tình cảm của thầy, ) - với sức căng thẳng trí tuệ bên trong của học sinh nhằm thích nghi với môi trường đó, mới có thể tạo nên cơ sở cho việc học tập có kết quả. 1.2.2. Hoạt động học toán của học sinh là hoạt động nhằm lĩnh hội các tri thức, khái niệm, kỹ năng giải quyết các vấn đề toán học. Nó bao gồm việc định hướng tìm tòi, lập kế hoạch thực hiện, bản thân hoạt động và kiểm tra hiệu quả của nó. Vấn đề tâm lý chủ yếu ở đây là hứng thú tìm tòi, lòng ham hiểu biết và mong muốn hoàn thiện bản thân - nếu sự hứng thú không được hình thành thì bản thân sự lĩnh hội sẽ diễn ra thấp hơn nhiều so với tiềm năng sẵn có ở học sinh. Động cơ học toán đúng đắn và phù hợp phải gắn liền với nội dung toán học, nghĩa là nắm vững các khái niệm, định lý, hệ quả quy luật phát triển toán học, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng ứng dụng Toán học vào thực tiễn, Động cơ này lại được cụ thể hóa thành từng nhiệm vụ học tập của hoạt động học Toán. Để giải quyết nhiệm vụ đó, học sinh phải tiến hành một loạt các hành động với các thao tác tương ứng và được diễn ra theo các giai đoạn sau: - Tiếp nhận nhiệm vụ đề ra chương trình hành động. - Thực hiện các hành động và các thao tác tương ứng. - Điều chỉnh hoạt động học Toán dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên, của sự tự điều chỉnh và tự kiểm tra của bản thân. 5
  6. - Phân tích các kết quả thu được của hoạt động học, từ đó dần hình thành được phương pháp học tập có hiệu quả cho mình. 1.2.3. Hoạt động giải toán. Trong hoạt động gải toán, hành động dự đoán chiếm vị trí trung tâm, nó xuất hiện sau khi đã hiểu kỹ đề bài, phải dự đoán giới hạn phạm vi đi tìm lời giải. Tiếp theo trong tư duy diễn ra hai hành động trí tuệ: động viên và tổ chức kiến thức. Động viên thường bắt đầu bằng thao tác nhận biết một số yếu tố nào đó chứa đựng trong bài Toán và được tiếp tục bằng thao tác nhớ lại những yếu tố khác đã quen thuộc và có liên quan tới yếu tố vừa nhận biết. Hành động tổ chức bao hàm trong nó thao tác bổ sung và nhóm lại. Hành động tách biệt một chi tiết, một bộ phận ra khỏi cái tổng thể bao quanh nó nhằm tập trung chú ý vào chi tiết, bộ phận đó. Hành động kết hợp lại liên kết những chi tiết, bộ phận đã được xem xét lại với nhau trong cái toàn thể. 1.3. Tính tích cực học tập của học sinh Học tập là quá trình nhận thức tích cực, ở đó tính tích cực không chỉ tồn tại như một trạng thái, một nét tính cách cụ thể mà nó còn là kết quả của quá trình tư duy, là mục đích cần đạt của quá trình dạy học và nó có tác dụng nâng cao không ngừng hiệu quả học tập của học sinh. Trong hoạt động học tập, nó diễn ra ở nhiều phương diện khác nhau: tri giác tài liệu,thông hiểu tài liệu,ghi nhớ,luyện tập,vận dụng,khái quát, và được thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng,phong phú. + Xúc cảm học tập: thể hiện ở niềm vui, sốt sắng thực hiện yêu cầu của giáo viên. + Chú ý: thể hiện ở việc lắng nghe và dõi theo mọi hành động của giáo viên, thực hiện chu đáo, nhanh gọn, đầy đủ và chính xác yêu cầu đó. + Sự nỗ lực của ý chí: Thể hiện ở sự kiên trì, nhẫn nại vượt khó khăn khi giải quyết nhiệm vụ nhận thức. + Có hành vi, cử chỉ khẩn trương khi thực hiện các hành động tư duy. + Kết quả lĩnh hội: nhanh, đúng, tái hiện được khi cần, vận dụng được khi gặp tình huống mới. Đặc biệt, tính tích cực học tập có mối quan hệ nhân quả với các phẩm chất, nhân cách của người học như: + Tính tự giác: đó là sự tự nhận thức được nhu cầu học tập của mình và có giá trị thúc đẩy hoạt động có kết quả. + Tính độc lập của tư duy: đó là sự phân tích, tìm hiểu, giải quyết các nhiệm vụ nhận thức, đây là biểu hiện cao của tính tích cực. + Tính chủ động: Thể hiện ở việc làm chủ các hành động trong toàn bộ hoặc trong từng giai đoạn của quá trình nhận thức như đặt ra nhiệm vụ, lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đó, lúc này tính tích cực đóng vai trò như một tiền đề cần thiết. 6