Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_cong_ta.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp
- Đề tài MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người GV và hầu như GV nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích lũy cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hóa, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một GVCN là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà GVCN tích lũy được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động "vừa hồng, vừa chuyên", sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của GV và HS. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người GV đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HS. Đặc biệt trong nhà trường Tiểu học, vai trò của GVCN hết sức quan trọng. GVCN thay mặt nhà trường gia đình quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho HS, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Công tác chủ nhiệm quyết định không nhỏ đến chất lượng dạy và học. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường, vai trò của người GVCN hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho HS, là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi hỏi sự dày công của người giáo viên bởi yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống vẫn đang tồn tại những tác động xấu đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Ở những năm trước, trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi chưa quan tâm đến công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác, mà chỉ chủ yếu tập trung vào công tác chuyên môn. Chính vì vậy, ở những năm trước số học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ về mặt đạo đức chưa nhiều, tôi chưa phát huy được vai trò trung tâm, khả năng tự quản của các em; có một số học sinh chưa có ý thức tổ chức kỉ luật; chưa giúp Ban cán sự lớp hoạt động hiệu quả, vì vậy không tạo được một điểm nào nổi bật ở lớp chủ nhiệm. Những vấn đề trên đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Khi nhìn lại quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi thấy mình còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Điều đó làm cho tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi để nâng cao khả năng công tác của mình. Nhiều biện pháp đã được tôi nghĩ đến và thử nghiệm. Và đến nay tôi đã tạo được bước đột phá trong công tác chủ nhiệm. 1
- Tất cả những gì tôi tìm tòi và áp dụng thành công sẽ được trình bày trong đề tài: “ Một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp” III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu: đề tài này tập trung nghiên cứu về nhiệm vụ quyền hạn của giáo viên chủ nghiệm lớp ở tiểu học. Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 2Đ trường Tiểu học Lê Quý Đôn, Thành phố Long Xuyên từ năm học 2012 - 2013 đến nay. * Tổ chức lớp học * Xây dựng tính tự quản * Xây dựng mối quan hệ giữa học sinh với học sinh. IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Giúp GV chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với HS, hiểu HS hơn để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn. - HS không còn tâm lí ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với GV chủ nhiệm lớp, tạo điều kiện để HS phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập, cũng như trong mọi hoạt động của lớp, của trường. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như chúng ta đã biết, bản chất của quá trình giáo dục là tổ chức toàn bộ cuộc sống, học tập, hoạt động của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để học sinh phát triển và bộc lộ hết khả năng của mình. Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “Chịu trách nhiệm hai mặt giáo dục của lớp”, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh. Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt. Do đó không thể phủ nhận vai trò của người giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là tránh nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Mỗi năm một lần được Ban Giám Hiệu phân công nhận lớp và lần nào cũng vậy, tôi vừa mừng lại vừa lo. Mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho mái trường thân yêu của mình đó là trường Tiểu học Lê Quý Đôn. Lo vì mỗi năm đối tượng học sinh yếu, học sinh cá biệt lại có những tính cách khác nhau và làm thế nào để các em cố gắng, nỗ lực hết mình, chăm ngoan hơn luôn là những trăn trở khi nhận lớp. Năm học 2012 - 2013 này, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 2Đ, đây là lớp mà học sinh phần lớn là HS từ lớp 1Đ đưa lên số còn lại rải rác ở các lớp Một khác trong khối. Vấn đề đặt ra cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao 2
- để chính các em ấy luôn cảm thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt hơn năm học trước. - Sau khi nhận lớp, tôi nhanh chóng khảo sát thực tế và nắm tình hình lớp cụ thể như sau: - Tổng số học sinh: 46 em, nữ: 19 em - Xếp loại đầu năm: Giỏi Khá Trung bình Yếu 12 18 13 3 - Hoàn cảnh gia đình: Khá giả, quan tâm việc học Đủ sống, ít quan tâm đến Khó khăn, không quan tâm của con em việc học tập của con em đến việc học tập của các em 27 15 4 - Do điều kiện gia đình, hoàn cảnh khó khăn còn phải mưu sinh kiếm sống, nên một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình. Nhiều em ở địa bàn lân cận nhà xa nên việc đi lại cũng khó khăn. Bên cạnh đó, các em còn nhỏ, ý thức học tập chưa cao, đầu năm học thường đến lớp không đúng giờ, quên mang dụng cụ học tập, chưa tập trung chú ý trong giờ học Để khắc phục những khó khăn trên, tôi đã áp dụng rất nhiều biện pháp, trong đó nổi bật nhất là một số biện pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập, đề cao vai trò của ban cán sự lớp. III. CÁC BIÊN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Giáo dục là một quá trình lâu dài, trong đó người làm giáo dục phải áp dụng nhiều biện pháp, từ khâu tổ chức, giáo dục, đến tác động vào từng cá nhân và tập thể. Quá trình đó cũng không phải chỉ diễn ra trong một hay hai ngày mà là quá trình tác động lâu dài. Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình. Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp. 1. Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp - Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua GVCN cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh. - Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể: + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn. + Học sinh khuyết tật. + Học sinh cá biệt về đạo đức. + Học sinh yếu. + Học sinh có những năng lực đặc biệt. * Đối với những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn: + GV cần đặc biệt quan tâm, động viên, khích lệ để các em không mặt cảm với các bạn. * Đối với những HS khuyết tật (Lớp tôi không có ) * Đối với học sinh cá biệt về đạo đức: 3
- - Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo .Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được - Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với HS nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình. * Đối với học sinh học yếu: - Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản. - Giáo viên lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau: + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu hay còn hiểu mù mờ vào những thời gian ngoài giờ lên lớp . + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. + Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong quá trình lên lớp. + Tổ chức cho HS học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ HS yếu kém tiến bộ. + Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. + Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân GV phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 2. Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp giỏi quản lý, tổ chức, kiểm tra. Như chúng ta đã biết xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi là việc rất quan trọng người giáo viên làm công tác chủ nhiệm phải có kế hoạch thực hiện. Hơn nữa, để đội ngũ cán bộ lớp cùng giáo viên chủ nhiệm đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn là công việc cần thiết và có ích. - Trước hết, những HS được chọn làm cán bộ lớp bao giờ cũng phải gương mẫu trước các bạn về mọi mặt: Học tập, kỷ luật, tham gia các hoạt động, đối xử với bạn bè - Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho từng em như sau: * Nhiệm vụ của lớp trưởng: - Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp. - Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếp hàng tập thể dục. - Giữ trật tự lớp khi GV chấm bài, khi GV có việc phải ra khỏi lớp và khi lớp dự lễ chào cờ đầu tuần. - Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể. 4