Sáng kiến kinh nghiệm Một sô biện pháp sửa lỗi và rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

doc 12 trang sangkien 01/09/2022 7520
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một sô biện pháp sửa lỗi và rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_sua_loi_va_ren_ky_nan.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một sô biện pháp sửa lỗi và rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

  1. PHẦN I: ĐẶT VÊN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên. TËp ®äc lµ mét ph©n m«n thùc hµnh. NhiÖm vô quan träng nhÊt cña nã lµ h×nh thµnh n¨ng lùc ®äc cho häc sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức (không hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. VÝ dụ: Đọc đóng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phÐp th«ng hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nÕu kh«ng hiểu điều đang đọc th× kh«ng thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi, khã mà nãi được rạch rßi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đóng mà hiểu đóng, hay chÝnh nhờ hiểu đóng mới đọc đóng. V× vậy trong dạy đọc kh«ng thể xem nhẹ yếu tố nào.Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, và ngược lại. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy . Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin không những biết đọc Tiếng Việt mà cần phải biết đọc cả tiếng nước ngoài. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Đối với học sinh kỹ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên. Nếu không biết đọc các em sẽ không tham gia vào hoạt động học các môn khác đạt kết quả được. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học. Yêu cầu về kỹ năng đọc đặt ra cho học sinh lớp 5 cần đạt tới đó là: - Đọc đúng tốc độ ; - Đọc lưu loát - Đọc thầm nhanh x¸c ®Þnh ®¹i ý (néi dung) cña v¨n b¶n ; 1
  2. - Bước đầu biết đọc diễn cảm ở bài văn hay bài thơ nói chung, có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, biết đọc rõ lời tác giả, ph©n biÖt ®óng lời nhân trên thì 3 yêu cầu đầu các em đã được rèn luyện qua các lớp 1, 2, 3. Riêng yêu cầu thứ 4 các em bắt đầu được làm quen từ lớp 4 và đến lớp 5 yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm được nâng dần lên. Trong khi đó ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế: học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm. Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong quá trình giao tiếp của các em cũng chưa thể hiện được sự giao tiếp lịch sự như nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Mỗi học sinh đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn . Nhiều giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc. Cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào để sửa chữa cách đọc cho học sinh diễn cảm hơn Đó là những trăn trở của giáo viên trong những giờ tập đọc. Xuất phát từ những thực trạng nói trên, tôi mạnh dạn đưa những ý kiến của mình trong việc “ Mét s« biÖn ph¸p söa lçi vµ rÌn kü n¨ng ®äc diÔn c¶m cho häc sinh líp 5 ”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập tất cả các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Và việc rèn cho học sinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọc cho học sinh lớp 5. Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ có tác dụng giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc tức là đã góp phần giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn. Hơn thế nữa việc dạy học sinh biết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu, Với nhiệm vụ là một phân môn giành khá nhiều thời gian để thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên bốn kỷ năng bộ phận, cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”:: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Trong bốn yêu cầu trên thì yêu cầu về đọc diễn cảm bước đầu đặt ra cho học sinh lớp 4 sau đó được nâng dần lên lớp 5. Yêu cầu về đọc diễn cảm trong nội dung chương trình tập đọc ở lớp 5 đó là: biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn có nghĩa là đòi hỏi học sinh phải biết điều chỉnh giọng đọc về cao độ, cường độ, nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc trong bài. Thông qua 68 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học trong đó có 46 bài văn xuôi, 4 bài là trích đoạn kịch, 18 bài thơ (4 bài ca dao ngắn được dạy trong một tiết).Và ở một dạng văn bản khác nhau cách thể hiện giọng đọc diễn cảm khác nhau. Tuy nhiên dù ở dạng văn bản nào thì yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm phải đảm bảo được các yêu cầu sau: 2
  3. - Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ, - Đọc đúng kiểu câu, - Đọc đúng tốc độ , - Đọc đúng cường độ, - Đọc đúng cao độ Như vậy nếu trong một giờ dạy tập đọc ở lớp 5 khi học sinh đọc bài mà không đảm bảo được các yêu cầu trên thì coi như giờ dạy tập đọc chưa hoàn thành. Chúng ta thử nhìn nhận nếu trong một giờ dạy tập đọc trong lớp không có một em nào biết đọc diễn cảm thì giờ học sẽ rất rời rạc, buồn chán và tẻ nhạt, cả giáo viên lẫn học sinh đều không cảm thấy có hứng thú để học. Nhưng ngược lại, nếu trong một giờ dạy học tập đọc trong lớp có nhiều học sinh biết cách đọc diễn cảm thì giờ dạy học tập đọc trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh vào giờ học. Đọc diễn cảm là giai đoạn đọc cuối cùng trong một tiết dạy tập đọc. Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng, đảm bảo tốc độ, đọc lưu loát và được tìm hiểu để hiểu nội dung bài thì học sinh mới được luyện đọc diễn cảm. Đó là một điều thuận lợi để giáo viên dạy học sinh luyện đọc diễn cảm. Bởi lẽ sau khi học sinh đã hiểu được nội dung văn bản thì việc xác định giọng đọc sẽ dễ dàng hơn. Đọc diễn cảm trước hết phải xác định nội dung, nghĩa, lý của bài đọc, sắc thái tình cảm, giọng điệu chung của bài. Đây là nhiệm vụ của quá trình dạy đọc hiểu. Kết thúc quá trình đọc hiểu học sinh phải xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, tha thiết, trang nghiêm sâu lắng, ngợi ca, ngay trong một bài cũng có thể hòa trộn nhiều cảm xúc nhưng rà soát lại các bài tập đọc của chương trình tập đọc lớp 5 ta thấy tông giọng chủ yếu của nó có thể tạm gọi tên là: vui tươi nhẹ nhàng, tự hào yêu mến, tha thiết, ngợi ca trầm hùng, mạnh mẽ. Cần hiểu rằng “đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hòa nhập được với câu chuyện, bài văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CỦA HỌC SINH LỚP 5 + Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế. + Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay đến xây dựng gia đình nói , phát âm chưa đúng. 1. Về phía giáo viên + Nhìn chung hiện nay giáo viên của chúng ta chưa thực hiện tốt những kỹ năng đọc, vì vậy không làm chủ được các nội dung dạy học tập đọc. Nhiều giáo viên chưa đọc đúng chính âm, đọc chưa được diễn cảm, hiểu chưa đúng những điều được đọc từ cấp độ từ ®ến câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản. + Nhiều giáo viên nền cảm thụ văn học còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa chú trọng chữa các lỗi phát âm cho học sinh, không có biện pháp luyện cho học sinh đọc 3
  4. to, đọc nhanh, đọc diễn cảm. Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm đối với những lỗi sai của học sinh. Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng của chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, 5 thì kĩ năng đọc diễn cảm là mục đích cuối cùng sau mỗi giờ tập đọc. Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên, thầy giáo phải đọc được bài tập đọc với giọng cần thiết, phải giải mã được nội dung bài tập đọc từ việc hiểu từ, câu đến việc hiểu ý, tình của văn bản. Thầy giáo không thể hình thành ở học sinh kỹ năng mà bản thân anh ta không có, không thể gặt hái những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy trong dạy học chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân chúng ta không làm được. Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm khi mà bản thân người thầy chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào. Như vậy có nghĩa là để đạt được cái đích cuối cùng ấy của giờ dạy tập đọc là học sinh phải đọc đúng, hay, đọc diễn cảm và hiểu nội dung văn bản, bên cạnh đó có yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm cái cần thiết đầu tiên là phải có kĩ năng đọc diễn cảm ở người giáo viên. 2. Thực trạng về học sinh. Qua khảo sát đọc cuối năm học 2012 - 2013 của HS lớp 5 trường tôi, kết quả thu được như sau: Bảng 1: Ngắt Đọc sai Đọc chưa Đọc giọng sai kiểu câu diễn cảm diễn cảm Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 5A 27 7 26 6 22 11 41 3 11 Qua điều tra ta thấy thực trạng học sinh đọc diễn cảm một văn bản là rất ít. Hầu như các em mới chỉ đạt đến yêu cầu: đọc đúng tốc độ, phát âm tương đối chính xác, hiểu được nội dung bài còn yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chúng ta chưa thực sự chú tâm để tìm ra cách đọc mẫu cho mình. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi xác định giọng đọc của bài, các lần đọc mẫu của giáo viên chưa giống nhau làm cho học sinh không biết mình sẽ bắt chước theo kiểu đọc nào. Học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau nên phương ngữ của các em cũng không giống nhau: học sinh dân tộc thiểu số chủ yếu ở miền Bắc nên nói phương ngữ Bắc, học sinh ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lại phát âm bằng phương ngữ Trung còn học sinh Quảng Nam – Đà Nẵng lại phát âm 4