Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết số có nhiều chữ số cho học sinh Lớp 4

docx 12 trang sangkien 26/08/2022 25388
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết số có nhiều chữ số cho học sinh Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_viet.docx

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết số có nhiều chữ số cho học sinh Lớp 4

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC, VIẾT SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ CHO HỌC SINH LỚP 4 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên là nền tảng cho việc hình thành phát triển nhân cách học sinh. Môn Toán là một trong những môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học ở tiểu học. Dạy học môn Toán ở tiểu học giúp học sinh nâng dần những tri thức cơ bản về kĩ năng tính toán để các em áp dụng vào cuộc sống hằng ngày bên cạnh đó còn giúp học sinh phát triển tư duy, khả năng suy luận, diễn đạt đúng (nói và viết), trau dồi trí nhớ, giải quyết vấn đề một cách chính xác, khoa học, gây hứng thú học tập toán. Góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Mặt khác, một trong những yêu cầu cơ bản về kiến thức và kỹ năng của môn Toán ở tiểu học là học sinh biết đọc, viết đúng các số có nhiều chữ số. Đó là một trong những nội dung quan trọng trong mạch kiến thức môn Toán ở lớp 4 nói chung. Ở các lớp 1, 2, 3 các em đã được làm quen với việc đọc, viết các số có một, hai chữ số, viết các số tự nhiên đến 100.000, rồi đọc, viết các số đo về độ dài, khối lượng, thời gian, diện tích, thể tích, Lên lớp 4 các em được làm quen với những số có nhiều chữ số hơn đến lớp triệu, lớp tỉ. Bên cạnh đó ở lớp 4 nội dung sách còn mở rộng việc đọc viết các số đo đại lượng như thời gian, diện tích, vv Qua thực tiễn dạy học, những năm qua tôi thấy một bộ phận không nhỏ học sinh thường lúng túng và hạn chế trong việc đọc đúng, viết đúng những số có nhiều chữ số. Mặc dù nội dung này không khó nhưng giáo viên và học sinh chưa có phương pháp học tập đúng cũng như chưa quan tâm sâu đến nội dung này. Xuất phát từ các lí do kể trên nên tôi đã mạnh dạn lựa chọn,.tìm hiểu và nghiên cứu “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc, viết số có nhiều chữ số cho học sinh lớp 4”. Mong nhận được những đóng góp từ các đồng chí, đồng nghiệp. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng đọc, viết số có nhiều chữ số của học sinh lớp 4A Kĩ năng đọc, viết đúng số có nhiều chữ số ở học sinh lớp 4A trong thực tế còn nhiều hạn chế. Cụ thể là các em gặp khó khăn trong việc phát âm chưa chuẩn, nói ngọng, viết sai chính tả nên khi chuyển đổi từ đọc số sang viết số thường bị nhầm lẫn; đọc nhầm hàng này sang hàng kia, lớp này sang lớp kia, xác định vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp trong một số bất kì rất chậm, không đảm bảo tốc độ thời gian. Tôi đã tiến hành cho học sinh lớp 4A làm bài kiểm tra khảo sát trong 15 phút, kết quả khảo sát như sau:
  2. Mức độ học tập của học sinh Số em đọc, viết Số em xác định sai TSHS Số em làm tốt Số em làm kém số sai chính tả vị trí, giá trị chữ số SL % SL % SL % SL % 37 5 13,5% 12 32,4% 15 43,2% 5 13,5% 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Qua kết quả điều tra, nghiên cứu tìm hiểu, phân tích những khó khăn, hạn chế của học sinh, tôi xin đề xuất một số biện pháp sau đây: 2.1. Biện pháp 1: Giáo viên phải làm cho học sinh thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc, viết đúng là những kĩ năng quan trọng không thể thiếu khi học về số có nhiều chữ số và trong giải toán. Cũng như không thể thiếu được trong ứng dụng thực tế cuộc sống và khoa học. 2.2. Biện pháp 2: Khơi dậy hứng thú học tập, yêu thích môn toán nói chung và các số có nhiều chữ số nói riêng. Nó sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái, không quá khó, áp lực với các con số nếu các em chú ý nghe giảng và tự giác suy nghĩ cố gắng học tập. 2.3. Biện pháp 3: Giáo viên phải tìm phương pháp mới trong quá trình hình thành kỹ năng đọc, viết các số có nhiều chữ số, các phương pháp ấy có thể áp dụng cho cả ba đối tượng học sinh khá giỏi, trung bình, yếu. Bên cạnh đó giáo viên có thể tìm biện pháp giúp các em thuộc bài, tự ôn ở nhà như cho mỗi học sinh tự sắm cho mình một cuốn “Sổ tay học Toán”. Giáo viên sẽ hướng dẫn các em ghi các kiến thức cơ bản vào cuốn sổ một cách có hệ thống giúp các em dễ thuộc, dễ nhớ. 2.4. Biện pháp 4: Giáo viên cần quan tâm, khích lệ, động viên kịp thời những em tiếp thu bài chậm, đặc biệt là học sinh yếu, học sinh cá biệt có hạn chế trong học tập; các em có sự tiến bộ trong học tập, dù là những việc làm nhỏ nhất cũng 2
  3. được khen ngợi để các em cảm thấy vui sướng và cố gắng hơn để không phụ lòng mong mỏi của bố mẹ, thầy cô. 2.5. Biện pháp 5: Giáo viên cần duy trì mối liên hệ, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh để phối hợp, theo dõi, nhắc nhở việc học của con em mình và tìm ra cách để bù vào chỗ trống trong lỗ hổng kiến thức của các em, cùng bàn biện pháp giảng dạy, giáo dục phù hợp. 2.6. Biện pháp 6: Động viên, khích lệ giúp các em tự tin trước lớp đồng thời bố trí chỗ ngồi xen kẽ một cách hợp lí, các em học khá, giỏi ngồi cạnh em học yếu để các em giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau bởi lẽ “Học thầy không tày học bạn” góp phần xây dựng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2.7. Biện pháp 7: Hướng dẫn học sinh kỹ năng đọc, viết đúng các số có nhiều chữ số theo phương pháp mới 2.7.1. Hướng dẫn học sinh cách đọc số: Để đọc đúng số có nhiều chữ số, học sinh phải nắm được cách đọc số - Tách số thành các lớp, mỗi lớp 3 hàng theo thứ tự từ phải sang trái. - Đọc số dựa vào cách đọc số có ba chữ số kết hợp với đọc tên lớp đó (trừ lớp đơn vị). Ví dụ: Số: 123 456 789 triệu nghìn đơn vị Đọc số: Một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín. Muốn đọc số đúng, học sinh phải nắm vững cách đọc số có ba chữ số. Để khắc phục hiện tượng học sinh đọc sai (viết sai chính tả), giáo viên cần hướng dẫn đọc nhóm số có ba chữ số dựa theo dấu hiệu về chữ số tận cùng, chú ý một số trường hợp sau: 3
  4. a. Trường hợp chữ số 0 trong số có nhiều chữ số - Đọc là “linh” khi nó ở vị trí hàng chục của mỗi lớp. Ví dụ: đọc số: 106 315 một trăm linh sáu nghìn ba trăm mười lăm. - Đọc là “không trăm” trong trường hợp chữ số 0 đứng ở hàng trăm. Ví dụ: đọc số: 56 032 năm mươi sáu nghìn không trăm ba mươi hai. - Chữ số 0 đứng ở hàng đơn vị đọc là “mươi” khi đứng trước nó là các chữ số 2,3,4,5,6,7,8,9. Đọc là mười khi đứng trước nó là chữ số 1. Ví dụ: đọc số: 53 620 Năm mươi ba nghìn sáu trăm hai mươi. b. Trường hợp số có nhiều chữ số có chữ số tận cùng là 1. - Đọc là “một” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1. Ví dụ: 1 000 001: một triệu không trăm linh một. - Đọc là “mốt” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9. Ví dụ: 836571: Tám trăm ba mươi sáu nghìn năm trăm bảy mươi mốt. c. Trường hợp số có nhiều chữ số có chữ số tận cùng là 4. - Đọc là “bốn” khi chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1. Ví dụ: 3504: Ba nghìn năm trăm linh bốn. 89514: Tám mươi chín nghìn năm trăm mười bốn. - Đọc là “tư” khi chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2, nhỏ hơn hoặc bằng 9. Ví dụ: 1944: Một nghìn chín trăm bốn mươi tư. (Một nghìn chín trăm bốn mươi bốn) 9764: Chín nghìn bảy trăm sáu mươi tư. d. Trường hợp số có nhiều chữ số có chữ số tận cùng là 5. - Đọc là “lăm” khi chữ số hàng chục lớn hơn 0, nhỏ hơn hoặc bằng 9. 4
  5. Ví dụ: 1215: Một nghìn hai trăm mười lăm. 5555: Năm nghìn năm trăm năm mươi lăm. 20795: Hai mươi nghìn bảy trăm chín mươi lăm. - Đọc là “năm” khi hàng chục bằng 0 hoặc khi kết hợp với từ chỉ tên hàng, từ “mươi” liền sau. Ví dụ: 6805: Sáu nghìn tám trăm linh năm. 505155: Năm trăm linh năm nghìn một trăm năm mươi lăm. 2.7.2. Hướng dẫn học sinh cách viết số. Việc học sinh đọc đúng là tiền đề thuận lợi cho việc hướng dẫn học sinh viết đúng số có nhiều chữ số theo yêu cầu của bài tập. Việc làm này cần được hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ nếu không học sinh rất dễ viết sai ngay cả với học sinh khá, giỏi. Ở lớp 4 việc hướng dẫn học sinh viết số có nhiều dạng nhưng tôi chỉ đề cập đến ba dạng thường gặp trong sách giáo khoa toán 4 có một số dạng sau đây: - Viết số kết hợp đọc số và điền các chữ số vào các hàng trong bảng. - Viết số theo cách đọc số cho trước - Viết số theo cấu tạo số cho trước. * Viết số kết hợp đọc số và điền các chữ số vào các hàng trong bảng. Đây là dạng bài củng cố cho các em mối liên hệ giữa đọc số, viết số và xác định vị trí các chữ số ở các hàng trong bảng. Ví dụ: Bài 1/trang 11 SGK toán 4. Lớp nghìn Lớp đơn vị V Đọc số iết số H H H H H H àng àng àng àng àng àng 5
  6. trăm chục nghìn trăm chục đơn nghìn nghìn vị Năm mươi tư nghìn 5 5 4 3 1 2 ba trăm mười hai 4 312 Bốn mươi lăm nghìn hai trăm mười ba 5 4 302 6 5 4 3 0 0 Chín trăm mười hai nghìn tám trăm * Viết số theo lời đọc cho trước. Đây là dạng toán không khó đối với học sinh nhưng dễ viết sai, đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ và xác định rõ được các lớp và các bước viết số. Ví dụ: Bài 3/trang 15 SGK toán 4. Viết số sau: b. Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi tám. Bước 1: - Xác định các lớp Hai trăm năm mươi ba triệu/ năm trăm sáu mươi tư nghìn/ tám trăm tám mươi tám. 6
  7. Bước 2: Viết số lần lượt từ trái sang phải (dựa vào những chỗ gạch chân để viết số) Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi tám. 253 564 888 Vậy số viết được là: 253 564 888. * Lưu ý: Trường hợp lớp nghìn có giá trị bằng không. Vì mỗi lớp có 3 hàng nên giá trị mỗi hàng trong lớp nghìn cũng bằng không nên ta phải viết đủ ba chữ số 0 vào lớp nghìn. Ví dụ: Viết số sau: - Ba trăm mười lăm triệu không nghìn sáu trăm mười tám. 315 (tên lớp) 000 (tên lớp) 618 => Viết số: 315 000 618. * Viết số theo cấu tạo số cho trước. Đây là dạng bài tương đối khó với học sinh, ở dạng này yêu cầu cao hơn khi viết số các em phải nắm vững kiến thức về các hàng, lớp và biết cách viết số. Ví dụ : + Viết số, biết số đó gồm: 1 trăm triệu, 6 triệu, 5 trăm nghìn, 8 chục nghìn, 2 nghìn, 9 chục và 8 đơn vị. => Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định như sau: Bước 1: + Liệt kê các hàng theo thứ tự từ lớn đến bé. trăm triệu chục triệu triệu trăm nghìn chục nghìn nghìn trăm chục đơn vị 1 0 6 5 8 2 0 9 8 Bước 2: + Xác định giá trị các hàng rồi viết vào hàng đó các giá trị tương ứng. 1 trăm triệu 6 triệu 5 trăm nghìn 8 chục nghìn 2 nghìn 9 chục 8 đơn vị. Bước 3: + Viết số: 108 563 098. 7