Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_quan_ly_day_hoc_truc.docx
- Thái Thị Thanh Thủy,Trần Thị Thu Hiền- THPT Lê Viết Thuật, Hecman Gmeiner- Quản lý giáo dục.pdf
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN S¸ng ki n kinh nghim MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Vinh, tháng 4 năm 2022
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 5. Đóng góp mới của đề tài 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 4 1.1. Các khái niệm cơ bản 4 1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 4 1.1.2. Dạy học và quản lý hoạt động dạy học 6 1.1.3. Quản lý hoạt động dạy học 7 1.1.4. Dạy học trực tuyến và hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông 8 1.1.5. Biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông 9 1.2.Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học trực tuyến ở trường phổ thông 11 Tiểu kết chƣơng 1 12 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT VÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HERMANN GMEINER VINH 14 2.1. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh 14 2.1.1. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường THPT Lê Viết Thuật 14 2.1.2.Thực trạng về quản lý dạy học ở trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh 15 2.2. Thực trạng quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh 18 2.2.1. Nhận thức về việc dạy học trực tuyến trong cán bộ giáo viên nhà trường 18 2.2.2. Việc triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục 19 2.2.3. Việc quản lý nề nếp học tập trực tuyến của học sinh 20 2.2.4. Việc quản lý kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến 20 2.2.5. Việc quản lý hồ sơ dạy học trực tuyến 21 Tiểu kết chƣơng 2 21
- 3.7.3. Tổ chức thực hiện 42 3.8. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 44 Tiểu kết chƣơng 3 45 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47 1. Kết luận 47 2. Kiến nghị, đề xuất 47 2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An 47 2.2. Đối với các nhà trường 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tin học với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng Internet toàn cầu. Công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ cho khoa học kỹ thuật mà nó đi sâu vào đời sống xã hội. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà, công nghệ thông tin cũng mang lại những đóng góp quan trọng. Những năm gần đây, việc dạy và học trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và bắt đầu được nhiều trường đại học, các trung tâm ngoại ngữ, tin học, các cơ sở đào tạo trong nước triển khai áp dụng giảng dạy. Đặc biệt trong thời điểm mà dịch Covid-19 đang “bùng” lên phức tạp thì việc dạy học trực tuyến được xem là sự lựa chọn hợp lý nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dịch, thích ứng với tình hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch công tác của năm học. Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, cùng với các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh đã triển khai tổ chức dạy học trực tuyến qua Internet theo chỉ đạo của Sở GD và ĐT tỉnh Nghệ An, phù hợp với điều kiện của nhà trường, bảo đảm tổ chức dạy học qua mạng có chất lượng và tuân theo kế hoạch thời gian năm học. Hai trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục như sử dụng phòng học ảo qua hệ thống LMS của VNedu, ứng dụng Microsoft Teams để tổ chức dạy học trực tuyến, sử dụng Google form để giao bài tập cho học sinh; tổ chuyên môn các trường xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng đề đăng tải trên website của trường để học sinh theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập Tuy nhiên, trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực tuyến còn có sự lúng túng. Cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn hình thức dạy học mới; học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ thuật còn tự phát, chưa đồng bộ, công tác kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập Những điều này tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học của nhà trường. 1
- Trong đề tài này nhóm tác giả nghiên cứu và đưa ra được các biện pháp nhằm quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông mà các nhà trường hoàn toàn có thể áp dụng một cách có hiệu quả ở tất cả các khối lớp, ở các trường thuộc nhiều vùng miền khác nhau. Triển khai thực nghiệm đề tài tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh thu được những kết quả thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông, góp phần vào phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy học đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT tổng thể. 3