Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của I giáo viên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2

docx 73 trang Mịch Hương 27/09/2024 540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của I giáo viên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_tu.docx
  • pdfVăn Thị Hà - Trường THPT Quỳnh Lưu 2 - Quản lí.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của I giáo viên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2

  1. SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2    SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TƯ VẤN CHO HỌC SINH CỦA I GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2 Tác giả: VĂN THỊ HÀ Tổ: Ngữ văn - Ngoại ngữ Lĩnh vực: Giáo dục kĩ năng sống Số điện thoại: 0981 408 456 Năm học: 2021 - 2022
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẨU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp của sáng kiến kinh nghiệm 3 6. Cấu trúc sáng kiến kinh nghiệm 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4 1.1.1. Những nghiên cứu về tư vấn học đường 4 1.1.2. Nghiên cứu về năng lực tư vấn của giáo viên 5 1.2. Cơ sở lí luận của đề tài 5 1.2.1. Tư vấn và vai trò của việc phát triển năng lực tư vấn cho giáo viên 5 1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.2.1.2. Vai trò của việc phát triển năng lực tư vấn cho giáo viên 6 1.2.2. Đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi THPT viên 7 1.2.3. Cấu trúc năng lực tư vấn của người giáo viên 8 1.2.3.1. Kiến thức. 9 1.2.3.2. Kĩ năng 9 1.2.3.3. Thái độ 10 Tiểu kết chương 1. 10 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHƯ CẦU TƯ VẤN CỦA HỌC SINH VÀ NĂNG LỰC TƯ VẤN CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN THPT 11 2.1. Thực trạng về nhu cầu tư vấn của học sinh 14 2.1.1. Nhu cầu được tư vấn 14 2.1.2. Cách thức giải quyết khi có nhu cầu tư vấn 15 2.1.3. Kì vọng về sự tư vấn của giáo viên 17 2.2. Thực trạng năng lực tư vấn của giáo viên 17
  3. 1.3. Tính khoa học của sáng kiến 44 2. Bài học kinh nghiệm 45 3. Phạm vi ứng dụng 45 4. Nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu 45 5. Kiến nghị, đề xuất 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
  4. 1.3. Địa bàn của trường THPT Quỳnh Lưu 2 là khu vực thuần nông, cha mẹ thường ít dành thời gian để quan tâm tới việc học hành, sự thay đổi tâm sinh lí cũng như định hướng nghề nghiệp cho con. Vì vậy vai trò TV của người GV lại càng cần thiết. Là một GV từng làm công tác chủ nhiệm, công tác TV và hoạt động đoàn nhiều năm, tiếp xúc với nhiều tình huống, nhiều cảnh ngộ của HS bản thân tôi nhận thấy việc nâng cao hiệu quả của công tác TV cho người GV THPT là vô cùng quan trọng. Từ những lí do trên chúng tôi chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tư vấn cho học sinh của giáo viên tại trường THPT Quỳnh Lưu 2” với mong muốn đưa ra một số giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm phát huy hiệu quả TV của người GV, trên cơ sở đó hỗ trợ, giúp đỡ HS khi gặp khó khăn đồng thời định hướng những giá trị sống đích thực cho HS. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả TV cho HS của GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 - Phạm vi nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả TV cho HS của GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp của GV góp phần nâng cao hiệu quả TV cho HS góp phần giáo dục toàn diện HS đồng thời nâng cao năng lực GD của GV, đáp ứng xu thế đổi mới GD. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về NLTV của người GV THPT. + Đánh giá thực trạng nhu cầu TV của HS và thực trạng năng lực TV của người GV tại trường THPT Quỳnh Lưu 2 + Đề xuất các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả TV cho HS của người GV THPT 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lí thuyết - Phương pháp điều tra, khảo sát - Phương pháp thống kê - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp thực nghiệm 5. Đóng góp của SKKN Sáng kiến đề xuất một số biện pháp của GV nhằm phát huy hiệu quả TV cho HS ở trường THPT Quỳnh Lưu 2 theo hướng linh hoạt, phù hợp với đặc thù nghề 2
  5. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về tư vấn học đường TVHĐ là vấn đề được xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, được xã hội quan tâm và được các nhà GD của nhiều quốc gia nghiên cứu. Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, hàng loạt những vấn đề liên quan đến đạo đức, kỷ luật học đường, bạo lực học đường, áp lực thi cử, quan hệ thầy trò xảy ra trong các trường học ở Việt Nam đã gióng lên những hồi chuông báo động, khiến những nhà khoa học và các cơ quan phải để ý và nghĩ đến việc phải có hoạt động TV trong trường học. Một trong những người có công đầu trong việc hình thành và phát triển nghề TV (lĩnh vực tâm lý trẻ em và gia đình) là cố bác sĩ, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện khi ông sáng lập ra Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và xuất bản tờ "Thông tin khoa học tâm lý" vào năm 1984. Sau đó, trên cơ sở sơ đồ hình thành phát triển nhân cách của ông, tác giả Đặng Quốc Bảo trong Quan niệm của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện về con đường hình thành phát triển nhân cách và đề xuất một số vận dụng vào công tác tư vấn học đường, Kỷ yếu hội thảo khoa học TV tâm lý học đường trong các trường phổ thông thành phố Hải Phòng đã đề xuất một số vận dụng vào công tác TV trong nhà trường. Ông cho rằng khi chú ý đến HS, cần chú ý ở cả hai phương diện: năng lực trí tuệ và thái độ học tập, và ông chia đối tượng HS thành 4 nhóm, và tùy theo mỗi nhóm ông lại đề xuất những phương án dạy học thích hợp và đóng đúng vai trò cần thiết của người thầy. Sau đó, vấn đề TV trong nhà trường đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu, nhiều công trình được công bố, nhiều hội thảo khoa học được tổ chức. Một số bài báo được đăng trên các tạp chí Khoa học giáo dục, Tâm lí học. Ví dụ: Đặng Danh Ánh với bài viết Tư vấn chọn nghề cho học sinh phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số 121; Vũ Thị Khánh Linh với bài viết Những khó khăn tâm lí và nhu cầu tham vấn của học sinh THPT, Tạp chí Tâm lí học, số 2; Nguyễn Bá Đạt với bài viết Về tư vấn tâm lý - hướng nghiệp ở trường Trung học phổ thông, Tạp chí Tâm lý học, số 63. Lê Thị Quỳnh Nga với bài viết Những yêu cầu về năng lực tư vấn của người giáo viên phổ thông, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 141, tháng 06. Tuy nhiên, do mới được quan tâm gần đây, nên các nghiên cứu về lĩnh vực này chủ yếu mới chỉ tập trung vào việc làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản nhất của TV trong nhà trường, tìm hiểu nhu cầu TV và thực trạng TV. Những nghiên cứu phần lớn đều khẳng định nhu cầu được TV của HS là một nhu cầu có thực và rất cấp bách nhưng thực trạng và hiệu quả TV cho các em thì chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. 4