Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_pho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách
- Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hãnh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. PTDT: Phổ thông dân tộc. 2. SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm. 3. THCS: Trung học cơ sở. 4. GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo. 5. NXB: Nhà xuất bản. 6. HĐKH: Hội đồng khoa học. 7. BGH: Ban giám hiệu. 1 Trường PTDTNT Phong Thổ Năm học 2012-2013
- Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hãnh A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: “ Sách là kho tàng tri thức của nhân loại” Sách cung cấp cho chúng ta một kho tàng kiến thức vô cùng quý báu và cần thiết. Sách chính là phương tiện truyền thông tiện lợi mà có hiệu quả nhất. Một trong những mục tiêu của nhà trường là đưa những kiến thức cơ bản và truyền đạt tới các em học sinh để các em được phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực và trí tuệ để đáp ứng yêu cầu thực tế hiện nay. Những giải pháp để đạt được mục tiêu này là chúng ta phải biết tuyên truyền giới thiệu được những cuốn sách hay, những cuốn sách có kiến thức sát thực với bài học để các em nghiên cứu học tập. Bởi sách báo là công cụ, là phương tiện không thể thiếu được của thầy cô giáo và học sinh trong giảng dạy và học tập. Kho sách thư viện ngày càng được bổ xung phong phú về số lượng và chất lượng, vậy thư viện trường PTDT Nội Trú là một bộ phận không thể thiếu vì sách báo là người bạn gần gũi nhất, là những tài nguyên kiến thức cần thiết cho giáo viên và học sinh. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách tham khảo để học tập, báo hay tạp chí để thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Giáo viên cần có sách nghiệp vụ, sách tham khảo và những sách bồi dưỡng chuyên môn để nghiên cứu để không ngừng nâng cao kiến thức trong giảng dạy. Tuy nhiên trong thực tế làm công tác thư viện tại trường PTDT Nội trú Phong Thổ, trong những năm qua số giáo viên và học sinh đến thư viện đọc sách báo, tài liệu chưa nhiều. Các em học sinh 100% là con em dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa, các em sinh hoạt ở tại trường nên ít giao lưu bên ngoài, nhận thức về việc đọc sách báo còn thấp, phần lớn các em chưa thích đọc sách, chưa nhận thức được vai trò quan trọng của sách báo bổ trợ cho việc học tập. Trong quá trình làm công tác thư viện tại trường tôi thấy cũng gặp nhiều khó khăn, điều làm tôi băn khoăn trăn trở nhất là làm sao tuyên truyền, giới thiệu sách báo tới bạn đọc, bổ sung các kiến thức trong học tập, hiểu biết được văn hóa các dân tộc khác nhau, làm sao lôi cuốn được nhiều bạn đọc hơn nữa vào việc sử dụng sách báo thư viện, kích thích sự ham mê đọc sách, báo và xem sách là người bạn đồng hành không thể thiếu trong giảng dạy đối với giáo viên và học tập đối với học sinh. Đó chính là điều tôi thật sự trăn trở làm thế nào để thu hút bạn đọc đến với thư viện nhiều hơn nữa để phong trào đọc sách ngày càng nâng cao hiệu hiệu quả. Và chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách” trong thư viện Trường PTDTNT Phong Thổ. II. Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Phạm vi: Năm học 2012- 2013 từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013 tại trường PTDTNT Huyện Phong Thổ. Đối tượng nghiên cứu là giáo viên và học sinh trường PTDTNT Phong Thổ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm là học sinh và giáo viên. III Mục đích nghiên cứu: - Giúp cho học sinh: Bổ xung kiến thức trong học tập, có thói quyển đến thư viện, học sinh thích đọc sách báo, ham mê tìm tòi, nghiên cứu tài liệu tham 2 Trường PTDTNT Phong Thổ Năm học 2012-2013
- Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hãnh khảo để trao dồi kiến thức.Phát huy tối đa nguồn tài sản của thư viện, số lượng sách trong thư viện được luân chuyển thường xuyên, liên tục. Từ đó giáo dục cho các em ý thức bảo quản,giữ gìn và quý trọng sách vở - Giúp cho giáo viên: Bổ xung kiến thức và trau rồi kỹ năng phương pháp dạy học. IV. Điểm mới trong kết qủa nghiên cứu: Rèn cho học sinh và giáo viên có thói quen đến thư viện đọc sách báo, tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời thư viện còn giúp các em xây dựng phương pháp học tập và phong cách làm việc khoa học, có thói quen tự học và biết cách nghiên cứu sách báo, thảo luận và biết lựa chọn những tài liệu cần thiết trong thư viện để đọc, giúp cho giáo viên bổ sung thêm kiến thức và nâng cao năng lực dạy học. Cán bộ thư viện tâm huyết với nghề có thái độ hòa nhã, chân tình, cởi mở, hết lòng phục vụ bạn đọc, tạo được sự thoải mãi cho bạn đọc đến thư viện ngày một đông hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. Cơ sở lí luận: “Phải đọc sách báo để thu thập từ trong đó kiến thức loài người đã tích lũy lại “ (M.GOR-KI) Cuốn sách tốt là tác phẩm cực kì quí giá do trí tuệ cao cả của con người tạo nên. Nó dường như được ướp lại, được giữ gìn một cách thiêng liêng như kho báu lớn nhất đối với cuộc sống.(D. Minton). Sách là sản phẩm tinh thần, đồng thời là sản phẩm vật chất do lao động của con người sáng tạo nên, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội phát triển. Sách giúp tăng trí tuệ và nâng cao sự hiểu biết của con người. Càng đọc sách chúng ta càng nhận ra được kiến thức của mình còn hạn hẹp và phải bổ sung nhiều hơn nữa. “ Học. Học nữa. Học mãi” như Lê nin đã từng nói. Có ai đó đã nói rằng: Tôi tìm được những điều thú vị và bổ ích từ sách mà trong cuộc sống tôi không hề có được. Thời gian không ngừng trôi, kiến thức có thể bị con người lãng quên theo năm tháng. Nhưng nó vẫn đọng lại trên từng câu chữ trong quyển sách. Điều đó đã khẳng định: công tác thư viện đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thư viện nhà trường. Đặc biệt là trong những năm gần đây chương trình dạy học đổi mới phương pháp dạy học, thì sách giáo khoa và sách tham khảo có sự thay đổi rõ rệt. Nó thay đổi về chất lượng và số lượng sách trong thư viện nhà trường đều không ngừng tăng lên. Hiện nay tổng số sách có trong thư viện là: 13863 cuốn Trong đó SGV: 511 cuốn, STK: 1185 cuốn, Sách truyện: 929, Sách giáo khoa: 11240 cuốn. Ngoài ra thư viện còn có các loại báo tạp chí khác với vốn tài liệu phong phú. Như vậy cán bộ thư viện phải làm thế nào để lôi cuốn thu hút được nhiều bạn đọc đến thư viện, từ chỗ bạn đọc chưa thích làm sao tuyên truyền cho bạn đọc thích và có ý thức đọc sách. Vì vậy đòi hỏi cán bộ thư viện phải biết tham mưu với ban giám hiệu và kết hợp với đoàn đội để tìm ra những giải pháp hiệu quả. II. Thực trạng vấn đề: 3 Trường PTDTNT Phong Thổ Năm học 2012-2013
- Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hãnh - Đối với học sinh: Đa số chưa biết sử dụng thư viện , chưa biết khai thác sách báo, chưa biết tự học, tự bồi dưỡng bằng sách báo. Trong những năm trước số lượng học sinh tham gia chưa nhiều, còn rải rác ở các lớp do các em còn ngại, các em học sinh lớp 6 còn bỡ ngỡ khi đến thư viện mượn sách, không biết mượn sách gì hay chưa biết đọc tài liệu để nào để bổ sung kiến thức trong học tập và ý thức học sinh bảo quản sách chưa tốt. - Đối với giáo viên: Giáo viên ít thời gian rảnh đến thư viện (vì trường dạy 2 buổi/ ngày) nên thời gian để lựa chọn tài liệu và ngồi đọc sách còn hạn chế. Đứng trước tình hình đó bản thân tôi luôn băn khoăn trăn trở làm thế nào để những cuốn sách hay, sách quý được truyền tới tay bạn đọc một cách thích thú và đem lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng trong việc dạy và học. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn . Để thư viện hoạt động tốt, có nhiều bạn đọc đến thư viện ngay từ đầu năm học thư viện xây dựng kế hoạch và được sự nhất chí của BGH. Cán bộ thư viện thành lập tổ mạng lưới thư viện để hoạt động đặc biệt là công tác tuyên truyền, giới thiệu sách. Những thành viên trong tổ phải là người tích cực, nhiệt tình. Trong quá trình làm công tác thư viện. Bản thân tôi đã được đi tập huấn và được tham quan ở một số trường tôi đã được học tập và hiểu thêm về hoạt động thư viện, biết cách tuyên truyền và giới thiệu sách và tuyên truyền cho các em biết sách có vị trí quan trọng. Tuy phòng thư viện nhà trường còn chặt hẹp nhưng cán bộ thư viện đã thu hút được bạn đọc đến với thư viện vì cảnh quan sạch sẽ, gọn gàng. Thấy được thực trạng khó khăn đó thư viện đã tiến hành thực hiện các buổi tuyên truyền giới thiệu sách và tổ chức một số hội thi kể chuyện sách cho các bạn đọc hiểu vai trò của sách quan trọng như thế nào? Với những hình thức tuyên truyền nhằm mục đích quảng bá và thu hút bạn đọc tiếp cận với tài liệu trong thư viện. Chính vì vậy tôi đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả phong trào đọc sách báo trong thư viện trường PTDTNT Phong Thổ. 4 Trường PTDTNT Phong Thổ Năm học 2012-2013
- Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Thị Hãnh Để phong trào đọc sách có hiệu quả thì trước tiên người cán bộ thư viện phải: Lập kế hoạch tuyên truyền và giới thiệu sách sao cho phù hợp với thực tế nhà trường, nội dung tuyên truyền cần gắn với từng thời điểm, từng đối tượng khác nhau. Chọn hình thức tuyên truyền, giới thiệu đa dạng phong phú để chọn những quyển sách hay, Sách cần thiết và kịp thời đến tay bạn đọc. Đối với giáo viên: Nếu chỉ đọc sách giáo khoa, sách giáo viên thì kiến thức có giới hạn, muốn mở rộng thêm kiến thức, muốn là giáo viên dạy giỏi thì phải siêng năng đọc sách báo đọc những cuốn sách có nội dung bổ sung kiến thức và phương pháp dạy học và những sách có nội dung trò chơi học tập, những hoạt động ngoài giờ lên lớp, quản lý hiệu quả lớp học Ví dụ minh họa giới thiệu một cuốn sách có nội dung về việc quản lý lớp học. Cuốn sách “Quản lý hiệu quả lớp học” Phạm Trần Long dịch do nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2011. Giáo viên là người đóng vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lý lớp học. Một lớp học được quản lý tốt không phải tự nhiên mà có. Việc tạo ra môi trường học tập tốt đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất nhiều và người có trách nhiệm nhiều nhất để tạo ra môi trường đó chính là giáo viên. Cuốn sách gồm 8 chương: Chương 1: Vai trò chủ đạo của quản lí hiệu quả lớp học. Chương 2: Nội quy và quy tắc ứng xử. Chương 3: Can thiệp kỷ luật. Chương 4: Mối quan hệ thầy trò. Chương 5: Định hướng tâm lý. Chương 6: Trách nhiệm của học sinh đối với quản lý lớp học. Chương 7: Để có một khởi đầu tốt. Chương 8: Quản lý ở cấp trường học. Quản lý lớp học là một trong những yếu tố quyết định của việc giảng dạy hiệu quả. Vậy cuốn sách này sẽ cung cấp nội dung gì mới? Chắc chắn cuốn sách này sẽ khẳng định những kết quả nghiên cứu,Quản lý lớp học được áp dụng nhiều biện pháp khác nhau với từng tượng học sinh khác nhau để áp dụng . Trong phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 5 Trường PTDTNT Phong Thổ Năm học 2012-2013