Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

doc 13 trang sangkien 10561
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_v.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh Lớp 3

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu đầu tiên của giáo dục Tiểu học là rèn luyện cho học sinh kỹ năng đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ. Phân môn chính tả là một phần trong nội dung chương trình môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Đây là môn học có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Có các kỹ năng chính tả thành thạo sẽ giúp cho học sinh học tập, giao tiếp và tham gia các quan hệ xã hội được thuận lợi, nắm bắt được những thông tin một cách chính xác, đồng thời việc mỗi thành viên xã hội phát âm chuẩn và viết đúng chính tả sẽ góp phần giữ gìn sự trong sáng, thống nhất của Tiếng Việt mà học sinh là một trong những thành phần của xã hội đó. Dạy chính tả là một quá trình rèn luyện lâu dài, không chỉ ở giờ chính tả mà có thể rèn luyện phân tích từ phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Một học sinh làm một bài văn rất hay nhưng mắc nhiều lỗi chính tả thì bài văn đó không đạt điểm cao. Qua thực trạng nhiều năm giảng dạy, tôi thấy kĩ năng viết chính tả của học sinh lớp 3 còn mắc các lỗi thông thường như viết hoa tùy tiện, các lỗi do phát âm, hoặc thiếu dấu thanh, âm cuối, Học sinh viết sai nhiều lỗi chính tả do các em không nắm được nghĩa của từ, không nhớ quy tắc chính tả, nghe – hiểu nội dung còn hạn chế, do phương ngữ Vì vậy, việc giảng dạy phân môn chính tả lớp 3 trong nhà trường cần được mỗi giáo viên quan tâm, đầu tư nhiều hơn trong những năm học tiếp theo. Để làm được điều đó mỗi giáo viên phải tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện bản thân để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu học tập của học sinh. Xuất phát từ những lí do nêu trên, với vai trò người giáo viên trực tiếp giảng dạy cho học sinh lớp 3, tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 3 ”. II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Về kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả nhiều tác giả đã nghiên cứu từ các góc độ khác nhau. Năm 1989 nhà xuất bản Giáo dục có biên dịch cuốn “ Phương pháp dạy tiếng mẹ đẻ - Các nguyên tắc tâm lý của việc dạy chính tả” của Đ.N.Bôgôiavlenxki. Năm 2007 nhà xuất bản Đại học Huế có biên dịch cuốn “ Dạy đọc viết cho tất cả học sinh ở Trường Tiểu học và chuyên biệt” của tác giả Kristin Bostelman & Vivien Heller. Nhiều tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề liên quan tới kỹ năng viết ở các khía cạnh như: Xây dựng phương pháp dạy viết chữ, quy trình dạy viết chữ, quá trình dạy đọc viết – thủ thuật viết với các tác giả như: E.N.Sokolova, Usinxki, F.de.Saussure và L.Hiclmslev. Ở trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu tập trung chính vào hướng nghiên cứu về kỹ năng viết và kỹ năng viết chính tả: Chẳng 1
  2. hạn, Lê Phương Nga có công trình “ Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học”, tác giả đã đưa ra những vấn đề chung của phương pháp dạy học tiếng Việt, nêu ra các phương pháp dạy học từng phân môn cụ thể trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học . Lê A với cuốn “ Chữ viết và dạy chữ viết ở Tiểu học”, Nguyễn Đức Dương “Về chiến lược dạy chính tả” (Kỉ yếu hội nghị khoa học – 1997). Ngoài ra hiện nay, trên các trang mạng Internet có đăng tải khá nhiều công trình về biện pháp khắc phục lỗi chính tả như: Trần Văn Thanh “Đồng âm dẫn giải và mẹo luật chính tả”. Tài liệu giáo dục “Những cách khắc phục lỗi chính tả cho học sinh các vùng miền” Nhìn chung các công trình của tác giả trong và ngoài nước đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kỹ năng, kỹ năng viết – kỹ năng viết chính tả. Thế nhưng chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 3. 2. Cơ sở thực tiễn - Học sinh lớp 3 còn một số em đọc chưa đúng chuẩn, chưa xác định được các tiếng mình đọc được cấu tạo bằng những yếu tố ngữ âm chuẩn ( con chữ ) nào để viết cho đúng. Đa số học sinh là người miền Trung nên hay sai thanh hỏi/ngã/nặng. - Các em chưa tập trung chú ý khi viết nên dẫn đến việc viết sai âm, vần, thanh. Các em chưa có kĩ năng kiểm tra lại chữ viết của mình để so sánh với cách đọc chuẩn có giống nhau chưa. - Học sinh chưa hiểu nghĩa của một số từ nên dễ nhầm lẫn với từ có yếu tố ngữ âm chuẩn gần giống nhau như s/x, tr/ch, yên/iên, - Giáo viên cho học sinh viết bài theo cách không có ý thức ( các em xem trước, viết trước bài ở nhà để nhớ một cách máy móc). - Giáo viên chưa chú ý rèn cho bản thân và học sinh đọc đúng chuẩn. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc viết chính tả của con em mình. Năm học 2015 -2016 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3 1, qua tiến hành khảo sát học sinh lớp 31 (26 học sinh ) đầu năm, có kết quả như sau: Lỗi sai Phụ âm đầu Vần Dấu thanh Số lượng 14 18 20 Để khắc phục những hạn chế ở trên, dựa vào những thuận lợi đang có. Tôi mạnh dạn thực hiện 5 giải pháp sau: - Giúp học sinh luyện phát âm. - Phân tích so sánh. - Giải nghĩa từ. - Giúp học sinh nhớ mẹo luật chính tả. - Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập. 2
  3. Dưới đây là một số giải pháp thay thế một phần của giải pháp cũ đã được thực hiện và đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Giải pháp 1: Giúp học sinh luyện phát âm a/ Học sinh muốn viết đúng chính tả việc đầu tiên các em phải đọc đúng chuẩn. Để học sinh đọc đúng chuẩn, bản thân giáo viên phải đọc đúng chuẩn thì mới giúp học sinh đọc đúng chuẩn và phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối ( biết được những từ mình đọc được cấu tạo bằng những yếu tố ngữ âm chuẩn nào). Vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, giữa cách đọc và cách viết thống nhất với nhau nên đọc đúng chuẩn là yếu tố cần thiết. Ngoài ra thường xuyên giúp các em đọc đúng chuẩn trong tất cả các môn học nhất là phân môn Tập đọc. Các em thường phát âm sai âm tr/ch, s/x, ; vần an/ang, ươn/ương, ; thanh hỏi/ngã/nặng (phương ngữ địa phương) tôi cố gắng giúp các em đọc đúng chuẩn các âm, vần, và giúp cho các em phân biệt khi nghe các âm vần đó vào các tiết học hằng ngày trên lớp. b/ Ví dụ: Khi học tập đọc bài Cô giáo tí hon, ngoài việc tôi phát âm chuẩn tôi còn chú ý các chữ các em hay phát âm sai để uốn nắn các em kịp thời như: cô giáo, cái nón, bắt chước, khoan thai, học trò, trâm bầu, trên, đánh vần, tròn, giành, nhìn, mân mê Khi dạy tập đọc bài Người mẹ, do phương ngữ địa phương các em thường phát âm sai thanh hỏi/ngã/nặng như: hớt hải, chẳng bao giờ, trả lại, lão, khẩn khoản, đuổi theo, chỉ đường, ủ ấm, sưởi ấm, nhỏ xuống, nảy lộc, lã chã, lạnh lẽo, . Tôi cố gắng giúp các em phát âm rõ hơn, phân biệt được các dấu thanh khi phát âm và khi nghe. c/ Khi các em biết đọc đúng chuẩn và quen nghe đọc theo chuẩn các em viết bài chính tả bớt sai các âm, vần, thanh mà các em đã rèn đọc đúng chuẩn, số lỗi của các em giảm dần theo thời gian, có một số em tiến bộ rõ rệt khi em đọc thạo theo chuẩn và biết các từ được nghe đọc cấu tạo bằng những con chữ (âm vị ) nào để viết cho chính xác. Giải pháp 2: Giúp học sinh phân tích so sánh a/ Do phương ngữ của địa phương nên cách đọc của các em chưa thống nhất với chữ viết nên tôi giúp các em nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng. Song song với việc luyện đọc đúng chuẩn cho học sinh, khâu phân tích so sánh tiếng, từ cũng rất quan trọng trong giờ học chính tả. Trước khi viết bài tôi thường có bước phân tích so sánh một số tiếng khó viết hay nhầm lẫn, các tiếng các em còn đọc ( nghe ) chưa đúng chuẩn. Tôi cố gắng nhấn mạnh những điểm khác tìm ra cho các em phân tích so sánh tiếng, từ dễ sai. Để học sinh nhớ lâu tôi cho các em đặt câu phân biệt so sánh giúp các em hiểu rõ cách dùng của tiếng, từ và viết đúng hơn Ngoài ra tôi còn tập cho học sinh thói quen đánh vần khi viết theo cách phát âm của cô và sau khi viết các em đọc lại kiểm tra ( những em hay viết sai ) 3
  4. b/ Ví dụ: Nghe viết bài Người mẹ SGK TV tập 1 trang 30 Trước khi viết bài tôi phân tích cho học sinh hiểu nghĩa tiếng dễ nhầm lẫn như: ngạc khác với ngạt: ngạc là rất lấy làm lạ, cảm thấy hoàn toàn bất ngờ với mình còn ngạt bí hơi không thở được. Cho học sinh phân tích so sánh vần “at” và “ac” sau đó đặt câu phân biệt. Nghe viết bài Bài tập làm văn SGK TV tập 1 trang 48 Tôi thấy các em hay nhầm tiếng giặt (quần áo) với giặc. Tiến hành cho học sinh phân tích so sánh: giặt ( ăt )là giặt giũ quần áo, mùng mền, còn giặc (ăc ) là kẻ xâm chiếm đất đai người khác. Học sinh đặt câu phân biệt. Bài Vầng trăng quê em SGK TV tập 1 trang 142 Do học sinh khó phân biệt cách đọc chuẩn của mắt và mắc để viết cho đúng, tôi cho các em tìm nghĩa của từ mắt và mắc: mắt là cơ quan để thấy, để nhìn còn mắc là mắc áo, vướng mắc, mắc lừa, mắc bẫy. Từ đó các em biết trong bài dùng “đáy mắt” là mắt để nhìn nên các em sẽ viết là mắt. Bài Trần Bình Trọng SGK TV tập 2 trang 11, tương tự như trên tôi chọn từ sa cho học sinh phân biệt với xa: sa là rơi, lọt còn xa là cách nhiều, không gần . Khi viết tôi còn nhắc nhở một số em viết sai nhiều lỗi chú ý đánh vần để viết và kiểm tra lại khi viết xong. c/ Qua phân tích so sánh các từ khó, các em học sinh nắm được sự khác biệt giữa các tiếng có trong bài chính tả. Dần các em có thói quen phân biệt các tiếng để viết cho đúng. Học sinh có thói quen viết bài cẩn thận, ghi nhớ cách đọc đúng chuẩn và cách viết đã viết bài đúng hơn, tiến bộ hơn. Giải pháp 3: Giúp học sinh giải nghĩa từ a/ Với những tiếng, từ các em còn đọc ( nghe ) chưa đúng chuẩn mà không có tiếng, từ để so sánh phân tích như giải pháp trên thì tôi tiến hành cho các em giải nghĩa từ. Tôi chọn từ trong bài chính tả chưa được giải nghĩa trong tiết Tập đọc cho các em giải nghĩa, tìm từ đồng nghĩa ( hoặc trái nghĩa ) sau đó đặt câu để các em hiểu rõ nghĩa của từ và viết đúng hơn. Khi nhớ nghĩa của từ và cách viết từ các em sẽ dùng từ và viết từ chính xác hơn. b/ Ví dụ: Bài Ai có lỗi? trang 13 SGK TV tập 1 Trong bài viết có từ can đảm các em hay viết sai ( vần an thành ang; thanh hỏi thành ngã ). Để giúp các em viết đúng hơn tôi cho các em giải nghĩa từ: can đảm là có sức mạnh tinh thần để không sợ nguy hiểm, đau khổ; cá em tìm từ trái nghĩa là hèn nhát, nhát gan, bạc nhược; các em đặt câu để hiểu rõ nghĩa của từ và cách viết đúng hơn. Bài Người mẹ trang 30 SGK TV tập 1 Trong bài viết có từ khó khăn các em hay viết sai ( vần ăn thành ăng ). Để giúp các em viết đúng hơn tôi cho các em giải nghĩa từ: khó khăn là khó, có 4