Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh

doc 14 trang sangkien 8000
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH A. Đặt vấn đề Phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập không phải là vấn đề mới mà nó đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta. Chính vì thế, đổi mới phương pháp dạy học chính là sự trở lại giá trị đích thực của dạy và học. Tuy nhiên phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh như thế nào ? bằng biện pháp gì ? vận dụng trong tiết dạy học toán ra sao ? thì đó vẫn luôn là vấn đề mới. B. Cơ sở khoa học, lý thuyết 1. Tâm lý học Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là phù hợp với quy luật của tâm lý học, bởi tính tích cực chủ động sẽ dẫn tới tự giác từ đó khơi dậy tiềm năng to lớn của học sinh. Dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh cũng phù hợp với lứa tuổi THCS bởi lứa tuổi này các em ưa hoạt động, thích khám phá. 2. Các phương pháp dạy học tích cực 2.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tính tích cực biểu hiện trong hoạt động nhưng đó phải là những hoạt động của chủ thể. Vì vậy PPDH tích cực là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quyen học tập thụ động. Do vậy, PPDH tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động của người học. 2.2. Những dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 2.2.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh.
  2. Nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hành động có ý thức. Trí tuệ của trẻ phát triển nhờ sự đối thoại giữa chủ thể với đối tượng và môi trường. Mối quan hệ giữa dạy và học: học đi đôi với hành. Trong PPDH tích cực, người học - chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào hoạt động học do giáo viên tổ chức và chỉ đạo thông qua đó khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp thu những kiến thức đã áp đặt sẵn. Được đặt vào những tình huống thực tế của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp "làm ra" những kiến thức, kĩ năng đó, không nhất thiết theo những khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy khả năng sáng tạo. Dạy theo cách này thì người dạy không đơn thuần truyền thụ tri thức mà còn được hướng dẫn hoạt động. 2.2.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học Phương pháp dạy học tích cực coi việc rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh không chỉ là biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học: "Người thầy giáo tôi truyền đạt chân lí; người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí". Trong phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, phuơng pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu rèn luyện cho học sinh thói quyen tự học thì không những "học một biết mười" mà còn dễ dàng thích ứng với cuộc sống, công tác, lao động trong xã hội. 2.2.3. Học tập cá thể với học tập hợp tác Ngay từ ngày xưa ông cha ta đã nói "không thầy đố mày làm nên" và bên cạnh đó: "học thầy không tày học bạn". Trong học tập mọi tri thức, kỹ năng, thái độ không phải đều được hình thành bằng những hoạt động thuần
  3. tuý cá nhân. Lớp học là môi trường thầy - trò, trò - trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới các tri thức mới. Trong dạy học thông báo chủ yếu là quan hệ thầy - trò. Trong dạy học hợp tác, bên cạnh giao tiếp thầy - trò còn nổi lên mối quan hệ trò - trò. 2.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy với sự đánh giá của trò Trong dạy học việc đánh giá học sinh không chỉ nhận định thực trạng học tập của học sinh để điều chỉnh hoạt động của trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy về điều chỉnh hoạt động của thầy. Trong PPDH tích cực giáo viên không được độc quyền đánh giá mà phải tạo điều kiện để học sinh đánh giá lẫn nhau. 3. Phương pháp dạy học tích cực - Không có PPDH nào là chìa khoá vạn năng mà phải biết kết hợp khéo léo các PPDH thì mới đem lại hiệu quả trong dạy học. Chính vì vậy, áp dụng các PPDH không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống mà phải phát huy cá tính kế thừa. - Các phương pháp tích cực: + Vấn đáp + Đặt và giải quyết vấn đề + Hợp tác trong nhóm nhỏ
  4. C. Nội dung Một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong dạy học toán I. Hỏi bài cũ Việc đặt câu hỏi bài cũ như thế nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự gây hứng thú học tập cho học sinh I.1. Kiểm tra kiến thức cũ trên một đối tượng cụ thể: VD1: (Bài tính chất phép nhân số tự nhiên toán 6) Cách hỏi 1: Phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân. Viết dạng tổng quát. Cách hỏi 2: a). Tính nhanh:
  5. 4 . 15 . 25 ; 2 .17 . 5 b). Nêu tính chất đã vận dụng và viết dạng tổng quát của tính chất đó với cách hỏi 1 thì học sinh khó trả lời hơn cách hỏi 2. VD2: (góc ngoài tam giác. Hình học 7) Cách hỏi 1: Thế nào là góc ngoài của tam giác ? Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác. A C/m tính chất đó ? Cách hỏi 2: Trên hình bên góc nào là góc N ngoài của tam giác. So sánh độ lớn M1 ; N1 ; A M Với cách hỏi 2 học sinh hứng thú hơn. B C I.2. Hình thức kiểm tra trắc nghiệm (H1) Có 2 hình thức: - Chọn câu trả lời đúng trong 2 khả năng: Đúng - sai - Chọn câu trả lời dúng trong nhiều câu trả lời cho trước, trong đó có các câu trả lời sai mà học sinh dễ ngộ nhận là đúng. I.3. Sử dụng kiểm tra giữa trò với trò Trong kiểm tra bài cũ có thể cho 2 học sinh lên, 1 em đặt câu hỏi, 1 em trả lời, sau đó em đặt câu hỏi nhận xét, cả lớp bổ sung. Với hình thức này, học sinh không phải là người thụ động trả lời câu hỏi mà là người chủ động trả lời câu hỏi mà là người chủ động đặt câu hỏi. Các em có nắm vững bài mới được đặt câu hỏi hay. II. Câu hỏi và bài tập đa dạng, phong phú II.1. Bài tập trên giấy kẻ ô vuông VD 3:Bài trường hợp bằng nhau c.c.c. hình học 7) N K C Cho 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA B E trên giấy kẻ ô vuông như hình 2. F D A H (H2)
  6. Hãy dùng ập luận để giải thích. a. AB = CD; BC = AD b. AB // CD Trả lời: a. ABH = cdk (c.g.c) AB = C ADF = CBE (c.g.c) AD = BC b. ABD = CDB (c.c.c) ABD = CDB AB // CD II.2. Bài tập điền vào chỗ trống với các số liệu thích hợp Thông qua bài tập này học sinh phải tích cực suy nghĩ để lựa chọn các số liệu thích hợp. VD4: Điền các số: 25,18,22,33 vào chỗ trống và giải Lúc giờ người ta thắp một ngọn nến có chiều cao cm. Đến giờ cùng ngày ngọn nến chỉ còn cao cm. Hỏi trong 1 giờ ngọn nến giảm đi bao nhiêu cm. ở VD này học sinh lập luận thời điểm giờ là 18 và 22 (không thể là 25 và 33) tương ứng với 2 thời điểm đó là 33 cm và 25 cm. II.3. Dạng bài tập bổ sung vào giả thiết hay kết luận để được một mệnh đề đúng. VD5: a. Nếu a : 7 và b : 7 thì b. Nếu a : 3 và b : 6 thì c. Nếu a : 6 và b : 9 thì VD6: có một góc bằng 60o thì tam giác góc đó là tam giác đều. II.4. Dạng bài tập loại trừ VD7: Trong mỗi phép tính sau đây đều có một kết quả đúng. Hãy chỉ ra kết quả đúng mà không cần kết quả đó. a. 11495 : 95 bằng 97; 201; 121 (ĐS: 121)
  7. b. 46201: 47 bằng 1103; 983; 1023 (ĐS: 983) c. 35.107 bằng 3475; 3647;3745 (ĐS: 3745) II.5. Dạng bài tập rèn luyện khả năng phán đoán của học sinh để chọn kết quả sát nhất. VD8: Chọn kết quả sát nhất trong các kết quả sau: a. 4468 + 3974 bằng 7580; 800; 900 (ĐS: 800) b. 2315 - 1246 bằng 700; 1000; 1500 (ĐS: 1000) c. 312.29 bằng 7000, 9000, 12000 (ĐS: 9000) II.6. Dạng bài tập lựa chọn câu hỏi sóng đôi Đối với dạng bài tập này nên được đưa ra những cặp câu hỏi có nhiều nét giống nhau, nhưng câu trả lời này đúng còn câu trả lời kia sai. VD9: Chọn câu trả lời đúng a. Số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2 b. Số tận cùng bằng 2 thì chia hết cho 4 VD10: a. Tổng 2 số nguyên tố có thể là số nguyên tố không ? b. Tích 2 số nguyên tố có thể là số nguyên tố không ? II.7. Dạng bài tập tìm quy luật VD11: Điền vào chỗ trống để phù hợp với quy luật của dãy số: a. 1; 4; 7; 10 (ĐS: 13,16) b. 1; 3; 7 ; 21; (ĐS: 13; 31) c. 1 ; 3 ; 7 ; ; 31 (ĐS: 15; 63) II.8. Học sinh tự đặt đề cho bài toán III. Tổ chức cho học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức Học sinh tự tìm tòi, phát hiện, khám phá kiến thức thì sẽ nhớ lâu hơn. Thông thường đối với dạng bài tập này thướng sử dụng đo, gấp hình. VD12: (Bài tổng 3 góc trong 1 tam giác. hình học 7)
  8. Hoạt động 1: Vẽ 2 tam giác bất kì. Dùng thước đo góc, đo 3 góc của mỗi . Có nhận xét gì về tổng số do của mỗi trên. Hoạt động 2: Cắt 1 tấm hình ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt nó kề với góc A, cắt rời góc C ra rồi đặt nó kề với góc A. A Hãy nêu dự đoán về tổng 3 góc ABC của ABC. Hoạt động 3: điền vào chỗ trống để chứng minh định lý. * Tổng 3 góc trong một tam giác bằng 180o B C GT (H3) KL x A y Chứng minh : 1 2 Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC (H4) B C (H3) B = A1 (Vì ) (1) C = A2 (Vì ) (2) Từ (1) và (2) suy ra A + B + C = + Hoạt động 1 là một thử nghiệm nhằm phát hiện ra định lý cần c/m. hoạt động này tỏ ra có ích đối với phần đầu hình học phẳng (lớp 6,7). + Hoạt động 2 cũng là một thử nghiệm bằng thao tác vẽ, cắt, ghép có tác dụng gợi ý cho việc c/m (gợi ý kẻ xy) // BC) + Hoạt động 3 là gợi ý để học sinh tự lực c/m định lý. Có nhiều cách khác nhau song điền vào ô trống là cách để thực hiện nhất đối với học sinh. VD13: Tính chất " cộng đoạn thẳng" (hình học 6) Hoạt động 1: Vẽ 3 điểm A; M; B sao cho M nằm giữa A và B. Đo AM; MB; AB. So sánh Am + MB với AB. Nêu nhận xét
  9. Hoạt động 2: Vẽ 3 điểm thẳng hàng A; M; B biết M không nằm giữa A và B. Đo AM; MB; AB. So sánh AM + MB với AB. Nêu nhận xét. Hoạt động 3: Cho điểm M nằm giữa A và B. Biế AM = 3cm, Ab = 8cm. Tính MB. Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng. Làm thế nào chỉ đo 2 lần mà biết độ dài của cả 3 đoạn thẳng AB, BC, AC. Có mấy cách làm. + Với hoạt động 1: học sinh vẽ 3 điểm A, M, B nằm trên cùng 1 đường thẳng sao cho M nằm giữa A và B. (thao tác vẽ). Ba điểm A, M, B xác định 3 đoạn thẳng. AM; MB; AB yêu cầu học sinh đo rồi so sánh AM + MB với AB (thao tác đo). Từ kết quả so sánh nêu lên dự đoán. Dự đoán này là cơ sở thực tiễn để học sinh dễ dàng công nhận mệnh đề. Điểm M nằm giữa A và B AM + MB = AB (1) Và như vậy đã trả lời câu hỏi "khi nào AM + MB = AB ? " + Hoạt động 2: là cách thử nghiệm để tìm mệnh đề phản của mệnh đề (1) nhằm trả lời câu hỏi "khi nào AM + MB AB". Nhận xét rút ra là: Điểm M không nằm giữa A và B AM + MB AB (2) Từ (1) và (2) ta có mệnh đề: Điểm M nằm giữa A và B AM + MB = AB. Đó là nội dung học sinh cần tiếp cận: Điều kiện ắt có và đủ để điểm M nằm giữa A và B là AM + MB = AB. + Hoạt động 3: Nhằm vận dụng trực tiếp trên đề và cho biết ý nghĩa thực tiễn của "tiên đề về điểm nằm giữa". IV. Tăng cường thảo luận, tranh luận trong tập thể.