Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 3

doc 10 trang sangkien 27/08/2022 15101
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 3

  1. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 phần mở đầu 1- Lý do chọn đề tài: Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động - tương ứng với chúng là 4 kỹ năng "nghe, nói, đọc, viết". Tập đọc là phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh của bậc học đầu tiên trong trường phổ thông. Nếu không biết đọc con người sẽ không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường có hạnh phúc với đúng nghĩa của từ này trong xã hội hiện nay. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên - xã hội. Đọc là phương tiện văn hoá cơ bản giúp con người giao tiếp với thế giới bên trong của người khác qua các tác phẩm văn chương. Con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức mà con rung động tình cảm nảy nở ước mơ tốt đẹp khơi dậy sức mạnh sáng tạo, cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. Trong khi đó ở trường Tiểu học việc dạy đọc bên cạnh những thành công còn nhiều hạn chế nhất là các trường Tiểu học ở vùng miền núi học sinh của chúng ta chưa đạt được hiệu quả như mong muốn trong môn tập đọc. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản chưa có kỹ năng về giọng đọc cách phát âm làm thế nào để các em cảm nhận được hiểu được văn bản - làm thế nào để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu - làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. Vậy làm thế nào để các em đọc được tốt. Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3". 2. Mục đích nghiên cứu. - Góp phần giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tập đọc. - Các em thích thú học tập tạo đà để học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác cũng như ở các cấp học trên và ứng dụng trong cuộc sống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Do điều kiện thời gian có hạn. Nên tôi chỉ đề cập đến vấn đề giúp học sinh lớp 3 học tốt phần luyện đọc của phân môn tập đọc tại trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc Nguyễn Huy Phước Long – TH Ngư Thuỷ Bắc
  2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Góp phần làm rõ những cơ sở lý luận giáo dục kiên quan đến phân môn tập đọc ở Tiểu học nói chung và lớp 3 nói riêng - Tìm hiểu phân tích thực trạng việc học phân môn tập đọc của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc. - Rút ra những nguyên nhân và đề xuất một số biện pháp đề nâng cao hiệu quả đọc của phân môn tập đọc ở lớp 3. 5. Các phương pháp nghiên cứu. - Điều tra- quan sát- phỏng vấn- phân tích. - Đối chiếu so sánh. - Đọc tham khảo các tài liệu. B - Phần nội dung. Chương I : Cơ sở lý luận. 1. Các khái niệm liên quan. - Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ "đọc là gì" có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhẫn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn "Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga" (1998) - Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa "Đọc là một dạng ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh". - Định nghĩa: Thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc xem đó là một quá trình giải mã 2 bậc, chữ viết -> âm thanh và chữ viết (âm thanh) -> nghĩa. Như vậy đọc không chỉ đánh vần phát âm thành tiếng theo các ký hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc, đọc chính là sự tổng hợp của 2 quá trình này. 2. ý nghĩa của dạy học tập đọc ở Tiểu học. - Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hòi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó đọc để học, đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập đọc là một công cụ để học tập các môn học khác. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời, nó là khả năng không thể thiếu được trong thời đại văn minh. Chính vì vậy trường Tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế Nguyễn Huy Phước Long – TH Ngư Thuỷ Bắc
  3. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 hoạch và hệ thống. Tập đọc với tư cách là phân môn của Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này - đó là hình thành và năng lực đọc cho học sinh. 3. Nhiệm vụ của dạy học phân môn tập đọc ở Tiểu học. - Tập đọc là phân môn thực hành - nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu của chất lượng của đọc - đọc đúng đọc nhanh (đọc lưu loát, đọc trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu và đọc hay - mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). - 4 kỹ năng của đọc được hình thành trong 2 hình thức đọc là đọc thành tiếng và đọc thầm. 2 hình thức này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau, sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. - Dạy đọc còn giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh - thông qua việc dạy đọc và làm cho học sinh thích đọc. Và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời, phải làm cho học sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ và phát triển. - Đọc một cách có ý thức tác động tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Đọc sẽ giúp các em hiểu biết hơn bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ lô gich cũng như biết tư duy có hình ảnh. Đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh. - Như vậy môn tập đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển. - Nội dung môn tập đọc của Tiếng việt lớp 3 được sắp xếp theo các chủ điểm thứ tự từ gần đến xa, từ dễ đến khó so với lớp 2 chủ điểm ở lớp 3 được mở rộng và nâng cao hơn. Chương II: Thực trạng việc dạy học phân môn tập đọc ở lớp 3 trường Tiểu học Ngư thuỷ bắc. 1 - Đặc điểm tình hình trường: Trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc là một trường thuộc xã miền biển của huyện có tổng số 18 lớp học trong đó có 3 lớp 3, 2 lớp ở điểm trường chính 1 lớp ở khu vực lẻ. Học sinh 100% là con em ngư dân, chất giọng mang nặng âm ngữ của địa phương miềm biển nên có nhiều bất cập về công tác trong giảng dạy nhất là môn Tập đọc. Nguyễn Huy Phước Long – TH Ngư Thuỷ Bắc
  4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành, thầy trò trường TH Ngư Thuỷ Bắc đã vượt mọi khó khăn luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ dạy và học của mình. 2- Về đội ngũ giáo viên Trường TH Ngư Thuỷ Bắc có đội ngũ giáo viên trẻ: Năm học 2006-2007, đội ngũ giáo viên của trường có 18 giáo viên đứng lớp, 02 giáo viên chuyên biệt. Trình độ đào tạo: Đại học: 11 Cao đẳng: 05 THSP: 01 10+1: 01 Riêng giáo viên khối 3, có 3 giáo viên chủ nhiệm. Trình độ đào tạo cao: 02 giáo viên có trình độ dại học, 1 giáo viên trình độ THSP. 3- Về phía học sinh. 3.1. Kết quả phiếu điều tra ở lớp 3 thu được như sau: - Em thích học giờ tập đọc: 60% - Em thích học các môn học khác hơn: 40%. Khảo sát kết quả bài thi cuối học kỳ I (năm học 2006 - 2007). Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Số lượng bài SL % SL % SL % SL % 3A 21 04 19,0 06 28.6 09 42.9 02 9.5 3B 22 04 18,2 07 31,8 10 45,5 01 4,5 3C 20 04 20.0 06 30.0 09 45.0 01 5.0 4.Thực trạng dạy học tập đọc lớp 3 ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc 4.1. Thuận lợi: - GV nắm vững quy trình dạy phân môn tập đọc. - Phát huy được tính chủ động sáng tạo và linh hoạt trong việc vận dụng PPDH. - Chuyên môn của trường đã tích cực chủ động trong việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề dạy học tập đọc cho giáo viên. 4.2. Khó khăn: - Là một đơn vị thuộc vùng khó khăn nên mức độ tiếp thu bài của học sinh còn nhiều hạn chế. Kĩ năng đọc đúng và đọc diễn cảm của học sinh chưa cao. - Giáo viên chưa chủ động trong việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh. Nguyễn Huy Phước Long – TH Ngư Thuỷ Bắc
  5. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 3 Mặc dù đã đảm bảo kế hoạch chương trình cộng với sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò song kết quả của phân môn Tập đọc chưa cao. Chính vì vậy mà việc tìm ra một giải pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn tập đọc là một việc làm cần thiết. Chương III: Một số giải pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phân môn tập đọc ở trường Th ngư thủy bắc - huyện lệ thuỷ 1. Đội ngũ giáo viên. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chưa cập chuẩn, đồng thời giáo viên cần tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình để vững vàng tay nghề trong công tác giảng dạy. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, mạnh dạn học hỏi trao đổi góp ý với nhau về phương pháp dạy, nội dung bài dạy và cách chấm, chữa những lỗi học sinh đọc sai chính tả. Góp ý tiết dạy một cách thẳng thắn, cùng nhau tìm tòi cách dạy hay, qua tìm hiểu những bài viết chuyên đề, những sáng kiến kinh nghiệm hay của trường bạn đề cập đến vai trò, vị trí, cách thức, hình thức dạy học nói chung và phân môn tập đọc nói riêng . - Trong quá trình dạy học phải thực sự coi đây là quá trình thầy tổ chức hướng dẫn, trò tích cực chủ động sáng tạo . 2. Quá trình dạy học. 2.1. Tổ chức tiết học hoạt động sôi nổi gây hứng thú học tập cho học sinh. Đối với học sinh Tiểu học điều này vô cùng quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định thành công giờ học. Lứa tuổi 6 - 10 tuổi là lứa tuổi năng động, khả năng chú ý đúng mức chỉ trong vòng 20 - 25 phút (cho nên tiết học hiện nay chỉ còn 35 - 40 phút). Đối với các em phải ngồi yên một chỗ không được nói chuyện, nghịch ngợm là một việc làm thật khó vì vậy người thầy giáo cần hướng tính năng động đó vào một mục đích, thì giờ học mới có hiệu quả không nên lầm tưởng phát vấn trong giảng dạy đối thoại giữa thầy và trò là đủ tạo nên không khí sôi động, hào hứng. Phải làm sao dạy đúng đặc trưng của môn học mà vẫn hướng cho các em học mà chơi, chơi mà học, vui sôi nổi là tính chất phải có của hoạt động, còn học và lĩnh hội kiến thức là mục đích cuối cùng cần đạt đến của hoạt động. Muốn như vậy kiến thức kỹ năng cần trau dồi cho học sinh được giáo viên sắp xếp lồng ghép vào các hoạt động - thay một số lời thuyết giảng khô khan bằng hoạt động sôi nổi. Đối với tiết tập đọc giáo viên nên tổ chức hoạt động theo nhóm đôi - học sinh theo dõi bạn mình đọc - phát hiện bạn đọc sai lỗi chính tả để sửa lỗi chính tả cho bạn, đồng thời bản thân cũng được rèn giũa hoặc có thể thi Nguyễn Huy Phước Long – TH Ngư Thuỷ Bắc