Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_huong_dan_nham_giup_h.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả Lớp 5
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hoàn thiện các năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh, tương ứng với việc hình thành và thực hành tốt bốn kĩ năng: nghe, đọc, nói, viết trong các hoạt động giao tiếp. Đồng thời ngôn ngữ còn là phương tiện của tư duy. Song song với quá trình hoàn thiện các thao tác của tư duy thì việc giúp trẻ hoàn thiện hệ thống các kiến thức về ngôn ngữ Tiếng Việt là vô cùng quan trọng vì như K.A.U - Sin - Vki đã chỉ rõ: “Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới quanh đứa trẻ được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này”. Do đó việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường một cách cẩn thận, khoa học, có hệ thống, phù hợp với thực tiễn và thực hành vận dụng tốt là rất quan trọng với học sinh Tiểu học. Trong đó, phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy và học Tiếng Việt. Đó là phân môn tổng hợp các kiến thức kĩ năng của các phân môn khác trong môn Tiếng Việt. Qua việc học và thực hành làm văn, học sinh được: mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ và hình thành một nhân cách tốt. Mỗi bài Tập làm văn của học sinh lớp 5 nói riêng, của các em học sinh Tiểu học nói chung là một sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng mà do chính các em tạo ra trên cơ sở các em được tiếp nhận từ thực tế cuộc sống và vốn kiến thức Văn - Tiếng Việt tích lũy được trong quá trình học tập. Chính vì vị trí, vai trò của phân môn Tập làm văn quan trọng như vậy nên tôi đã nhiều năm tìm tòi, học hỏi, tích lũy vốn kinh nghiệm và đúc rút được một số biện pháp nhằm giúp học sinh đạt kết quả tốt hơn trong việc học Tập làm văn theo xu hướng đổi mới và ứng dụng hiện nay. Đó cũng chính là mục tiêu và nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm của tôi: Một số biện pháp hướng dẫn nhằm giúp học sinh làm tốt bài văn miêu tả lớp 5. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Như trên đã nói: Ngôn ngữ là phương tiện của giao tiếp và tư duy. Để học sinh đạt được kết quả tốt trong tất cả các môn học cũng như hòa nhập tốt vào đời sống xã hội trong xu thế hiện đại, mỗi cá nhân học sinh cần thực sự phải là một chủ thể chủ động chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức Tiếng Việt linh hoạt, sáng tạo và tự tin hơn. Phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành kiến thức kĩ năng tổng hợp nên để có một bài làm văn hay, học sinh cần có một lượng vốn Văn học - vốn kiến thức Tiếng Việt khá dồi dào. Những kiến thức căn bản đó được tích lũy Năm học: 2013-2014 1
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến nhiều năm qua các bài học: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Chính tả, qua các môn học khác như Lịch sử - Địa lý, Tự nhiên xã hội hay qua các câu chuyện, bài văn các em được đọc, được nghe. Bên cạnh đó, học sinh còn cần phải có một vốn sống, vốn hiểu biết thực tế nhất định. Trong phân môn Tập làm văn thì loại bài văn miêu tả tổng hợp được nhiều kiến thức kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cũng như thể hiện được phương pháp và năng lực tư duy của học sinh. Như nhà nghiên cứu Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt đã viết: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thề hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm cuả con người”. Hoặc như tác giả Phillippe Hamon từng viết: “Miêu tả là tư duy rộng mở, theo thao tác này thay vì nêu một cách đơn giản một sự vật, một đối tượng nào đó, người viết làm cho nó trở nên nhìn thấy được bằng mắt sự trình bày sinh động, linh hoạt các đặc tính và những hoàn cảnh thú vị đáng chú ý nhất của sự vật đó”. Hay như ý kiến của nhà văn Phạm Hổ trong cuốn “Viết văn miêu tả và văn kể chuyện” cho rằng: “Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta viết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, một con vật, một dòng sông, người đọc còn có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi hương hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc nhưng đó mới chỉ là miêu tả bên ngoài. Còn sự miêu tả bên trong nữa nghĩa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ”. Một bài văn miêu tả hoàn chỉnh của học sinh có thể được xem là một ngôn bản nghệ thuật thực sự mà qua đó thể hiện cảm quan của các em về thế giới quanh mình cũng như là thế giới tâm tư tình cảm và đặc biệt là sự linh hoạt, nhạy bén trong tư duy ngôn ngữ của trẻ. Hoàn thành được một bài văn hay sẽ giúp trẻ tự tin hơn và hứng thú hơn với môn học. Tuy nhiên, để viết được một bài văn hay, từ ngữ phong phú sinh động, hình ảnh đẹp, gợi tả, gợi cảm thì học sinh lớp 5 cần phải có sự tích lũy vốn kiến thức ngay từ những lớp dưới đồng thời phải luôn có ý thức quan sát các đối tượng xung quanh cũng như niềm đam mê đọc sách. Nếu như vốn kiến thức Tiếng Việt của học sinh nghèo nàn thì bài viết của học sinh sẽ nghèo ý, khô khan, diễn đạt vụng về và sẽ mắc nhiều lỗi trong việc dùng từ đặt câu, liên kết câu, đoạn . Để giúp học sinh chủ động, tích cực tiếp nhận và tích lũy kiến thức cũng như sử dụng kiến thức đó một cách linh hoạt sáng tạo thì người Giáo viên - Chúng ta chính là những người định hướng, hướng dẫn và kích lệ các em, giúp các em có được vốn kiến thức phong phú đó. Tóm lại: Phân môn Tập làm văn vận dụng các hiểu biết và kĩ năng biết về Tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh kĩ năng sản sinh ngôn bản (văn bản nói và viết) nhờ vậy mà Tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Năm học: 2013-2014 2
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến Qua việc làm văn, giúp học sinh bồi dưỡng, vun đắp tình yêu Tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Thông qua việc học Tập làm văn học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên đất nước, có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách con người. II. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1. Thực trạng học sinh: Qua nhiều năm trực tiếp dạy lớp 5, tôi nhận thấy, học sinh thường không có hứng thú nhiều với những tiết học Tập làm văn, các em có khi còn thấy ngại học dẫn đến lười học phân môn này. Tuy nhiên, với thể loại văn miêu tả, đa số các em học sinh nắm được vấn đề, biết cách làm bài và bài viết theo đúng cấu trúc, lựa chọn được đối tượng miêu tả. Tuy nhiên chất lượng bài văn thật sự không cao, số bài văn hay đạt loại giỏi ít. Bài viết của một số học sinh còn khá sơ sài, nghèo ý, lời văn khô cứng, diễn đạt vụng về, lủng củng, mắc nhiều lỗi, kể cả lỗi về chính tả, lỗi dùng từ và lỗi về ngữ pháp. Nhiều em quá phụ thuộc vào văn mẫu, lười suy nghĩ, bài viết thiếu tính sáng tạo và chưa có nét riêng trong bài văn của mình. Đồng thời do vốn kiến thức Tiếng Việt của các em ít nên khả năng bộc lộ cảm xúc của các em rất hạn chế, dẫn đến bài văn của các em sáo rỗng, khô khan. 2. Thực trạng giáo viên: Về phía giáo viên, thông qua tiếp xúc chia sẻ kinh nghiệm với nhiều đồng chí giáo viên là bạn bè đồng nghiệp ở nhiều trường, tôi được biết: Đa số các thầy cô đều biết tương đối đầy đủ những lỗi, những vấn đề mà học sinh thường mắc phải trong khi học Tập làm văn nhưng để hạn chế và khắc phục những vấn đề đó, giúp đa số học sinh làm văn hay hơn lại là cả một vấn đề nan giải. Một phần là do hệ thống kiến thức - kĩ năng Tiếng Việt được hình thành và tích lũy qua nhiều năm học, qua nhiều môn học và rất phong phú, có thể nói đó là một lượng kiến thức kĩ năng khổng lồ nên riêng bản thân một giáo viên khó mà tự mình hệ thống được cho các em. Bên cạnh đó một số giáo viên ít quan tâm đến việc giúp học sinh tích lũy vốn kiến thức - kĩ năng đã đạt được từ các môn học khác để vận dụng vào việc viết văn. Không liên kết những yêu cầu cần thiết của phân môn Tập làm văn với yêu cầu thực hành kĩ năng của một số môn học khác đặc biệt là với phân môn Luyện từ và câu, Tập đọc, vì như chúng ta đã biết học sinh học tất cả những kiến thức Tiếng Việt đều chủ yếu hướng vào mục đích sản sinh ngôn bản. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Bản thân giáo viên cần hiểu rõ bản chất của văn miêu tả và giúp học sinh nắm bắt được những bản chất đó: a. Hình ảnh miêu tả phải cụ thể sinh động: Tính cụ thể sinh động không chỉ là đặc trưng mà còn là đích đến của bài văn miêu tả. Nếu những hình ảnh miêu tả mà thiếu sự cụ thể sinh động thì sẽ trở Năm học: 2013-2014 3
- Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu học Hợp Tiến nên khô khan, cứng nhắc, rập khuôn và sẽ thiên về kể, liệt kê chứ không phải là tả. Ta có thể so sánh hai đoạn văn sau để thấy rõ điều đó: Đoạn trích trong “Từ điển Tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên: “Bọ Ngựa là bọ màu xanh, biết bay bụng to và có 2 càng như hai lưỡi hái, sống trên cây, ăn sâu bọ”. Đoạn viết về chú Bọ Ngựa trong “Dế mèn phiêu liêu kí” của tác giả Tô Hoài: “ Người ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thường thôi, nhưng chưa hiểu sao anh làm ra lối quan trọng đến thế, anh cứ nhắc chân từng bước cao đầu gối kiểu bước chân ngỗng, cách thức rất ta đây kẻ giở hách dịch. Cái khắc cổ vươn ra. Cái mặt ngắn cũn. Con mắt đu đưa tưởng như ai xung quanh chỉ còn có việc thán phục nhìn ta. Hai sợi râu óng ả, mấp máy phất lên phất xuống. Hai lưỡi hái bên mạng sườn, lưỡi có răng cưa, luôn luôn co vào trước ngực, ra lối ta đây con nhà võ, lúc nào cũng giữ miếng”. Cả hai đoạn văn trên đều nói về con Bọ Ngựa, nhưng ở đoạn văn thứ nhất người ta chỉ nêu một số đặc điểm có tính sinh học của con vật, những đặc điểm đó cụ thể, chính xác nhưng khô khan, không có xúc cảm, hay không có tính sinh động. Đoạn văn miêu tả của nhà văn Tô Hoài cũng nói về các đặc điểm của con Bọ Ngựa nhưng bằng việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (tính từ: ngắn cũn, óng ả ), biện pháp nhân hóa, tác giả đã dựng lên một hình ảnh con Bọ Ngựa thật sinh động cụ thể, hấp dẫn và thú vị bởi nó mang những nét tính cách của con người. Một đoạn văn tả con vật rất sinh động cũng thường được tôi đưa ra làm ngữ liệu cho học sinh học tập là đoạn: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu ” Với việc sử dụng biện pháp so sánh một cách tinh tế cũng giúp cho bài văn miêu tả trở nên sinh động hơn. Như vậy đoạn văn miêu tả là những đoạn văn sinh động động hấp dẫn chứ không như những đoạn liệt kê có tính sinh học và chính xác. b. Hình ảnh miêu tả phải mang tính sáng tạo, ghi dấu ấn của bản thân người viết: Tác giả Phillippe Hamon cho rằng: “Năng lực miêu tả là một năng lực đặc biệt phản ánh niềm đam mê sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó có những lối vẽ và những quan niệm riêng. Bức vẽ đó phải tác động vào đọc giả.” Cùng miêu tả về một đối tượng nhưng mỗi người sẽ có một cách miêu tả, một cách diễn đạt khác nhau. Cùng tả hoa sấu nhưng nhà văn Vân Long viết: “ những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đọt lá non, lẫn với màu nắng dịu.” (Qua những mùa hoa – TV5 T2). Trong khi đó, tác giả Băng Sơn viết: “Từ những cành sấu non bật ra những chùm hoa trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại.” (Mùa hoa sấu – TV3 T1). Đặc biệt khi ta đọc những câu thơ sau của Lê Hồng Thiện sẽ thấy rõ hơn về cái nhìn khác nhau của mỗi người với cùng một sự vật, sự việc: Năm học: 2013-2014 4