Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8

doc 19 trang sangkien 12840
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8

  1. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 204 - 2015 I. Sơ yếu lý lịch: - Họ tên: Hoàng Thị Thúy - Sinh ngày: 21 - 12 - 1977 - Ngày vào ngành: 01 - 9 - 1998 - Chức vụ: Giáo viên - Đơn vị công tác: Trường THCS Đỗ Động - Thanh Oai- Hà Nội - Trình độ chuyên môn: Đại học SP Văn. -1-
  2. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT BÀI TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8 ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lí do chọn đề tài: Người giáo viên bao giờ cũng muốn học trò của mình làm được những bài văn hay nhưng đó không phải là một việc dễ. Bài văn hay trước hết phải là viết đúng (đúng theo nghĩa tương đối, nghĩa là trong khuôn khổ nhà trường). Hay và đúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bài văn hay trước hết phải viết theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiến thức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách Xác định đúng yêu cầu của đề bài là rất cần thiết, bước này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đề hay lệch đề. Xác định đúng yêu cầu của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt và do đó cũng tránh được sự dài dòng, lan man “dây cà ra dây muống”, “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết. Bên cạnh đó việc viết đúng kiến thức cơ bản cũng vô cùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, “có bột mới gột nên hồ”. Hình thức trình bày là sự thể hiện hình thức bố cục của bài văn trên trang giấy. Một bài văn đúng quy cách là bài văn mà khi nhìn vào tờ giấy, chưa cần đọc đã thấy rõ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Muốn thế người viết không chỉ phải chú ý đến nội dung mà hình thức cũng phải rõ ràng. Trong thực tế dạy – học tôi thấy bài văn của học sinh mình chưa đáp ứng được những yêu cầu của một văn bản trong nhà trường. Bài văn của các em vẫn còn hiện tượng lạc đề, lệch đề,sa đề do không chú ý đến việc tìm hiểu đề,các em không đọc kĩ đề. Đoạn văn trong bài thường sai quy cách,chưa có câu chủ đề chưa biết cách trình bày đoạn văn. Bên cạnh đó là việc giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết,thiếu lo gic . Do đó tôi thấy cần phải tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra giải pháp tốt giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn. Qua thời gian tìm tòi và vận dụng, cho đến nay tôi đã tìm được cho mình một cách làm mang lại hiệu quả cao. Trong cách làm đó vấn đề tích hợp có vai trò rất quan trọng. Đó cũng là yêu cầu của dạy học Ngữ văn hiện nay. Cũng chính xuất phát từ đó tôi đã tiến hành tìm tòi nghiên cứu và vận dụng vào thực tế giảng dạy “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 8 tại trường THCS Đỗ Động”. 2. Mục đích nghiêm cứu: Khi chọn hướng nghiên cứu “Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ” với mục đích cung cấp cho học sinh -2-
  3. một con đường nhanh và dễ để tạo lập văn bản trong khi làm bài viết. Đồng thời giúp cho bản thân tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề: Tìm hiểu đề, viết đoạn văn trong văn bản tự sự, liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự từ đó hình thành cho mình kĩ năng để góp phần làm tốt bài văn. Ngoài ra với mục đích để trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau bổ khuyết, xây dựng cho giải pháp càng hoàn thiện hơn trong quá trình áp dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối với đề tài sáng kiến này chúng tôi chỉ nghiên cứu và dừng lại ở 3 vấn đề: - Tìm hiểu đề; - Viết đoạn văn trong văn bản tự sự; - Liên kết đoạn văn trong văn bản tự sự. Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp giúp các em biết tạo lập một văn bản đúng và hay. Những biện pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn 8. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Sáng kiến kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 8A, thuộc trường THCS Đỗ Động -Thanh Oai - Hà Nội. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Môn Ngữ văn 8 trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường nói chung có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh 4 kĩ năng đó là: “nghe - nói - đọc - viết”. Trong đó, phân môn Tập làm văn là phân môn có tính chất tích hợp các phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động. Ngôn ngữ (dưới dạng nói - ngôn bản, và dưới dạng viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội. Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ nặng nề đó phụ thuộc phần lớn vào việc giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Vấn đề đặt ra là: người giáo viên dạy tập làm văn như thế nào để học sinh viết tốt bài văn của mình? Cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Tập làm văn ra sao để đạt hiệu quả như mong muốn? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó trong các phân môn của môn Ngữ văn. Do đặc trưng phân môn Tập làm văn với mục tiêu cụ thể là: hình thành và rèn luyện cho học sinh khả năng trình bày văn bản (nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, kể chuyện, biểu cảm, nghị -3-
  4. luận, Trong quá trình tham gia vào các hoạt động học tập này, học sinh với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói, ngại viết. 2. Thực trạng của vấn đề: Về phía người giáo viên, trước đây khi dạy văn tự sự cho các em, tôi mới chỉ giúp các em nắm bắt được những nội dung cơ bản trong sách giáo khoa. Trong quá trình dạy chỉ dạy tập làm văn ở những tiết học về tập làm văn, chưa tận dụng được thời gian ở các phân môn khác để tích hợp với phần tập làm văn. Đặc biệt chưa chú trọng luyện tập và ra bài tập về nhà cho các em để từ đó hình thành kĩ năng làm bài. Về phía học sinh, do đời sống còn nhiều khó khăn, đa số các em phải lao động giúp đỡ gia đình nên ít có thời gian để đọc các tài liệu tham khảo, mở rộng hiểu biết., thư viện nhà trường lại chưa đủ tài liệu để phục vụ việc dạy học nên các em không có đủ tài liệu để tham khảo. Vì vậy chỉ có thể nắm bắt được những gì SGK cung cấp.Bên cạnh đó còn một số em chưa chăm chỉ học tập,ngại viết,sợ học nên chưa chú ý vào bài làm văn của mình để có chất lượng tốt. Học văn đòi hỏi viết nhiều (đọc nhiều) nhưng học sinh ở Đỗ Động lại ít có điều kiện cũng như thời gian để luyện tập hợp trong khi các em nghèo nàn về vốn từ lời văn diễn đạt chưa trong sáng,chưa mạch lạc,còn mắc các lỗi ngữ pháp thông thường nên khi viết cũng thêm phần khó khăn. Thêm vào đó, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc học, ý thức chưa cao, về nhà không làm bài nên khi làm bài thường vụng về, lúng túng khi viết văn. Để làm tốt một bài Tập làm văn cần thực hiện các bước như Tìm hiểu đề,tìm ý,lập dàn ý,viết bài,đọc lại và sửa chữa.Nhưng nhiều em sau khi đọc đề là tiến hành làm bài luôn không suy nghĩ xác định đề,tìm ý lập dàn ý nên bài văn lủng củng ,sơ sài,thiếu ý Trong quá trình dạy và chấm bài của các em tôi thấy các em còn yếu về các bước sau: - Chưa tìm hiểu đề kĩ ,chưa xác định được chủ đề , dẫn tới các em làm sai đề,sa đề,lạc đề - Chưa nắm chắc cách xây dựng đoạn văn,bố cục của đoạn văn dẫn tới các em viết đoạn văn chưa đúng cả về hình thức và nội dung.Nhiều em viết đoạn văn không có câu chủ đề,trình bày sai quy cách,nhất là chưa nắm chắc kiểu đoạn văn. - Các câu trong đoạn,các đoạn văn trong bài văn thiếu sự liên kết.Sắp xếp lộn xộn,chưa theo trình tự hợp lý. Chính vì những nguyên nhân ấy mà kết quả làm bài của các em thấp Số liệu thống kê chất lượng bài làm văn của HS khi chưa áp dụng SKKN -4-
  5. Trung Tổng số HS Giỏi Khá Yếu Kém bình 34 0 06 8 15 5 Với những khó khăn như vậy, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm biện pháp giúp học sinh nắm và làm tốt bài tập làm văn. Cũng chính từ sự băn khoăn, trăn trở: “Làm sao giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn ?” mà tôi đã tìm biện pháp để học sinh của tôi làm tốt bài Tập làm văn hơn. Sau đây tôi xin trình bày “ Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn 8 ở trường THCS Đỗ Động”. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Tìm hiểu đề (hay còn gọi là phân tích đề): Để có một bài văn hoàn chỉnh người viết phải trải qua năm bước (Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa bài), trong đó tìm hiểu đề là bước thứ nhất. Kĩ năng tìm hiểu đề là kĩ năng định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện một bài tập làm văn. Tuy vậy đa số học sinh thường không chú ý đến bước này. Vì vậy trong quá trình làm bài các em thường lạc đề hoặc lệch đề nên bài văn thường không có điểm cao. Cũng chính vì lẽ đó hướng dẫn các em làm tốt bước này sẽ giúp học sinh tránh được việc lạc đề, lệch đề. Từ đó bài văn sẽ tốt hơn. Nắm được hạn chế đó của học sinh nên tôi luôn hướng dẫn học sinh thực hiện thao tác này và nó được lặp đi lặp lại ở mỗi bài viết cũng như trước các đề trong bài học. Trên cơ sở đó các em sẽ biến nó thành một kĩ năng cần thiết trước khi viết bài. Để học sinh xem tìm hiểu đề là một bước không thể thiếu khi làm bài thì giáo viên phải giúp các em thành thạo bước này trong quá trình dạy học. Người giáo viên nên tận dụng thời gian để cho các em luyện tập. Ví dụ: Đề bài:Kể lại những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học Để giúp học sinh tìm hiểu đề, trước một đề bài tôi thường yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề); lấy bút chì gạch chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu dòng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề. Kết quả của bước tìm hiểu đề phải giúp học sinh xác định được tất cả các yêu cầu của đề bài: - Kiểu bài: Tự sự hay miêu tả, tường thuật hay giải thích, Lời yêu cầu về kiểu bài: theo lối trực tiếp – nói thẳng (như hãy kể ) hay lời yêu cầu gián tiếp – nói vòng (như Em thấy mình đã khôn lớn ) -5-
  6. - Đề bài và giới hạn: học sinh cần tìm hiểu rõ qua từng từ ngữ để xác định giới hạn của đề bài. Chỉ một sơ suất nhỏ trong việc xác định giới hạn của đề bài cũng có thể dẫn các em từ tản mạn, xa đề đến lạc đề Ví dụ : Cho đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu. Trước đề này có rất nhiều học sinh kể ra hai, ba kỉ niệm, không có kỉ niệm nào được kể một cách đầy đủ (nhưng đề yêu cầu kể một kỉ niệm). Tìm hiểu đề là bước quan trọng, tuy nhiên trong chương trình học các em lại chỉ được học không đến một tiết (ở lớp 6). Thêm vào đó ở chương trình Ngữ văn 8 các em học văn tự sự chỉ trong 13 tiết nên thời gian không nhiều. Để khắc phục được khó khăn đó và cho học sinh thực hiện tốt bước này tôi đã kết hợp thời gian trên lớp, thời gian ở nhà của các em để hướng dẫn và cho các em thực hành. Khi dạy xong tiết 8 – Bố cục của văn bản, trước khi đi vào làm bài tập trong SGK giáo viên có thể cho học sinh thực hiện bước này. Giáo viên treo bảng phụ có chép sẵn đề bài: Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của em. Yêu cầu trả lời : - Kiểu bài của mỗi đề là gì? - Lời yêu cầu ở mỗi đề là trực tiếp hay gián tiếp? - Nội dung của đề bài nằm trong giới hạn nào (kể về một hay nhiều kỉ niệm)? - Lưu ý: Đọc thật kĩ đề bài, lấy bút chì gạch dưới những từ ngữ quan trọng. Ở đây do là tiết đầu hướng dẫn học sinh làm nên có thể cho các em tự tìm hiểu nhanh sau đó giáo viên hướng dẫn các em làm: * Kiểu bài: - Đề có kiểu bài tự sự. - Đề có yêu cầu trực tiếp. * Giới hạn của đề bài: kể duy nhất một kỉ niệm, đó là kỉ niệm đáng nhớ nhất ở thời thơ ấu. Từ nội dung đó giáo viên nhắc nhở học sinh: từ bây giờ, trước khi viết một bài văn các em nên tìm hiểu đề bài trước để viết bài văn cho tốt bằng cách thực hiện các yêu cầu như bài tập các em vừa làm. Có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản (ta gọi là Tìm hiểu đề): - Xác định kiểu bài; - Xác định nội dung của đề bài; - Xác định giới hạn của đề bài. Sau khi hướng dẫn các em thực hiện xong giáo viên có thể ra đề yêu cầu các em về nhà làm. Ở tiết học tiếp theo giáo viên xem bài các em làm và cho điểm (nếu làm tốt). Khi dạy xong bài Xây dựng đoạn văn trong văn bản (tiết 10 – bài 3), giáo viên yêu cầu học sinh: Ngoài việc chuẩn bị để làm bài các em thực hiện trước bước tìm hiểu đề cho các đề có trong phần Viết bài tập làm văn số 1 – văn tự sự thì học sinh còn phải biết xây dựng đoạn văn. -6-