Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở bổ túc trung học phổ thông
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở bổ túc trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_vien_ca.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở bổ túc trung học phổ thông
- Trung Tâm GDTX - Yên Minh Nguyễn Thị Huyến MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC VIấN CÁ BIỆT Ở BỔ TÚC TRUNG HỌC PHỔ THễNG Phần I: Mở đầu I - Lý do chọn đề tài: từ năm 1986 đến nay bước vào thời kỳ đổi mới giáo dục, công tác giáo dục đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Tuy vậy trong thực tế giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, nhất là trong giáo dục nhân cách, đạo đức cho học viên. ở nhiều vùng đô thị do ảnh hưởng của việc phân tầng, phân lớp và tác động của cơ chế thị trường, số học viên cá biệt, học viên hư ngày càng có xu hướng tăng lên so với giai đoạn trước và nguyên nhân sâu xa là do giáo dục đào tạo chưa kiết hợp chặt chẽ với lao động sản xuất, nhà trường chưa gắn liền với gia đình và xã hội, gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường nhằm giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị đạo đức. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội và văn hoá phẩm đồ trụy, cùng ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến trường học. Vì vậy để tìm ra biện pháp, hình thức tổ chức kết hợp giáo dục cho học viên, nhất là học viên yếu kém về đạo đức trong tình hình hiện nay là vấn đề mang tính thời sự, cấp bách có ý nghĩa thực tiễn. Trong lý luận giáo dục, vấn đề giáo dục đạo đức cho học viên luôn được coi trọng. Việc giáo dục đạo đức cho các em phải tuân theo quy luật chung về con đường hình thành, phát triển nhân cách, đòi hỏi vận dung tổng hợp lý luận, kiến thức khoa học giáo dục, tâm lý học, xã hội học để tổ chức hoạt động phù hợp từng lứa tuổi. Với học viên cá biệt cần phải có quan điểm tiếp cận tổng hợp và đồng bộ trong việc vận dụng tổng hợp lý luận vào việc tổ chức quá trình giáo dục, nhằm huy động đầy đủ, phối hợp chặt chẽ, kết hợp tất cả các hoạt động, các lực lượng xã hội, các phương tiện giáo dục. Vận dụng kinh nghiệm giáo dục học viên hư hay học viên cá biệt ở trên thế giới và trong nước vào thực tiễn cho phù hợp mềm dẻo mới đạt kết quả. Vấn đề giáo dục học viên học viên cá biệt mang ý nghĩa xã hội, chính trị. Vì giáo dục học viên gắn liền với hạnh phúc của mọi người. Con người với số phận riêng của nó có liên quan đến sự bất hạnh hoặc hạnh phúc của toàn xã hội. Cho nên vấn đề giáo dục học viên cá biệt là mối quan tâm của toàn xã hội. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục học viên là nhiệm vụ trọng đại có tính chất chiến lược trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là nghĩa vụ của toàn xã hội. Thực hiện theo công ước của liên hợp quốc, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em Trách nhiệm của chúng ta phải giúp cho tất cả các em đang ở lứa tuổi học viên ( kể cả học viên cá biệt) đều được bình đẳng hưởng thụ giáo dục, điều đó chính là thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội văn minh chúng ta. Trong nhà trường hiện nay số đông học viên là tốt, nhưng vẫn còn có bộ phận Sáng kiến kinh nghiệm 1
- Trung Tâm GDTX - Yên Minh Nguyễn Thị Huyến học viên cá biệt làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy, học tập, thực hiện nề nếp trường học, làm mất nhiều thời gian, công sức của thầy, cô giáo. Để làm tốt công tác quản lý trường học, bên cạnh các công tác chung chắc chắn người quản lý không thể bỏ qua công tác giáo dục học viên cá biệt. Trong giai đoạn phát triển nền kinh tế hội nhập, mở cửa quan hệ quốc tế, bên cạnh ảnh hưởng tốt có những ảnh hưởng xấu đến học viên. Vì vậy giáo dục học viên cá biệt đang là vấn đề có tính thời sự , tính cấp thiết vì hầu hết các địa phương, đặc biệt vùng đô thị, tỷ lệ học viên cá biệt có xu hướng tăng, với những biểu hiện hết sức phức tạp. Để đạt được mục tiêu giáo dục, góp phần ngăn chặn những hiện tượng xấu của học sinh, nhà trường chủ động coi trọng đúng mức vấn đề học viên cá biệt. Bộ phận thanh thiếu niên đã hư, đang và sẽ là vấn đề nhức nhối của nhiều gia đình, là nối lo lắng không chỉ của những người làm công tác giáo dục mà của toàn xã hội. Vì hành vi của các em vượt khỏi quy tắc, chuẩn mực đạo đức ( bị cô giáo phê bình ) các bạn không có cách nhìn thiện cảm. Học viên Trung Tâm GDTX - Yên Minh cũng nằm trong hoàn cảnh đó. Kinh nghiệm tới nay cho thấy không thể bằng lòng với những giải pháp chung nhất mà tìm ra các nguyên nhân, các giải pháp sâu sắc thích hợp với từng đối tượng học viên trên cơ sở kết hợp nhà trường, phụ huynh, các ban ngành quan tâm, để tìm biện pháp giáo dục mới có thể đạt hiệu quả mong muốn. Từ thực tế đó, trong phạm vi nhỏ này tôi mong tìm ra được một số biện pháp giáo dục học viên cá biệt cho phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện thực tế của cơ sở đảm bảo hiệu quả giáo dục học viên. II - Phạm vi đối tượng: Từ trước tới nay đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm nói về vấn đề giáo dục đạo đức cho học viên. Với mỗi đối tượng giáo dục lại có hoàn cảnh tính cách riêng. Do vậy trong phạm vi nhỏ sáng kiến kinh nghiệm, tôi muốn tìm ra phương pháp giáo dục học viên cá biệt trong Trung Tâm GDTX - Yên Minh - Hà Giang. III - Mục đích: Như chúng ta đã biết học viên Trung Tâm GDTX - Yên Minh có độ tưổi khác nhau. Đây là độ tuổi phát triển về nhiều mặt, về thể lực, về tâm lý, nhân cách cũng như về trí tuệ. Nói cách khác đây là lứa tuổi phát trển không đồng đều về chất và lượng. ở Trung Tâm GDTX - Yên Minh cụ thể là học viên lớp 10B , bên cạnh đại đa số các em là học viên ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, biết vâng lời thầy cô giáo. Song còn có một số học viên cá biệt như em: Bình, Chức, Doanh, những em này có hành vi đạo đức không tốt, động cơ học tập kém, lười biếng trong rèn luyện cũng như trong học tập. Xuất phát từ những điều kiện thực tế của lớp với yêu cầu chung của mục đích nhiệm vụ dạy học. Để các em đại trà học tập, rèn luyện đạt kết quả tốt, tôi đưa ra một số biện pháp để bồi dưỡng học viên cá biệt như sau: (1) Điều tra nắm rõ đạo đức tâm lý của từng em. (2) Nguyên nhân dẫn đến tư cách đạo đức chưa tốt, kết quả học tập chưa cao. (3) Đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ các em học viên cá biệt. Sáng kiến kinh nghiệm 2
- Trung Tâm GDTX - Yên Minh Nguyễn Thị Huyến IV- Khách thể: Khách thể: học viên lớp 10B. Sáng kiến: Biện pháp giáo dục học viên cá biệt ở Trường Trung Tâm GDTX - Yên Minh - Hà giang. V- Các giả thuyết: Muốn tìm ra giải pháp, biện pháp giáo dục học viên lớp 10B nói riêng, Trung Tâm GDTX - Yên Minh nói chung. Phải vận dụng đúng đắn lý luận giáo dục chung để phân tích thực tiễn và kinh nghiệm giáo dục của lớp để tìm ra giải pháp thích hợp cho việc giáo dục học viên cá biệt trong giai đoạn hiện nay. Do điêù kiện thời gian ngắn, sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ đi sâu về vấn đề sau: - Phạm vi: Học viên cá biệt ở lớp 10B Trường TTGDTX - Yên Minh. - Giới hạn: Học vên cá biệt về đạo đức trong phạm vi giáo dục nhà trường Là một giáo viên trẻ, tôi luôn học hỏi và tìm hiểu vấn đề này. Phần Ii : nội dung I - Cơ sở lý luận: Trong lý luận cũng như trong thực tiễn giáo dục, khái niệm ( học viên cá biệt) chưa được xác định một cách nhất quán, nhiều người đã có cách lập luận khác nhau về sự sa sút đạo đức của một bộ phận nhỏ học viên ở các trường. Thời gian gân đây trên một số mặt báo chí đã có một số bài viết, nói đến sự sa sút về đạo đức nhân cách của một bộ phận nhỏ học sinh nói chung và học viên Trung Tâm GDTX nói riêng và kiến nghị với ngành cần có những biện pháp tích cực, nhằm bảo đảm thực hiện tốt mục đích giáo dục phát triển nhân cách học viên. Đáp ứng đòi hỏi bức bách mà xã hội đang đặt ra. Chúng tôi cho rằng đạo đức là một hiện tượng xã hội, giáo dục đạo đức học viên phải gắn liền với gia đình, xã hội, nhà trường và giáo viên. Phải xác định rõ thực trạng nguyên nhân tình trạng sa sút đạo đức ở một bộ phận học viên và mô tả, phân tích, so sánh đối chiếu nhằm tìm ra các biện pháp giáo dục thích hợp. Không chỉ qua thống kê số liệu điểm, hạnh kiểm hàng năm mà còn tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề giáo dục đạo đức. Học sinh yếu kém trong mối quan hệ nhà trường gia, đình và xã hội, nếu không có sự phối hợp đồng bộ đó, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức sẽ có nhiều hạn chế. Tóm lại: Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của học viên cá biệt lớp 10B tôi thấy: đây là những lứa tuổi có những khủng hoảng đặc biệt về tâm lý. Động cơ và mục đích của các em thường đơn giản, khả năng tự kìm chế chưa đầy đủ bộc lộ rõ tính liều lĩnh, nghèo nàn về tình cảm, hay dối trá. Trong ý nghĩ, nguyện vọng của các em thường hướng vào các hành vi sai trái, hư hỏng, những đòi hỏi cá nhân mang tính bắt buộc người khác phải phục tùng. Khi những đòi hỏi không chính đáng của các em không được đáp ứng thì tỏ ra bất cần, bộc lộ tính ích kỉ và có hành động phản ứng lại tất cả, đồng thời bộc lộ thái độ bất cần, coi thường hoặc phủ nhận các động tác giáo dục, lao vào các ảnh hưởng không lành mạnh ngoài xã hội. Bên cạnh những mặt xấu ở những học viên cá biệt này còn có những mặt tốt, những nét tâm lý tích cực đáng quý ở các Sáng kiến kinh nghiệm 3
- Trung Tâm GDTX - Yên Minh Nguyễn Thị Huyến em đó là: nhạy cảm nhiều em có năng khiếu về văn nghệ, thể dục, thể thao nhanh nhẹn, hoạt bát nhiều lúc tỏ ra là đàn anh, dũng cảm cứu giúp người yếu, và thâm tàm các em vẫn ao ước được chăm sóc, che trở, động viên, an ủi Những người làm công tác giáo dục học viên cá biệt cần nắm được mặt mạnh, mặt yếu của đối tượng để có biệt pháp giáo dục phù hợp giúp các em phục thiện. Vấn đề giáo dục đạo đức học viên nói chung và học viên cá biệt nói riêng đều phải tuân theo quy luật phát triển chung về con đường hình thành phát triển nhân cách, hơn ai hết những người làm công tác giáo dục chủ nhiệm phải nắm được và vận dụng quy luật ngày càng hợp lý. Quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em được thể hiện trong điều kiện sống và hoạt động bình thường hàng ngày: vui chơi, học tập, hoạt động tập thể Để phát triển bản năng, kỹ sảo chúng ta phải hướng các em vào: - Giáo dục thông qua tổ chức hoạt động cụ thể. - Giáo dục thông qua giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Quá trình giáo dục học viên cá biệt là một quá trình phối hợp gia đình - nhà trường và xã hội, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch không chỉ thông qua hoạt động dạy và học mà phải thông qua các con đường khác. Trong bất cứ kiểu giáo dục nào, chúng ta phải vận dung tổng hợp lý luận, kiến thức khoa học giáo dục, tâm lý học, xã hội học đưa các em học viên cá biệt gắn với tập thể, kết hợp tối ưu các hoạt động sư phạm, tác động của cá lực lượng giáo dục trong xã hội mới góp phần giúp các em kiểm tra, giám sát, động viên tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Trách nhiệm của chúng ta là vạch ra đường lối, kế hoạch cụ thể cho các em, đồng thời quan tâm đúng mức, đúng lúc, động viên, khen thưởng và kỉ luật, trừng phạt có công bằng, chính xác mới có tác dụng giáo dục. II - kết quả điều tra khoả sát thực tế: A- Quá trình tìm hiểu khảo sát thực tiễn công việc của người giáo viên chủ nhiệm và các số liệu thực tại của lớp chủ nhiệm kết quả đã cho thấy như sau: 1. Đặc điểm tình lớp 10B Trường Trung Tâm GDTX - Yên Minh Tổng số học viên là 42 em, Nam: 35, Nữ : 07, 5.46% các em là đoàn viên, 94,54% các em thanh niên, con em liệt sỹ: 0 .Gia đình khó khăn về kinh tế là 01 em. Phân loại học lực: Năm học cũ (Lớp 9) Giởi : 0 Khá : 12 Trung bình: 27 Yếu : 03 Phân loại học lực học kỳ II ( năm 2011) Giởi : 0 Khá : 12 Trung bình: 27 Yếu : 03 Phân loại hạnh kiểm học kỳ II: Tốt : 34 Khá : 08 Sáng kiến kinh nghiệm 4