Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông

pdf 19 trang sangkien 26/08/2022 9980
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca.pdf

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường trung học phổ thông

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Thảo Chức vụ: Tổ phó chuyên môn Đơn vị công tác:Trường THPT Phan Đình Phùng Quảng Bình, tháng 01 năm 2019
  3. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Điểm mới của đề tài 1 3. Phạm vi áp dụng 2 II. NỘI DUNG 3 Chương 1. Thực trạng học sinh cá biệt trong nhà trường phổ thông hiện nay 3 1.1. Một số vấn đề chung về học sinh cá biệt 3 1.1.1. Thế nào là học sinh cá biệt 3 1.1.2. Phân loại HSCB 3 1.1.2.1. Học sinh cá biệt về học tập 3 1.1.2.2. Học sinh cá biệt về đạo đức 3 1.1.3. Nguyên tắc chung trong giáo dục học sinh cá biệt 4 1.1.3.1. Phương pháp thuyết phục 4 1.1.3.2. Phương pháp thúc đẩy 4 1.1.3.3. Phương pháp rèn luyện 5 1.2. Thực trạng giáo dục HSCB ở trường THPT hiện nay 5 1.3. Kết quả giáo dục các năm trước 7 1.3.1. Dạng học sinh cá biệt về học tập 7 1.3.2. Dạng HSCB về đạo đức 7 Chương 2. Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT 8 2.1. Nắm chắc quan điểm chỉ đạo của cấp trên 8 2.2. Phải động viên kịp thời, đúng lúc, đúng đối tượng 8 2.3. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong xã hội 8 2.4. Nhà trường tích cực đổi mới phương thức quản lý, hoạt động 9 2.5. Nêu gương sáng cho HS noi theo 10 2.6. Dùng tình cảm để cảm hóa các em 10 2.7. Kiên trì tạo niềm tin và yêu thương 11 2.8. Giáo viên phải biết làm mới tiết dạy của mình 12 2.9. Tích cực tham gia vào công tác đánh giá, xếp loại 12 Chương 3. Kết quả vận dụng một số biện pháp 13 3.1. Dạng học sinh cá biệt về học tập 13 3.2. Dạng HSCB về đạo đức 13 III. KẾT LUẬN 14 1.Ý nghĩa của đề tài 14 2. Kiến nghị, đề xuất 15
  4. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Luật giáo dục đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân” ( Điều 23-Luật giáo dục). Có thể nói rằng, sự nghiệp giáo dục đào tạo hiện đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Vai trò của người giáo viên trong nhà trường gắn liền với hai nhiệm vụ: vừa giảng dạy vừa làm công tác giáo dục. Mục đích là đào tạo ra những học sinh vừa có kiến thức văn hóa, vừa có nhân cách làm người. Giáo dục là khoa học nhưng cũng là nghệ thuật. Trước những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra gần đây đặt giáo viên và các nhà quản lý giáo dục trước thực tế: làm thế nào để cảm hóa và giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả là một vấn đề khá nan giải, phức tạp và hết sức nhạy cảm. Công việc này đã và đang trở thành một thách thức lớn với toàn xã hội nói chung và đặc biệt là ngành giáo dục nói riêng, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ của các nhà trường. Vậy, làm sao để giáo dục học sinh cá biệt có hiệu quả? Với mong muốn góp phần vào việc luận giải những vấn đề nói trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh cáở biệt trường THPT”, vấn đề này chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều đồng nghiệp khác quan tâm suy nghĩ, làm sao học sinh của mình trở thành những con người tốt có ích cho xã hội. 2. Điểm mới của đề tài: Đề tài tập trung đưa ra một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt ở trường THPT. Nhìn chung, các biện pháp nêu ra căn bản dựa trên các phương pháp giáo dục học sinh truyền thống, dựa vào đặc điểm tình hình học sinh cụ thể, giáo viên sử dụng nghệ thuật sư phạm của mình để cảm hóa các em, giúp các em hoàn thiện nhân cách, trở thành con người tốt, có ích cho xã hội. Nhưng khác với các cách giáo dục HSCB khác, điểm mới của đề tài này là tập trung vận dụng kết nhiều phương pháp khác nhau, vừa dùng nghệ thuật sư phạm để kích thích vai trò chủ động của học sinh trong hoàn thiện nhân cách phù hợp với tư duy đổi mới của 1
  5. toàn ngành, vừa cố gắng tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để tác động đến các em theo kiểu “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như cha ông ta xưa. Đề tài cũng được xem như một “phương thuốc” để chữa trị tác dụng phụ của công nghệ 4.0 đang phát triển như vũ bão ngày nay. 3. Phạm vi áp dụng đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng học sinh THPT, lấy khảo sát từ học sinh lớp 11, 12 trường THPT Phan Đình Phùng. Đề tài cũng có thể áp dụng cho học sinh THPT nói chung, nhưng khi áp dụng đại trà, giáo viên cần căn cứ vào tình hình cụ thể từng đối tượng để có sự linh hoạt, nhằm làm tăng hiệu quả giáo dục hơn. 2
  6. II. PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Thực trạng về học sinh cá biệt trong Nhà trường phổ thông hiện nay 1.1. Một số vấn đề chung về học sinh cá biệt (HSCB) 1.1.1. Thế nào là HSCB? Trước hết, cần hiểu đúng khái niệm “học sinh cá biệt”. Đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông học sinh bình thường (không có nghĩa học sinh cá biệt là bất bình thường). Chẳng hạn khi ở lớp học đang yên lặng làm bài tập thì em đó bỗng la lớn lên khi làm bài được, thích học thì học, không thích thì đùa giỡn, quậy phá các bạn kế bên, chọc cho bạn giỡn, nói chuyện với mình, tâm trạng thì "mưa nắng thất thường" hoặc thầy cô đang giảng về vấn đề này lại hỏi vấn đề khác. 1.1.2. Phân loại HSCB 1.1.2.1. Học sinh cá biệt về học tập: có ba loại: + Một là những em có trí tuệ và khả năng nhận thức bình thường nhưng rất lười biếng, lêu lổng, học kiểu “tài tử” dẫn đến hổng kiến thức, hay quay cóp trong học tập. Kết quả học tập thất thường, sút kém, luôn xếp “đội sổ”, dẫn đến chán học. + Hai là những em thiểu năng về trí tuệ: Là những trẻ trông hình thức bề ngoài bình thường, hơi có vẻ như đần độn, trong học tập thì dạy mãi, học mãi chẳng nhập tâm được cái gì hay( nói cách khác là thuộc diện “chậm hiểu”). + Ba là những em thuộc diện khuyết tật (nói ngọng hoặc không nói được, mắt, tai, tay chân ) dẫn dến không đủ giác quan, phương tiện để học tập bình thường như những bạn khác. 1.1.2.2. Học sinh cá biệt vềđạo đức, lối sống: Thường có những biểu hiện như: + Hay trốn học đi chơi điện tử, lừa dối cha mẹ, thầy cô, giả tạo chữ kí của bố mẹ trong sổ liên lạc hoặc giấy xin phép; + Dọa nạt bạn bè thậm chí đánh nhau; lảng tránh các hoạt động tập thể; + Tiêu xài các khoản phí của bố mẹ cho đểđóng góp với nhà trường; càn 3
  7. quấy, ý thức tổ chức kỷ luật kém, thích “chơi trội” theo kiểu con nhà đại gia giàu có cụm lại với nhau đối lập với tập thể lớp, thích ăn chơi phá phách hơn là học hành tử tế; thậm chí còn có cả ăn cắp, ăn trộm, “cắm quán” tài sản không chỉ của mình mà còn lừa “mượn” của bạn; + Khéo léo, nhanh trí trong việc giở những trò tinh nghịch với thầy cô, bạn bè; hay xem thường, trêu ngươi, khiêu khích trước thầy cô, bạn bè nhằm thỏa mãn những nhu cầu tinh nghịch được sắp sẵn trong đầu. Có cách nói năng, ăn mặc, đi đứng hành động khác thường để gây sự chú ý. + Có biểu hiện thích yêu đương, phân tán tư tưởng, thích diện, hay cãi lí với bố mẹ và thầy cô; sẵn sàng bỏ học đi chơi cùng bạn 1.1.3. Nguyên tắc chung trong giáo dục đạo đức cho HSCB 1.1.3.1. Phương pháp thuyết phục Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau: Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường. 1.1.3.2. Phương pháp thúc đẩy Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “cưỡng bức đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những “động cơ kích thích bên trong” của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh. Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường. Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích các em khác noi theo. 4
  8. Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có tính chất cưỡng bức đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh. 1.1.3.3. Phương pháp rèn luyện Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của các em thành hành động thực tế: Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh hoạt tập thể đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn có khả năng giao tiếp, khuyên nhủ tốt. Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên học sinh tham gia tốt phong trào này. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đề cử các em đảm nhiệm một số nhiệm vụ của lớp, hay theo dõi thi đua trong lớp . Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt động của trẻ và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài những tác động có hại. 1.2. Thực trạng giáo dục HSCB ở trường THPT hiện nay Từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mà hiện nay ở các nhà trường phổ thông, hiện tượng HSCB trở thành một vấn nạn. Thỉnh thoảng chúng ta lại nghe các thông tin nổi cộm trên các phương tiện thông tin đại chúng về học sinh đánh bạn, 5