Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9

doc 14 trang sangkien 7960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 9

  1. phần một I. Lý do chọn đề tài: Căn cứ vào mục tiêu giáo dục được ghi tại điều 2 của luật giáo dục của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện cả về đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu cần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Căn cứ vào việc xây dựng con người mới, con người năng động, tự chủ, sáng tạo, biết tự mình vận động, tự tìm kiếm công ăn việc làm, con người luôn có chí hướng phấn đấu chiếm lĩnh đỉnh cao về khoa học trong xã hội. Căn cứ vào chiến lược phát triển con người trong giai đoạn công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người làm chủ khoa học trong xã hội, biết áp dụng các thành tựu khoa học vào thực tiễn. Bác Hồ, vị lãnh tụ thiên tài đã nói: " Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng người có tài mà không có đức là người vô dụng". vậy cái đức là nguồn gốc, là nền móng tiền đề của sự phát triển nhân cách con người trong xã hội. Căn cứ vào tình hình thực tế về đạo đức học sinh lớp 9 của trường trong nhiều năm học trước đã xảy ra hiện tượng học sinh vô lễ với thầy cô giáo, vi phạm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, đánh nhau, gây rối trật tự ngoài đường, nơi công cộng, vi phạm luật giao thông, ăn cắp của nhau dẫn đến học sinh lười học, chán học, bỏ giờ, boe lớp đi ngồi lang thang ở một số hàng quán, chơi điện tử, pia, hát Karaoke. Bản thân là người quản lý, Tôi nhận thấy vấn đề này là bức xúc trong nhà trường, tình hình đạo đức học sinh bị xuống cấp nghiêm trọng, do đó cần có những biện pháp nhằm nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh, đặc biệt kà học sinh lớp 9. Các em đang ở độ tuổi cuối thiếu niên và đầu thanh niên, do đó có nhiều sự phát triển mát cân đối cả về thể chất lẫn tâm sinh lý nên các em rất dễ bị tác đọng bởi những môi trường xấu trong xã hội. 2
  2. II. Giới thiệu đề tài và thời gian thực hiện. Qua nghiên cứu học sinh khối 9 tại trường Trung học cơ sở Liên Phương: gồm 2 lớp với 95 học sinh. Thời gian: năm học 2007-2008. Nội dung: Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh khối 9 trường trung học cơ sở Liên Phương. 3
  3. phần hai: a. thực trạng về vắn đề đạo đức của học sinh khối 9 trường thcs liên phương. 1. Về giáo viên: Một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh của mình, dạy học mới chỉ mang tính chất dạy chữ, nghĩa là chỉ dạy cho hết bài, đảm báo đúng đủ chương trình qui định của Bộ giáo dục, đàu giờ thì lên lớp, hết giờ thì nghỉ, chưa thực lưu tâm đến việc dạy người. Do điều kiện vật chất còn chung và chưa đầy đủ nên có tư tưởng cố gắng đảm bảo dạy văn hóalà được. Cứ nghĩ rằng việc giáo dục đạo đức là việc của gia đình học sinh và của xã hội. Giáo viên chủ nhiệm có nhiều đồng chí còn trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý , giáo dục đạo đức cho học sinh. Trong khi các em học sinh lớp 9 đã là cuối khóa, chỉ còn 1 năm học nưaz sẽ ra trường nên dễ có tư tưởng buông lỏng kỉ luật. Giáo viên bộ môn ít quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho các em học sinh, hay nghĩ rằng việc giáo dục đạo đức cho các em thuộc trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường. Trong các giờ học, một số giáo viên chưa đưa việc giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức khoa học của bộ môn mình giảng dạy. 2. Về phía học sinh: Do đặc điểm tâm lý của các em phát triển không cân đối, các em nghĩ mình là học sinh lớn nhất trong trường nên nhiều khi thể hiện những hành vi giống người lớn. Do suy nghĩ chỉ còn 1 năm học nữa tại trường nên các em thường có suy nghĩ tự do, coi thường nội quy của nhà thường, không thích tham gia các hoạt động của đội thiếu niên, làm việc tự phát không theo sự chỉ đạo của tổ chức khi tham gia các hoạt động ngoại khóa hay tham quan du lịch với từng nhóm học sinh, thích giao lưu với học sinh các trường xung quanh. Do đó rất dễ tiếp xúc với nhưng tệ nạn xã hội như cờ bạc, điệ tử, lang thang trong các hàng quán, phim ảnh thiếu lành mạnh, môi trường thương mại. 4
  4. 3. Về phía lãnh đạo nhà trường: Phía nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để giải quyết vấn đề, tuy nhiên khi thực hiện còn đơn thuần, chưa mang lại được hiệu quả cao. Việc phối kết hợp với các lực lượng, đoàn thể của địa phương cũng đã được thực hiện nhưng không được thường xuyên, chưa liên tục. ít có kỉ luật đích đáng đối với học sinh vi phạm về đạo đức. Cũng đã có tổ chức các đợt tham quan cho học sinh, các buổi sinh hoạt tập thể ngoài giờ nhưng còn chưa được nhiều và đều đặn. 4. Thực trạng kết quả ban đầu: Xếp loại Tốt Khá Trung bình Yếu Lớp S.L % S.L % S.L % S.L % 9A 11 22,9% 15 31,3% 17 35,4% 5 10,4% 48 học sinh 9B 12 25,5% 13 27,6% 16 34,1% 6 12,8% 47 học sinh Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: Do học sinh chưa hiểu được khái niệm đạo đức và các chuẩn mực về đạo đức. Học sinh chưa nắm được điều lệ của nhà trường, nội quy nhà trường, chưa biết được tiêu chuẩn xếp loại đạo đức trong nhà trường. Các buổi sinh hoạt tập thể chưa phát huy được tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh. Chưa có sự kết hợp thống nhất đồng bộ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn. Sự phối kết hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể ở địa phương chưa được thường xuyên và chặt chẽ. 5
  5. Qua điều tra về học sinh tại trường thấy rằng có nhiều học sinh ở trong tình trạng: lười học, chán học, thường xuyên trốn học, thiếu sách vở và đồ dùng học tập, không chuẩn bị bài đày đủ, nói chuyện riêng, nghịch ngầm trong lớp học, nói tục, chửi bậy, nghỉ lao động và không tham ra sinh hoạt tập thể, trêu các bạn cùng lớp, đánh nhau voíư bạn cùng học, nói dối cha thầy cô, cha mẹ, chống chế thầy cô giáo. Qua thực tế đó càng thấy rằng sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội khác là chưa đảm bảo tính giáo dục, chưa tạo dựng được môi trường để các em rèn luyện và tu dưỡng phẩm chất đạo đức. Từ gia đình đến các đoàn thể tổ chức xã hội đều coi việc giáo dục đạo đức thuộc về riêng phía nhà trường và trách nhiệm thuộc về các thầy cô giáo. Tổ chức sinh hoạt tập thể của lớp của học sinh chưa đạt được hiệu quả giáo dục đạo đức, chưa tạo dựng được mối quan hệ bạn bè giúp đỡ nhau cùng tiến bộ cả về tri thức và đạo đức. Có nhiều tệ nạn xã hội tác đôngụ trực tiếp đến học sinh. b. các giải pháp thực hiện 1. Dạy cho học sinh nắm được khái niện đạo đức và các chuẩn mực đạo đức. Đạo đức là điều cần được nhận thức sâu sắc, nhưng biểu hiện của đạo đức cần được thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ là lời nói. Chỉ nói được nhưng điều đạo đức mà khong làm được những việc làm mang ý nghĩa đạo đức thì khôngthể gọi là người có đạo đức. Nhiều khi đạo đức đàu lưỡi cũng nguy hiểm không kém hành vi vô đạo đức. Vì vậy việc giáo dục đạo đức khôngthể chỉ bằng nhừng lời thuyết giáo mà phải bằng việc tổ chức những hành động cụ thể. Không ai có thể thấy được một con người là tốt hay xấu, thiện hay ác khi mà người đó chỉ đóng kín cửa không giao tiếp với xã hội. Đạo đức phải được thể hiện sinh động và cụ thể trong những mối quan hệ xã hội. 2. Cho học sinh học điều lệ trường trung học cơ sở. Học sinh phải yêu quý, kính trọng các thầy cô giáo và nhân viên phục vụ trong nhà trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, cùng nhau phấn đấu xây đựng và phát 6
  6. huy truyền thông tốt đẹp vốn có của nhà trường. Học sinh cần nghiêm chỉnh thực hiện các điều lệ, nội quy của nhà trường, chấp hành các điều luật về trật tự an toàn xã hội. Hoàn thành nhiệm vụ học tập của một ngời học sinh theo yêu cầu của thầy cô giáo và nhà trường. Rèn luyện thân thể để có một sức khỏe tốt mới có thể học tập tốt. Luôn luôn giữ gìn và bảo vệ môi trường sống lành mạnh. Tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của nhà trường, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản của nhà trường cũng như tài sản của xã hội. Giúp đỡ bạn bè, gia đình, tham gia lao động công ích và các công tác xã hội. Mỗi học sinh dưới mái trường xã hội chủ nghĩa được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện. Được đảm bảo các điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất để học tập ở trường lớp và ở nhà. Được tôn trọng và đối sử bình đẳng, dân chủ, được phép chuyển trường học khi có lý do chính đáng, được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu nếu có đủ điều kiện, được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể cho học sinh: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là các họat động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp nó giúp cho học sinh có thể củng cố được những kiến thức sơ đẳng về đạo đức, mẫu hành vi đạo đức mà các em thu nhận được qua bài học. Đồng thời cũng bổ xung thêm những kiến thức xã hội, khoa học mà trong giờ lên lớp chưa có đủ điều kiện hay thời gian cung cấp cho học sinh. Là dịp để các em học sinh được thực hành và rèn luyện mẫu hành vi đạo đức đã được học để nhận xét đánh giá hành vi đạo đức của người khác qua đó tự liên hệ, đánh giá hành vi của bản thân. Tạo điều kiện để mỗi học sinh được thể hiện thái độ đối với những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thứcc đa dạng đã thu hút các em học sinh tham gia vào các hoạt động để các em có điều kiện bày tỏ thái độ của mình trước mọi người và trước tập thể. 7
  7. Như vậy ở góc đọ nhất định, hoạt động giáo dục ngoài giờ đã đóng góp đáng kể vào việc củng cố và bổ xung những tri thức đạo đức đã học, đồng thời là dịp tôt để học sinh được rèn luyện các hành vi đạo đức thông qua các hình thức hoạt động và các tình huống liên quan đến đạo đức nảy sinh trong quá trình tham gia hoạy động. 4. Tổ chức các buổi họp phụ huynh học sinh để kết hợp gia đình và nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Gia đinh là nơi cung cấp các nguồn thông tin đa dạng từ thế giới bên ngoài đến với các em thông qua sách báo, tạp chí, tài liệu, truyền hình ,mà các bậc phị huynh theo nhu cầu sở thích của mình đã thu thập được. Thường xuyên tự nguyện, tự giác bổ xung vào đó những thông tin thông qua các kênh truyền hình, các kênh phát thanh, mạng internet vv Ngoài thời gian các em lên lớp, phần lớn thời gian các em ở gia đình. Gia đình chính là nơi quản lý các em và cùng với nhà trường thực hiện các nội dung giáo dục đối với học sinh. Giúp cho học sinh có nhưng định hướng đúng đằn trong cuộc sống. Gia đình là nơi thực hiện sự phối hợp tốt nhất với nhà trường, kiểm nghiệm trên thực tế hiệu quả các tác động giáo dục đối với học sinh. Thực tiễn đã khẳng định chỉ khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình thì việc giáo dục học sinh mới đạt được hiệu quả. Về nội dung giáo dục của gia đình đối với học sinh trong điều kiện hiện nay cần tiến hành toàn diện trên tất cả các mặt trí tuệ, đạo đức, thể dục thể thao, mỹ dục và giáo dục giới tính. 5. Phối hợp với các tổ chức xã hội đoàn thể khác trong địa phương. Mục tiêu cao nhất của giáo dục đạo đức là làm cho thế hệ trẻ của chúng ta có được đạo lý làm người với những truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, tôn sư trọng đạo, thương người như thể thương thân vv là đạo lý dân tộc cần được thấm vào từng nhân cách. Nếu như nhân cách là điều khiến cho người này khác so với người khác thì đạo lý làm người là yếu tố để dân tộc chúng ta trở thành chính mình. Chính vì vậy các tổ chức như hội cựu chiến binh, Hội nông dân tập thể, Hội phụ nữ , Hội cha mẹ học sinh, 8