Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

doc 32 trang sangkien 10631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_lam_tot_cong_tac_c.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

  1. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. MỤC LỤC Tiêu đề Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. 2 2. Mục đích nghiên cứu. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3 4. Đối tượng nghiên cứu. 4 5. Phương pháp nghiên cứu. 4 PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận. 5 2. Thực trạng nghiên cứu. 5 3. Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp Năm. 8 3.1. Xây dựng nề nếp lớp học. 8 3.2. Xây dựng “ Lớp học thân thiện, học sinh tích cực. 19 3.3. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng 26 giáo dục khác. 4. Kết quả. 29 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. 33 2. Khuyến nghị. 34 1 /32
  2. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đúc, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò, yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “ Nửa đêm” ( Trích “ Nhật kí trong tù”): “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “ Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Chính vì lẽ đó câu nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Của Bác đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và chủ trương của Nhà nước ta. Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học. Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy trên chiến trường, muốn giành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí tốt các tình huống mới giành được thắng lợi. Đối với người giáo viên không chỉ dạy các em về kiến thức, văn hóa mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và ý thức làm chủ tương lai của đất nước. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “ quốc sách hàng đầu” Là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của mỗi con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại kết quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của chung tất cả người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp. Người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Mỗi thầy cô đều phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhưng đối với giáo viên chủ nhiệm, 2 /32
  3. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. yêu cầu đó được đặt ra với mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Không những phải tạo được sự ngưỡng mộ ở các em, giáo viên chủ nhiệm còn là nơi để các em chia sẻ những buồn vui, một chỗ dựa tinh thần vững vàng cho các em trong cuộc sống. Bởi người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quý nhất, người mà được các em xem như là cha, là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp - Sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Là một người giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi,tài đức vẹn toàn đẻ sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người được đồng nghiệp tin yêu, phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, để góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học Nam Sơn nói riêng của huyện Sóc Sơn nói chung. Từ nhận thức trên tôi thấy người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện. Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhiều vai trò: Vừa là người thầy dạy học, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình. Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc học của các em chắc chắn sẽ tốt hơn và việc giảng dạy của giáo viên càng đạt hiệu quả hơn. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5.” học 2014- 2015. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Xuất phát từ tình hình thực tế là một giáo viên đang trực tiếp làm công tác chủ nhiệm lớp với những khó khăn và thách thức, tôi xin được mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm. Từ đó góp phần vào việc thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh trường tiểu học Nam Sơn nói riêng và học sinh tiểu học nói chung. - Đưa ra một số biện pháp trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm xây dựng một tập thể lớp biết tự quản, đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau học tập và rèn luyện đạo đức: + Xây dựng nề nếp học sinh. + Xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực. + Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục khác. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài là giải quyết các vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận về công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học. - Nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp 5. - Đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp. 3 /32
  4. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. - Đánh giá kết quả thực tế. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Một số biện pháp về công tác chủ nhiệm lớp. - Học sinh lớp 5A. - Thời gian từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 4 năm 2015. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: * Phương pháp điều tra kết hợp phỏng vấn, trao đổi. * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. * Phương pháp phân tích tổng hợp. * Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. * Phương pháp thống kê. 4 /32
  5. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong quá trình đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, vi phạm đạo đức nhà giáo và học sinh ngồi nhầm lớp”. “Năm học ứng dụng công nghệ thông tin, ”; “Trường học thân thiện” và hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của ngành Giáo dục - Đào tạo. Đặc biệt theo thông tư số 30/2014/TT – BGDDT ngày 28/8/2014 với mục đích đánh giá “1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. 3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ ( gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh. 4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục”. Điều đó đòi hỏi mỗi CB - GV trong ngành giáo dục phải nổ lực hết mình để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. Ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi giáo viên phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp phải nổ lực hết mình “Vì đàn em thân yêu” để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao phó. Muốn đạt được mục đích này, giáo viên được chủ nhiệm lớp phải tận tụy với nhiệm vụ được giao, phải có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp nhằm hổ trợ cho học sinh có ý thức phấn đấu trong học tập, rèn luyện để trở thành học sinh có năng lực toàn diện trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể, và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh. 5 /32
  6. Một số biện pháp làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp. Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau. Nhưng tại sao đến cuối năm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớp khác. Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra. Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Mặt khác, tuy giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học dạy được tất cả các lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nhưng trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh của mình từ lớp này lên lớp khác. Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học với một thầy (cô) khác nhau. Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duy trì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp Một đến lớp Năm. Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú y xây dựng, rèn rũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên. Bản thân tôi đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 5. Có năm công tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp 4 đã làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấn đấu của mình. Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầu năm. Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách bao bìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp, và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên có lúc rất căng thẳng, mệt mỏi. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả. Vì vậy, tôi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Không có công thức nào chung nhất cho công tác chủ nhiệm, nhưng trước tiên cần phải có cái tâm, lòng nhiệt tình và phương pháp hợp lí thì sẽ đem lại thành công. phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình và tận tâm với công việc. Phải gần gũi yêu thương tôn trọng học sinh. Mỗi giáo viên thực sự là một tấm gương sáng cho các em noi theo thể hiện qua tư tưởng, tác phong, ngôn ngữ, cách làm việc và ứng xử hàng ngày. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày đề tài “ Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5.” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2016 – 2017. Rất mong sự 6 /32