Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4-5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4-5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_doc_nhac_cho.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 4-5
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 4- 5 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Mà một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng. Đặc biệt trong những năm gần đây, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc, trong đó có môn Âm nhạc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Ở lớp 4- 5 ngoài việc học hát các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc và được làm các bài tập nhạc và vậy việc học âm nhạc ở lớp 4 của học sinh Tiểu học đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Các em trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc trên khuông nhạc có khoá son đó là một phân môn mới, phân môn Tập đọc nhạc. Bên cạnh đó việc rèn luyện khả năng nghe âm nhạc chuẩn xác, phát triển tai nghe góp phần vào việc giáo dục văn hóa âm nhạc cho các em là điều rất cần thiết . 1
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, ghi chép nhạc, để các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt , đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học. Từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp dạy tập đọc nhạc cho học sinh khối 4- 5 ở bậc Tiểu học cũng là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường. II. Mục đích nghiên cứu Giúp giáo viên dạy tốt phân môn Tập đọc nhạc và học sinh học tốt phân môn này. III. Phạm vi và ®èi tượng nghiên cứu Ph¹m vi nghiªn cøu: Từ năm học 2015-1016 §èi tîng nghiªn cøu: Häc sinh khèi 4, 5 Trường Tiểu học Phương Trung 1 IV. Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu - Ph¬ng ph¸p quan s¸t. - Ph¬ng ph¸p vÊn ®¸p. - Ph¬ng ph¸p thùc hµnh. 2
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội. Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc. Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc. 3
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc Tiểu học, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành mấy năm nay. II. Cơ sở thực tiển Đa số các em học sinh Trường Tiểu học Phương Trung là học sinh nông thôn và gia đình ít quan tâm đến bộ môn Âm nhạc , trình độ nhận thức của các em không đồng đều, nhiều nhược điểm khi học tập. Vì vậy người giáo viên phải từng bước giúp các em có được sự tự tin, nắm được các kiến thức, các kỹ năng cơ bản từ đó giúp các em phát triển tai nghe và khả năng thể hiện tốt các bài tập đọc nhạc. Những năm trước đây, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Qua kiểm tra đọc một bài tập đọc nhạc thì số lượng các em đọc tốt còn rất khiêm tốn. Thực tế khi nghe các em thực hiện bài tập, bên cạnh những em trình bày tự nhiên và thoải mái vẫn còn một số em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin, chỉ đọc với tính chất thuộc lòng, đọc nhạc thì chỉ đúng tên nốt mà chưa đúng trường độ, cao độ , ngắt, nghỉ tuỳ tiện không đúng tiết tấu của bài nhạc. 4
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành III. Thực trạng đề tài 1. Thuận lợi: - Bản thân là giáo viên được đào tạo cơ bản về chuyên môn, bồi dưỡng về chuyên nghành âm nhạc và được trực tiếp tham gia giảng dạy âm nhạc Trường tiểu học Phương Trung 1. - Được tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học. - Học sinh yêu thích học môn âm nhạc. 2. Khó khăn: - Các em lần đầu tiên làm quen với cao độ tiết tấu, vì ở lớp 3 các em chỉ mới làm quen với tên nốt hình nốt mà chưa giải quyết đến phần đọc cao độ. Chính vì thế việc đọc nhạc của các em lại càng khó khăn hơn . - Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh lớp 4- 5 rất năng động, khi đọc nhạc chưa hầu hết các em chưa biết kiềm chế được âm thanh nên gây ồn ào cho cả lớp. - Mức độ cảm nhận âm nhạc của trẻ không đồng đều. IV. Nội dung cần giải quyết Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng như Tôi đã nêu ở trên nhưng có những nguyên nhân chủ yếu sau đây: - Do giáo viên chưa có khả năng đọc nhạc tốt để làm mẫu cho học sinh, chưa nắm được cụ thể trình độ “đọc” của học sinh, chuẩn bị bài dạy thiếu chu đáo. - Giáo viên chưa coi trọng việc rèn đọc nhạc cho học sinh nên khi dạy mới chỉ hướng dẫn cách đọc chung chung, chưa cụ thể và không phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. - Phụ huynh học sinh chỉ chú trọng vào các môn, phân môn khác còn xem nhẹ môn Âm nhạc. - Phần hướng dẫn cách đọc ở SGV một số bài còn chung chung chưa cụ thể. 5
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành - Cơ sở vật chất của phòng chức năng chưa đầy đủ như: ( đài . đĩa nhạc , màn hình , máy chiếu , âm ly ,tranh ảnh liên quan đến môn Âm nhạc ) của một số trường chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức. V. Các biện pháp để giải quyết vấn đề Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt, khuông nhạc, khóa Son. Đối với lớp 4- lớp 5 các em được đọc 8 bài tập đọc nhạc trong chương trình . Do vậy các kỹ thuật ở phần tập đọc nhạc được duy trì và nâng cao hơn một bước. Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. 1. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc: Ở lớp 3, học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các câu hát như sau: * Những nốt trong khe đếm từ dưới lên: Fa- La –Đố - Mí bốn nốt trong khe Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên Fa khe đầu(1) Lá khe hai(2) Đố khe ba(3) và Mí thì ở khe tư(4) * Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên: Xòe bàn tay ta được khuôn nhạc đàn Mi dòng thứ nhất, dòng nhì(2) nốt son Si si si dòng ba(3) khắc ghi Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5. 6
- Một số biện pháp dạy tập đọc nhạc ở lớp 4-5 Giáo viên: PhạmThị Thành Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu văn này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh. Ở lớp 4, do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si. Sang lớp 5, phân môn tập đọc nhạc cũng dựa trên cơ sở các kiến thức đã học ở lớp 4 nhưng nâng cao hơn. Cả năm, các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si. Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết 7