Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở Lớp 2
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_kieu_van_ke_ta_o.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở Lớp 2
- Phần thứ nhất Đặt vấn đề Bước vào bậc tiểu học, học sinh dần được tiếp cận với hai môn học cơ bản là Tiếng Việt và Toán. Trong đó, Tiếng Việt vừa là môn học, vừa là một công cụ để thông qua nó, học sinh có thể chiếm lĩnh dần các tri thức và văn minh của nhân loại. Vì vậy mục tiêu của môn Tiếng Việt bậc tiểu học đã nêu rõ: + Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống, ) và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức; + Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của Việt Nam và nước ngoài; + Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng việt, góp phần hình thành nhân cách của con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tiếng Việt ở tiểu học được dạy và học thông qua 7 phân môn: Học vần, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng, mang tính chất thực hành. Nó là phân môn tổng hợp tất cả các phân môn tiếng Việt khác ở bậc tiểu học. Đây là phân môn tổng hợp các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện và dần hoàn thiện cả 4 kĩ năng: nghe, nói đọc, viết. Hay nói cách khác phân môn Tập làm văn đã góp phần hiện thực hoá mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong qua trình lĩnh hội các tri thức khoa học, Mỗi thể loại, kiểu bài trong chương trình tập làm văn đều có những yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng khác nhau. Lớp 2 là lớp đầu tiên trong cấp học tiểu học làm quen với phân môn Tập làm văn. Các em học sinh lớp 2 vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định rõ trong giao tiếp, viết văn câu còn cụt lủn. Hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh. Các từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày, diễn đạt ý của các em có mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả. 1
- Chính vì tầm quan trọng của phân môn tập làm văn, của kiểu bài văn miêu tả trong chương trình và những khó khăn vướng mắc của học sinh nên trong năm học 2010 - 2011 tôi đã trao đổi, học hỏi các đồng nghiệp có tâm huyết với phân môn này và tìm tòi giải pháp. Dần tôi đã hình thành cho mình một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở lớp 2. Tôi xin mạnh dạn trình bày những trăn trở và giải pháp của mình qua sáng kiến: Một số biện pháp dạy kiểu văn kể tả ở lớp 2. Phần thứ hai: Nội dung I. Cơ sở lí luận của một số biện pháp dạy văn miêu tả: 1. Đặc điểm của miêu tả: Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của người viết. Dù tả một con mèo, một con gà, một cây bàng thay lá mùa thu hay một cánh đồng lúa chín, một cảnh đẹp quê hương Bao giờ người viết cũng đánh giá chúng theo một quan điểm thẩm mĩ, cũng gửi vào bài viết ít nhiều tình cảm hay ý kiến đánh giá, bình luận của mình. Do vậy từng chi tiết của bài văn miêu tả đều mang ấn tượng, cảm xúc chủ quan. Dạy tập làm văn cho học sinh cũng là dạy cho học sinh biết nhìn cảnh vật theo con mắt hồn nhiên của trẻ thơ của các em. Một đặc điểm khác của văn miêu tả là tình hình hoạt động và tạo hình. Một bài văn miêu tả được coi là sinh động, tạo hình khi các đồ vật, sự vật, phong cảnh, con người Miêu tả trong đó hiện lên qua từng câu, từng dòng như cuộc sống thực, tưởng có thể cầm nắm được, có thể nhìn, ngắm được hoặc “sờ mó” được. Tuy nhiên cần chú ý tránh một khuynh hướng ngược lại là đưa quá nhiều chi tiết đề bài miêu tả trở nên rườm rà theo kiểu liệt kê đơn điệu. Cần phải biết gạt bỏ các chi tiết thừa, không có sức gợi tả, gợi cảm, để cho bài văn miêu tả gọn và giàu chất tạo hình. Những chi tiết sinh động lấy ở đâu? lấy từ sự quan sát cuộc sống ở quanh ta, từ kinh nghiệm sống của bản thân, có bắt nguồn từ trong thực tế, trong kinh nghiệm văn của ta mới cụ thể và linh hoạt. Một đặc điểm khác của văn miêu tả là: ngôn ngữ miêu tả cảm xúc và hình ảnh, chỉ có như vậy ngôn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của người viết. Ngôn ngữ miêu tả giàu các tính từ, động từ thường hay sử dụng phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ Do sự phối hợp của các tính từ (màu sắc, phẩm chất) các động từ 2
- với các biện pháp tu từ, ngôn ngữ miêu tả luôn toả sáng lung linh trong lòng người đọc gợi lên trong lòng họ những cảm xúc, tình cảm, ấn tượng, hình ảnh sự vật được miêu tả. 2. Đặc điểm của quan sát: Con người bao giờ cũng nhìn cảnh vật theo theo quan niệm thẩm mĩ, đạo đức của mình, theo cảm xúc, tâm trạng của mình. Cùng quan sát một cảnh vật, một con người, một hoạt động có người thấy đẹp, có người thấy xấu, người thấy thích, người thấy thản nhiên. Một người lớn chú ý đến đặc điểm này thì một em bé lại say mê một đặc điểm khác. Giáo viên phải để tâm tới đặc điểm này của quan sát để khi giúp đỡ định hướng cũng như nhận xét, bổ sung cho học sinh, tránh gạt bỏ những quan sát chủ quan của các em để chụp lên đó một cảm nhận chủ quan của mình; Thứ hai phải quan sát nhiều lần, tỉ mỉ và mài sắc các giác quan ngay đối với ngững người, những vật quen thuộc, chúng ta cũng cần có tác phong quan sát tỉ mỉ, mặt khác lại phải biết vận dụng thành thạo và linh hoạt các giác quan, cũng quan sát bằng mắt nhưng ta phải xem xét nhiều khía cạnh của sự vật, nếu biết nghe tinh, âm thanh cũng cho ta nhiều lí thú. Nếu biết ngửi hương vị của cây cối, hoa lá . cũng giúp ta nhận biết sự vật; Giáo viên phải là người định hướng cho học sinh quan sát và dần hình thành cho các em phải quan sát và vận dụng nhiều giác quan miêu tả; Quan sát là phương pháp chủ yếu để học sinh (người viết) có tài liệu để miêu tả. 3. Đặc điểm của học sinh tiểu học: Về tri giác: Tri giác của học sinh Tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu vào chi tiết và không mang tính chủ động. Điều này có thể hiểu là những gì phù hợp với nhu cầu của học sinh, những gì các em thường gặp trong cuộc sống và gắn bó với các hoạt động của các em thì mới được các em tri giác. Chính vì vậy, khi dạy tập làm văn miêu tả đồ vật cho học sinh Tiểu học, giáo viên phải cho các em quan sát, miêu tả những sự vật gần gũi, thân quen với học sinh. Sự chú ý: 3
- Sự chú ý của trẻ Tiểu học chưa cao và không bền vững nên khi dạy học giáo viên phải thường xuyên thay đổi hình thức dạy học, phương pháp dạy học và sử dụng linh hoạt các phương tiện dạy học trực quan để thu hút sự chú ý của các em. Ngoài ra , sự chú ý của trẻ mang tính cụ thể, vụn vặt, chưa mang tính tổng hợp, bao quát nên khi dạy tập làm văn giáo viên phải là người dạy trẻ kỉ năng quan sát, lắng nghe. Có như vậy trẻ mới phát hiện được những dấu hiệu bản chất của đối tượng được miêu tả ( những đặc điểm khác về đối tượng khác ) Về trí nhớ: ở lứa tuổi học sinh Tiểu học trí nhớ trực quan, hình ảnh là chủ yếu. Vì vậy giáo viên cần thấy rõ điều này để bổ sung cho học sinh vốn từ ngữ, vốn sống thông qua các tiết Tập đọc, Kể chuyện , Luyện từ và câu .như vậy trẻ mới có kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống vận dụng vào bài viết. II. Thực trạng của việc học kiểu bài văn kể (tả) ở lớp 2: 1. Về phía giáo viên: Đa số giáo viên của trường đều có trình độ chuẩn và vượt chuẩn. Tuy nhiên ở giáo viên Tiểu học phải dạy đủ 9 môn học nên nhiều giáo viên khó có thể dạy Tập làm văn sao cho đúng, cho hay. Đa số giáo viên cho là phân môn Tập làm văn cho là môn khó và họ ngại cho người khác dự giờ phân môn này. Nhiều giáo viên vốn không có năng khiếu văn học, kiến thức về: các biện pháp tu từ, câu, đoạn, bài còn hạn chế nên họ rất khó khăn trong việc viết bài văn, đoạn văn hoàn chỉnh. Giáo viên khó viết được thì dạy học sinh hay cũng là khó khăn. Việc chấm, chữa bài, nhận xét rút kinh nghiệm cho học sinh còn bị đa số giáo viên lơ là coi nhẹ nên việc học sinh Tiểu học viết văn sai, vô lí vẫn còn là phổ biến. Có giáo viên khi dạy Tập làm văn cho học sinh, thay vì gợi mở cho học sinh cách tìm ý thì lại cung cấp ý cho học sinh nên văn của học sinh trong lớp thường giống nhau. 2. Về phía học sinh: Chính vì những hoạt động dạy của giáo viên như trên tôi đã trình bày nên hoạt động học của học sinh cũng có những hạn chế; Học sinh sợ học Tập làm văn 4
- không hứng thú với môn học này. Khi viết bài các em không biết viết gì, và viết như thế nào? III. Một số giải pháp: Chú ý hướng dẫn HS khi kể về người, con vật hay sự việc phải đảm bảo tính chân thực khi kể, chúng ta cần kể một cách sinh động, cụ thể như nó vốn có. Khi kể chúng ta nên gửi gắm những suy nghĩ, cảm xúc và đánh giá của mình, và vận dụng tối đa các từ chỉ màu sắc, tính chất, đánh giá đan xen nhau tạo thành những chùm sáng lung linh trong bài văn. Giải pháp 1: Giáo viên cần khai thác triệt để tranh ảnh trong sách giáo khoa Ưu điểm tranh trong sách Tiếng Việt lớp 2 là được trình bày đẹp, trang nhã, với nhiều hình ảnh sinh động, dễ hiểu, màu sắc phong phú. Từng học sinh có thể quan sát tranh ngay trong sách giáo khoa một cách cụ thể, chi tiết và rõ ràng. Khi quan sát, đầu tiên các em phải có một cái nhìn chung để xác định được mình đang phải quan sát cái gì? quan sát cảnh gì? quan sát con gì? Tiếp theo các em phải biết cách chia đối tượng thành nhiều phần rồi lần lượt quan sát theo nhiều góc độ. + Quan sát tranh, sau cái nhìn chung ban đầu, có thể quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới; quan sát từ cảnh ở gần đến những cảnh ở xa; quan sát những cảnh, nhân vật chính rồi đến cảnh, nhân vật phụ. Ví dụ: Tuần 25, bài: Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( trang 66) Đầu tiên tôi yêu cầu cả lớp quan sát kĩ tranh trong sách giáo khoa từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cảnh vật, màu sắc trong tranh. Sau đó, tôi mới sử dụng hệ thống câu hỏi trong SGK, như sau: Câu hỏi Gợi ý a. Tranh vẽ cảnh gì? - Cảnh biển buổi sáng - Cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp! b. Sóng biển như thế nào? - nhấp nhô (từng đợt) 5