Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học Toán 5 giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức

doc 25 trang sangkien 19221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học Toán 5 giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_hoc_toan_5_giup_h.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học Toán 5 giúp học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức

  1. “MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC TOÁN 5 GIÚP HỌC SINH TỰ TÌM TÒI, KHÁM PHÁ KIẾN THỨC” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận: Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động học tập tích cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, từ đó phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó, người giáo viên không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo. Mặt khác, bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác là cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển các năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người. Môn toán ở trường tiểu học là một môn học độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ. Môn Toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người, là môn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn. Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tư duy cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như: trừu tượng hoá, khái 1
  2. quát hoá, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh, dự đoán, chứng minh. Môn Toán còn góp phần giáo dục lý trí và những đức tính tốt như: trung thực, cần cù, chịu khó, ý thức vượt khó khăn, tìm tòi sáng tạo và nhiều kỹ năng tính toán cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới. 2. Cơ sở thực tiễn Chương trình sách giáo khoa toán ở Tiểu học nói chung , ở lớp 5 nói riêng đã kế thừa chương trình SGK cũ, đồng thời đã được các nhà nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, nâng cao cho ngang tầm với nhiệm vụ mới, góp phần đào tạo con người theo một chuẩn mực mới. Trong thực tế giảng dạy, để đạt được mục tiêu do Bộ và ngành Giáo dục đề ra, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự nỗ lực trên con đường tìm tòi và phát hiện những phương pháp, giải pháp mới cho phù hợp với từng nội dung dạy học, từng đối tượng học sinh “Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh trong dạy học- góp phần nâng cao chất lượng dạy học”.Theo tôi: “Không có phương pháp tốt, không thể có chất lượng cao”. Nếu biết cách dạy Toán, học Toán thì hiệu quả dạy học Toán sẽ tăng cao rất nhiều lần. Xu hướng đổi mới hiện nay là “Tích cực hoạt động của học sinh nhằm hình thành tư duy tích cực, tư duy độc lập, tư duy sáng sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức” hay là: “Để cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”. Với xu hướng đó, dù không muốn cũng buộc người giáo viên đứng lớp phải có phương pháp mới trên cơ sở đã có những phương pháp dạy học truyền thống. Thực tế cho thấy việc đó đòi hỏi giáo viên phải chủ động lựa chọn nội dung theo từng đối tượng học sinh, tức là phải dạy học xuất phát từ trình độ, năng lực, điều kiện cụ thể của từng học sinh. Điều đó có nghĩa là phải “cá thể hoá” dạy học, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập. Điều đó 2
  3. không có nghĩa là làm giảm vai trò của người giáo viên mà chính là làm tăng vai trò chủ động, sáng tạo của họ. Điều đó cũng kéo theo sự thay đổi hoạt động học tập của học sinh. Mục đích của việc làm này là nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh có thể học tập tích cực, sáng tạo, chủ động theo khả năng của mình trong từng lĩnh vực. Cách dạy này gọi là: “Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh” (phương pháp dạy học toán). Vì lý do trên mà trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đưa ra một số biện pháp gây hứng thú trong giờ học toán cho học sinh tiểu học bằng cách tổ chức các hoạt động học tập để học sinh tự tìm tòi khám phá kiến thức mới góp phần nâng cao chất lượng trong các giờ học toán. 3
  4. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Thực trạng của lớp: I.1 Thuận lợi Cơ sở vật chất đảm bảo, đủ ánh sáng thoáng mát. Các em đã qua chương trình học lớp 1 dến lớp 4 của môn toán và đã làm quen với các phép tính cơ bản và làm quen với phần phân số, Các em được đào tạo theo chẩn mực của học sinh từ những năm trước nên nề nếp lớp ổn định và các em tương đối ngoan trong các giờ học. I.2. Khó khăn Tâm lý học sinh hiện nay, việc học môn toán, các em rất ngại hay nói đúng hơn là sợ do còn yếu và ít học toán. Thời gian tập trung cho việc học toán còn ít. Do vậy, học sinh không phát triển được năng lực tư duy, tìm tòi sáng tạo trong khi học môn toán, không hình thành được kĩ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa của trí lực học sinh. Năm học trước, tôi áp dụng đề tài này cho lớp tôi và thấy có kết quả rất khả quan nên đến đầu năm học 2011-2012, được sự đồng ý của Hội đồng khoa học trường, tôi đăng ký thực hiện đề tài này cho học sinh lớp lớp 5A. Do đó, vào đầu năm học tôi thống kê các sai lầm của học sinh trong lớp tôi để tìm ra nguyên nhân và các biện pháp để khắc phục ngay cho môn toán. Qua thống kê, tôi nhận thấy học sinh của lớp tôi học chưa tốt về môn toán do những nguyên nhân sau: Một số em tiếp thu bài còn chậm, ý thức tự học chưa cao. Chưa hiểu và nắm được đầy các khái niệm trong môn toán và chưa có hứng thú trong môn học toán. 4
  5. II. Biện pháp thực hiện II.1. Tự tìm tòi, khám phá kiến thức trong học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã hội; con người không chỉ tiếp thu những cái đã có mà luôn chủ động tìm tòi, khám phá, sáng tạo ra những cái mới phục vụ cho nhu cầu và cuộc sống của mình. Tính tích cực trong học tập là tính tích cực trong hoạt động nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập bằng hoạt động tìm tòi, khám phá. Hoạt động tìm tòi, khám phá là một chuỗi hành động và thao tác để hướng tới một mục tiêu xác định. Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có nhiều dạng khác nhau, từ mức độ thấp đến mức đọ cao tuỳ theo năng lực tư duy của từng học sinh và được tổ chức thực hiện theo cá nhân hoặc theo nhóm. Hoạt động tìm tòi, khám phá trong học tập có thể tóm tắt như sau: A. Mục tiêu của hoạt động: - Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. - Xây dựng thái độ, niềm tin cho học sinh. - Rèn luyện khả năng tư duy, năng lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. B. Các dạng hoạt động: - Trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi.(hỏi - đáp) - Lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, phân tích dữ kiện. - Thảo luận vấn đề nêu ra, đề xuất giả thuyết. - Thông báo kết quả, kiểm định kết quả. 5
  6. - Đưa ra giải pháp, kiến thức mới. C. Hình thức tổ chức: - Hoạt động cá nhân. - Hoạt động theo nhóm (2 người hoặc 4 người). - Làm việc chung cả lớp. - Nhóm A thảo luận, nhóm B quan sát và ngược lại. - Trò chơi. II.2. Tác dụng của hoạt động tự tìm tòi khám phá kiến thức mới. - Giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng tạo trong học Toán. - Học sinh sẽ hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức nếu như chính mình tìm ra kiến thức đó hoặc góp phần cùng các bạn tìm tòi, khám phá, xây dựng lên kiến thức đó. - Trong quá trình tìm tòi, khám phá học sinh tự đánh giá được kiến thức của mình. Cụ thể: + Khi gặp khó khăn chưa giải quyết được vấn đề, học sinh tự đo được thiếu sót của mình về mặt kiến thức, về mặt tư duy và tự rút kinh nghiệm. + Khi tranh luận với các bạn, học sinh cũng tự đánh giá được trình độ của mình so với các bạn để tự rèn luyện, điều chỉnh. - Trong quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, Giáo viên biết được tình hình của học sinh về mức độ nắm kiến thức từ vốn hiểu biết, từ bài học cũ; trình độ tư duy, khả năng khai thác mối liên hệ giữa yếu tố đã biết với yếu tố phải tìm. - Học sinh tự tìm tòi, khám phá sẽ rèn luyện được tính kiên trì vượt khó 6
  7. khăn và một số phẩm chất tốt của người học Toán như: Tự tin, suy luận có cơ sở, coi trọng tính chính xác, tính hệ thống II.3. Quy trình dạy học để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. II.3.1. Đặc trưng của cách dạy - Giáo viên đặt ra bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn hoặc mối quan hệ giữa cái đã biết với cái phải tìm theo cấu trúc một cách hợp lí, tự nhiên. - Học sinh tiếp nhận mâu thuẫn và được đặt vào tình huống có vấn đề. Khi đó học sinh được đặt vào trạng thái muốn tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh nội dung kiến thức. - Bằng cách giải bài toán nhận thức mà học sinh lĩnh hội được một cách tự giác và tích cực cả kiến thức và kĩ năng; từ đó có được niềm vui của sự nhận thức sáng tạo. II.3.2. Quy trình cụ thể. Bước 1: Ôn tập tái hiện Giúp học sinh ôn lại những kiến thức đã học có liên quan đến các kiến thức mới mà học sinh cần nắm được. Bước 2: Phát hiện, nêu vấn đề: Cho học sinh phát hiện ra những vấn đề chưa rõ và xem đó là vấn đề cần được giải quyết trong tiết học đó. Bước 3: Tổng hợp, so sánh và đề xuất ý tưởng: Từ những vướng mắc cần giải quyết ở trên, cho học sinh độc lập suy nghĩ hoặc thảo luận nhóm để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề. Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm để hình thành ý tưởng chung. 7
  8. Bước 4: Dự đoán giả thuyết: Cho học sinh suy nghĩ tiếp và dự đoán hay đề xuất giả thuyết về nội dung kiến thức, kĩ năng mới. Bước 5: Kiểm tra giả thuyết: Cho học sinh kiểm tra giả thuyết đã đề xuất qua một số ví dụ cụ thể để khẳng định đó là kiến thức, kĩ năng mới. Bước 6: Rút ra kiến thức mới: Sau khi kiểm tra và khẳng định giả thuyết đó là đúng, Giáo viên cho học sinh phân tích tìm ra kết luận chung về kiến thức, kĩ năng mới. II.3.3. Một số lưu ý khi thực hiện cách dạy để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới. - Phải chú ý ngay từ việc soạn giáo án. Phải tập trung vào việc thiết kế các hoạt động của học sinh trước, trên cơ sở đó mới xác định các hoạt động chỉ đạo, tổ chức của Giáo viên. - Số lượng hoạt động và mức độ tư duy trong mỗi tiết học phải phù hợp với trình độ học sinh để có đủ thời gian tổ chức hoạt động tìm tòi, khám phá. - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học, tìm kiếm các tinh huống có vấn đề, tạo cơ hội cho học sinh tìm tòi, khám phá. II.3.4. Một số ví dụ: II.3.4.1. Ví dụ 1: Tuần 1 - Bài: Phân số thập phân (trang 8 SGK) I. Mục tiêu. - Giúp học sinh nhận biết được các phân số thập phân. 8