Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II

doc 22 trang sangkien 29/08/2022 7260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II

  1. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II Phòng giáo dục quận cầu giấy Trường mầm non Hoạ Mi   Đề tài: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên Học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II Người viết: Vũ Thị Thu Hiền Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoạ Mi - Cầu Giấy Năm học 2006 – 2007 Sáng kiến kinh nghiệm 0 Vũ Thị Thu Hiền
  2. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II I. Đặt vấn đề Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương đảng khoá VIII đã nêu: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức đủ tài” Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thức đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay thì việc đổi mới giáo dục, đổi mới nội dung chương trình giáo dục là tất yếu, công tác bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giữ vai trò hết sức quan trọng, GD- ĐT, giáo dục thường xuyên và bồi dưỡng thường xuyên là việc làm rất cần thiết. Để làm được việc này đòi hỏi cần phải xây dựng đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu cân đối đạt chuẩn đáp ứng kịp thời với yêu cầu thời kỳ đổi mới, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hoá. Công tác bồi dưỡng thường xuyên là một hình thức hoạt động chuyên môn được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những tri thức mới, góp phần phát triển năng lực và phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Chương trình BDTX chu kỳ II cho giáo viên mầm non được tiến hành từ năm 2003 đến năm 2007 nhằm thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 10 của Quốc hội khoá X và chỉ thị số 14/2001 CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Đây là một chương trình bồi dưỡng hoàn toàn mới mẻ về cả hình thức và nội dung học tập khiến cho không chỉ giáo viên mà cả người làm công tác quản lý gặp nhiều khó khăn lúng túng. Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn, nhận thức được tầm quan trọng của chương trình nên tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học tập tốt chương trình BDTX chu kỳ II. Sáng kiến kinh nghiệm 1 Vũ Thị Thu Hiền
  3. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II II. Giải quyết vấn đề 1. Đặc điểm tình hình: Trường Mầm non Hoạ Mi gồm 2 cơ sở gồm 15 nhóm lớp, tổng số học sinh là 616. Trường có 55 cán bộ, giáo viên, nhân viên, đa phần là nữ (49 người). Trong đó: - Số giáo viên đạt chuẩn: 32/32, đạt tỉ lệ: 100%. - Số giáo viên trên chuẩn: 25/32, đạt tỉ lệ 78,1%. Đội ngũ CBGVNV nhiệt tình tận tuỵ, thương yêu trẻ, có ý thức vươn lên trong công tác và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Chi bộ có 7 đảng viên luôn đoàn kết, gương mẫu. Chi bộ luôn được đánh giá trong sạch - vững mạnh. Đoàn TN có 23 đoàn viên tham gia tích cực sôi nổi, đi đầu trong mọi phong trào thi đua của ngành và địa phương, là nhân tố quyết định tiên phong trong các hoạt động của nhà trường. Được công nhận Chi đoàn vững mạnh. Nhận công tác tại trường mầm non Hoạ Mi từ tháng 12/2005 với rất nhiều bỡ ngỡ trong công tác mới vừa tiếp nhận vừa làm quen với công việc mới. Sau khi xem xét nắm bắt đặc điểm tình hình chung của trường, tình hình công tác BDTX của giáo viên trong trường tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác chăm sóc, giáo dục được bổ sung thay thế kịp thời theo hướng hiện đại. - Tài liệu BDTX chu kỳ II được cung cấp đầy đủ tới từng số lượng giáo viên trong nhà trường, đảm bảo mỗi giáo viên đều có 1 bộ sách chương trình. Nội dung của tài liệu đều tập trung vào những vấn đề đổi mới GDMN trong giai đoạn hiện nay điều này rất có ích cho giáo viên. Cách thức trình bày của tài liệu rõ ràng, khoa học, các bài được thiết kế theo 1 cấu trúc thống nhất để người học dễ dàng tiếp cận. Có sổ tay hướng dẫn người học cụ thể, dễ hiểu. - Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có 78,1% trên chuẩn, nhiệt tình, nhanh nhẹn, tiếp cận tương đối nhanh với việc học tập chương trình do có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học BDTX. - Bản thân tôi đã làm công tác chỉ đạo trên Phòng giáo dục nên việc nắm bắt nội dung, chương trình BDTX chu kỳ II có nhiều thuận lợi hơn so với các đồng chí CBQL khác ở dưới trường. Sáng kiến kinh nghiệm 2 Vũ Thị Thu Hiền
  4. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II 3. Khó khăn - Đặc thù công việc của giáo viên mầm non đòi hỏi phải bám lớp, bám trẻ ở đâu có cháu là ở đó có cô mà với khối lượng chương trình BDTX lớn (18 bài học trong 2 năm, thời gian giáo viên giành cho mỗi bài học (tự đọc tài liệu ít nhất là 2 tiếng, ngoài ra còn phải giành thời gian cho việc thực hiện bài tập phát triển kỹ năng, thực hành bài tập). Chính vì vậy đã làm cho một số giáo viên ngại học coi việc học chỉ mang tính chất hình thức chủ yếu học dưới hình thức chép của nhau. - Công tác xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình BDTX còn chậm và gặp nhiều khó khăn do chỉ đạo của cấp trên chưa kịp thời. - Đối tượng học BDTX là 100% giáo viên đứng lớp (kể cả hợp đồng trường), việc này cũng gây nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên học vì giáo viên hợp đồng trường nhiều khi không ổn định, họ có thể làm tháng này, nhưng tháng sau họ lại xin nghỉ việc. - Một số giáo viên có tuổi đời cao >40 tuổi nên ngại học, ngại phấn đấu. Giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ, con nhỏ chiếm 50%, điều này cũng hạn chế trong việc thực hiện học tập. - Kinh phí bồi dưỡng cho việc học tập BDTX không có nên cũng ảnh hưởng đến ý chí học tập phấn đấu vươn lên của giáo viên, họ cho rằng học thế nào cũng được, ghi chép thế nào cũng xong miễn là đủ bài. Tiếp nhận công tác ở cơ sở mới, sau khi kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng của giáo viên vào thời điểm tháng 12/2005 tôi thấy hầu như giáo viên chưa định hướng được cách học tập của mình, hồ sơ học tập chưa thống nhất cách trình bày, một số giáo viên chưa học bài nào. Vậy làm thế nào để chất lượng học tập BDTX chu kỳ II của giáo viên được tốt, để tránh mang tính hình thức và đạt được hiệu quả cao? Tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ và đưa ra “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học BDTX chu kỳ II” như sau: 3. Một số biện pháp chỉ dạo giáo viên học BDTX chu kỳ II: 3.1. Thành lập ban chỉ đạo Căn cứ hướng dẫn của Sở GD-ĐT, Phòng GD nhà trường đã thành lập ban chỉ đạo công tác BDTX chu kỳ II và phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên trong ban chỉ đạo: - Đồng chí hiệu trưởng – trưởng ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo chung. Sáng kiến kinh nghiệm 3 Vũ Thị Thu Hiền
  5. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II - Đồng chí hiệu phó chuyên môn – Phó ban chỉ đạo chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai kế hoạch. Chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp việc học tập BDTX, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của giáo viên. - Các đồng chí khối trưởng là trưởng nhóm học tập của từng khối: Nhà trẻ, Bé, Nhỡ, Lớn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch của nhóm học tập. Triển khai nhóm học tập BDTX theo kế hoạch chung của nhà trường và của nhóm. Chịu trách nhiệm về chất lượng học tập của nhóm mình trước hiệu phó chuyên môn. 3.2. Nghiên cứu chương trình BDTX Để quản lý và chỉ đạo tốt việc học tập chương trình BDTX cho giáo viên thì bản thân người chỉ đạo – người CBQL phải nắm chắc được mục tiêu, cấu trúc, nội dung chương trình để đưa ra hình thức học tập cho phù hợp. Chính vì vậy tôi đã đọc, nghiên cứu hệ thống cấu trúc của chương trình BDTX gồm 2 quyển: Quyển 1 gồm 6 bài nhằm cung cấp cho người học những vấn đề của đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay; quyển 2 gồm 12 bài nhằm giúp người học biết cách vận dụng những đổi mới vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Các bài trong chương trình đều được thiết kế theo một cấu trúc thống nhất gồm 10 phần giúp cho người học dễ dàng tiếp cận. Cuốn sổ tay hướng dẫn người học giúp cho người học biết cách xây dựng kế hoạch học tập cá nhân, cách ghi chép vở học tập, cách xây dựng hồ sơ đánh giá, đây chính là cuốn cẩm nang đưa đường chỉ lối người học đi tới đích. 3.3. Xây dựng kế hoạch học tập a/ Xây dựng kế hoạch của nhà trường: Sau khi nghiên cứu kỹ chương trình, căn cứ vào kế hoạch BDTX của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, căn cứ vào nội dung từng bài học, vào điều kiện hoàn cảnh thực tế tại trường và các điều kiện khác liên quan tới giáo viên: thời gian học tập, khả năng giáo viên để xây dựng kế hoạch triển khai công tác BDTX chu kỳ II gồm kế hoạch chung, kế hoạch chi tiết cho cả chu kỳ theo từng giai đoạn. Trong kế hoạch phân rõ thời gian qui định phần tự học của giáo viên, học nhóm, dự giờ, làm bài tập kỹ năng, đánh giá tổng kết cuối kỳ. (Phụ lục biểu mẫu 1- trang 17) Khi xây dựng kế hoạch tôi đã phân chia số lượng bài học theo từng giai đoạn một cách hài hoà (giai đoạn I: năm học 2005 - 2006 gồm 9 bài; giai đoạn II: năm học 2006 – 2007 gồm 9 bài) và đã tính tới việc kết hợp sắp xếp các bài học bồi dưỡng để sau khi học lý thuyết giáo viên có điều kiện thực hành ứng dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Sáng kiến kinh nghiệm 4 Vũ Thị Thu Hiền
  6. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên học bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II VD1: Thời điểm tháng 1 là thời điểm thi giáo viên giỏi cấp Quận, cũng chính là thời điểm tôi mới nhận công tác mới. Sau khi khảo sát môi trường học tập tại các lớp tôi cho triển khai bài 4: “ Tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động” với mục đích giúp cho giáo viên thay đổi môi trường học tập bên trong và bên ngoài để tạo sự hấp dẫn, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động. VD2: Thời điểm tháng 2 – nhà trường tiếp nhận đợt kiến thực tập của sinh viên trường CĐSP NT-MG TW khoa giáo dục đặc biệt, tôi triển khai cho giáo viên học bài 18: “ Can thiệp sớm và giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật” giúp giáo viên nắm chắc thêm kiến thức về giáo dục hoà nhập chỉ đạo tốt sinh viên thực tập, áp dụng bài học để xây dựng các tiết kiến tập mẫu cho sinh viên và giáo viên trong trường cùng tham dự. Mặt khác giáo viên có thể học hỏi thêm kinh nghiệm dạy các tiết cá nhân từ phía giáo viên chỉ đạo thực tập và sinh viên thực tập. VD3: Tháng 9 đầu năm học tôi tổ chức triển khai bài 8: “Lập kế hoạch theo chủ điểm” phân công mỗi giáo viên tự xây dựng một chủ điểm theo lứa tuổi mình phụ trách, sau đó tiến hành tập hợp các kế hoạch của giáo viên xây dựng theo 4 độ tuổi chỉnh sửa và đưa hệ thống kế hoạch chủ điểm vào máy tính – áp dụng triển khai thực hiện kế hoạch này theo chương trình giáo dục trong năm học. Căn cứ vào nội dung của từng bài học tôi đã xây dựng hệ thống các bài tập phát triển kỹ năng BDTX chu kỳ II theo từng năm để định hướng cho giáo viên đễ dàng học tập. Các bài tập này đề dựa trên yêu cầu bài tập kỹ năng trong tài liệu đưa ra, căn cứ vào đó tôi đưa ra những gợi ý cụ thể cho giáo viên để giáo viên hiểu rõ cần phải làm gì sau khi học tập và thống nhất chung cách làm trong nhà trường. (Minh hoạ hệ thống bài tập phát triển kỹ năng - phụ lục trang 18) VD: Bài tập phát triển kỹ năng bài 3 yêu cầu dự 1 giờ dạy mẫu về phương pháp dạy học tích cực – tôi hướng dẫn gợi ý cho giáo viên có thể lấy giờ kiến tập điểm chuyên đề LQVH – LQCV của nhà trường tổ chức cho Quận, sau đó phân tích đánh giá. Trên cơ sở bài học yêu cầu giáo viên tự thiết kế 1 hoạt động có sự vận dụng phương pháp dạy học tích cực kết hợp với hội thi giáo viên giỏi cấp trường. b/ Kế hoạch của nhóm học tập Với số lượng giáo viên của trường năm thứ nhất là 33 giáo viên, năm thứ hai là 36 giáo viên, đến thời điểm tháng 3/ 2007 còn 27 giáo viên (do tách chuyển giáo viên sang mầm non Mai Dịch), đặc thù trường có 2 cơ sở tôi phân chia ra 5 nhóm học tập: Sáng kiến kinh nghiệm 5 Vũ Thị Thu Hiền