Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả tại trường THCS Tả Lèng

doc 12 trang sangkien 01/09/2022 5560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả tại trường THCS Tả Lèng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_boi_duong_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả tại trường THCS Tả Lèng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG THCS TẢ LÈNG THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả tại trường THCS Tả Lèng Họ và tên : Nguyễn Minh Thu Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng Sinh hoạt chuyên môn : Tổ KH Nơi công tác: Trường THCS Tả Lèng Tả Lèng, ngày 20 tháng 03 năm 2016
  2. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả tại trường THCS Tả Lèng” 2. Tác giả Họ và tên: Nguyễn Minh Thu Năm sinh: Nơi thường trú: Trình độ chuyên môn: Chức vụ công tác: Phó Hiệu Trưởng Nơi làm việc: Trường THCS Tả Lèng Điện thoại: Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 % 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường THCS Tả Lèng Địa chỉ: Bản Háng Là - Xã Tả Lèng - Huyện Tam Đường - Lai Châu Điện thoại: II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời về đào tạo, bồi dưỡng tiềm năng cho đất nước. Thời kì chế độ phong kiến Việt Nam cũng như sau cách mạng tháng tám đến nay, lịch sử đều rất coi trọng nhân tài và coi đó là quốc sách hàng đầu. Về chiến lược bồi dưỡng nhân tài, nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói: “ Một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Nhưng đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở tổ chức đào tạo nhân lực tốt. Vì nhân tài là những người có trí tuệ sắc bén, có bàn tay vàng, có kĩ năng đặc biệt “. Chính
  3. nhà trường là nơi đào tạo các nhân tài. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THCS là tạo nguồn cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bậc phổ thông. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải được tiến hành thường xuyên. Nâng cao chất lượng học sinh giỏi phải song song với nâng cao chất lượng đại trà. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân mà trực tiếp là của người cán bộ quản lí và giáo viên. Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú học tập. vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng HSG đạt hiệu quả tại trường THCS Tả Lèng” 2. Phạm vi triển khai thực hiện Đề tài này được triển khai áp dụng với học sinh trường THCS Tả Lèng, xã Tả Lèng 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Từ nhiều năm nay, nhà trường đã chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Kế hoạch, nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi được ban giám hiệu cùng giáo viên xây dựng dựa trên công văn hướng dẫn của Phòng giáo dục - Đào tạo. Nhà trường chọn GV giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách đội tuyển học sinh giỏi ở từng khối lớp. BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổi góp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình. Nhà trường tạo đủ điều kiện về cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho các đội tuyển học tập. Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu nâng cao, lập tủ sách nâng cao của nhà trường. Học sinh trong đội tuyển được lựa chọn ngay từ đầu năm học và bồi dưỡng 3 buổi / tuần về kiến thức nâng cao.
  4. Bên cạnh đó học sinh giỏi và giáo viên luôn nhận được sự động viên khích lệ kịp thời về vật chất cũng như tinh thần của nhà trường, phụ huynh học sinh, của các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự quan tâm của hội khuyến học của nhà trường điều đó đã góp phần tạo động lực cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường còn tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp. Nhà trường tổ chức cho GV đi học hỏi kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường có thành tích cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi. + Kết quả bồi dưỡng HSG dự thi cấp huyện khi chưa áp dụng SKKN Năm học Học sinh giỏi cấp huyện Học sinh giỏi cấp tỉnh 2013 – 2014 2014 – 2015 b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Tính mới Một số giáo viên mới bồi dưỡng học sinh giỏi, thường hay nôn nóng, bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một “mớ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kỹ năng, kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng hoang mang. Khi thực hiện các biện pháp này trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên đã nắm chắc cách thức thực hiện, cách ra đề và phương pháp bồi dưỡng rèn các kỹ năng làm bài, hệ thống kiến thức cho học sinh từ cơ bản đến nâng cao các em học sinh đã có sự yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học hỏi biết cách tích lũy kiến thức trong sách giáo khoa, sách tham khảo và tài liệu khác. Kết quả thi học sinh giỏi cấp trường cấp huyện có nhiều thành tích. * Cách thức thực hiện
  5. 1. Biện pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và chương trình bồi dưỡng + Kế hoạch bồi dưỡng Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên công văn chỉ đạo của các cấp, các ngành, chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng công tác mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi”. Kế hoạch này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương để đi đến thống nhất thực hiện. Phân công chuyên môn cho giáo viên một cách hợp lý, chọn lựa những đồng chí có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm, phân công theo hướng ổn định có tính kế thừa và phát huy kinh nghiệm. Tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức từ đồng nghiệp để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Có những chế độ động viên, khuyến khích, khen thưởng đối với giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi kịp thời. + Về chương trình bồi dưỡng: Chỉ đạo tổ chuyên môn biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiến thức, rèn các kỹ năng làm bài. Luyện các kĩ năng làm bài ngay từ đầu chương trình, tìm tòi, sưu tầm, bổ sung dựa vào nội dung kiến thức trong các đề thi HSG, thông qua trao đổi chuyên môn giữa thầy cô trong trường và các GV có chuyên môn trong huyện, 2. Biện pháp thứ hai: Đánh giá, phát hiện xây dựng đội tuyển học sinh giỏi Công tác phát hiện và xây dựng đội tuyển học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi
  6. cho các em có hứng thú học tập. - Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập. Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là quá trình đầu tư nhiều công sức, đòi hỏi năng lực và tâm huyết của các thầy cô giáo. Trong điều kiện thực tế của nhà trường, việc phát hiện học sinh giỏi chủ yếu thông qua đánh giá thường xuyên của giáo viên trực tiếp giảng dạy và kết quả các kì thi. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần khơi gợi để học sinh tự khám phá, bộc lộ cách tiếp cận vấn đề mới, từ đó GV đánh giá được tư chất và năng lực của học sinh. Một số biểu hiện thường thấy ở những học sinh có tư chất thông minh là: Năng lực tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm, các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năng thực hành, tổ chức sắp xếp công việc. Năng lực phản biện. Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phản biện hay không? Có biết thay đổi giả thiết, thay đổi hoàn cảnh để tạo ra tình huống mới hay không? Có khả năng tìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phương tiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ. Có sự nhạy cảm đón bắt ý tưởng từ những người xung quanh, biết lắng nghe, có khả năng tiếp thu, chọn lọc, tổng hợp ý kiến từ những người xung quanh. Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi cần được tiến hành thông qua các việc làm sau : - Tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học. - Tổ chức chấm, chữa bài kiểm tra một cách tỉ mỉ, chuẩn xác theo hình thức chuyên sâu . - Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kì kiểm tra, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình học sinh . - Phân loại đối tượng học sinh : giỏi, khá, trung bình, yếu. - Lập danh sách theo dõi từng lớp, từng khối .( Có bảng điểm theo dõi tình hình học tập qua các lần kiểm tra). * ví dụ cụ thể: - Đối với Khối lớp 6 GV dạy, phát hiện và chọn, tự bồi dưỡng ngay trên từng tiết dạy (Bằng nhiều hình thức khác nhau, câu hỏi tư duy ).
  7. - Đối với khối lớp 7,8, 9 chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. - Lên kế hoạch Bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường. - Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với môn kia. 3. Biện pháp ba: bồi dưỡng về phương pháp ôn học sinh giỏi cho giáo viên Muốn có HSG phải có Thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất, tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu sau khi lựa chọn được học sinh, chúng ta lập kế hoạch cho HS và cho mình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Dạy theo chuyên đề là biện pháp mà tổ chúng tôi thấy đó là hữu hiệu nhất mà tôi sử dụng. Cách tốt nhất bồi dưỡng cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng thành rất vững chắc và đạt thành tích cao. - Để đạt hiệu quả cao, cần phải tăng cường hướng dẫn học sinh tự tìm đọc các tài liệu có định hướng theo những chuyên đề. Giảng dạy theo các mảng kiến thức, kĩ năng, rèn cho HS kỹ năng làm bài ở từng dạng. - Giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc thêm tài liệu, tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ dạng thức đề thi về kỹ năng ở các đề thi đã qua. - Hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà.