Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết chữ đẹp

doc 10 trang sangkien 9600
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết chữ đẹp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_luyen_viet_chu_dep.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Luyện viết chữ đẹp

  1. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu Học Minh Châu A. ĐẶT VẤN ĐỀ I Cơ sở lý luận của vấn đề Như chúng ta biết một trong những mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy học Tiếng Việt là giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp. Từ đó góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, năng lực nhận thức, đồng thời góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viễt là một biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyên cho các em tính cẩn thận, lòng tự trong đối với mình cũng như đối với thầy và với bài vở của mình ” Chữ viết là một phương tiện để giao tiếp giữa con người với con người bên cạnh lời nói. Muốn cho người khác đọc được chữ viết của mình, người viết phải viết đúng, viết rõ ràng và dành mạch. Nếu viết sai, viết ngoáy, viết chữ xấu sẽ gây khó khăn cho người đọc hoặc có khi chính bản thân cũng không đọc được những gì mình đã viết. Chính vì vậy song song với việc rèn kĩ năng đọc, việc rèn kĩ năng viết được đự biệt xem trọng trong nhà trường tiểu học. Hơn thế nữa nếu Hs viết đẹp, viết rõ ràng, viết nhanh thì quá trình học của các em sẽ rất thuận tiện, ngược lại nếu các em viết chậm và xấu thì sẽ cản trở rất lớn đến kết quả học tập của các em. Chúng ta đều biết để viết đẹp thì học sinh cần phải thực hành luyện viết. Việc tổ chức luyện viết không chỉ dừng lại ở tiết chính tả, vì ở lớp 5, học sinh chỉ học 1 tiết chính tả/ tuần, thơi lượng này theo tôi là chưa đủ để giúp học sinh trong quá trình luện viết đẹp. Vì thế, việc tổ chức luyện viết trong giờ tự học ở buổi 2 là vô cùng cần thiết và cần được xem trọng. Trong những năm gần đây, trường tiểu học Minh Châu cũng như các trường khác trong địa bàn, luôn đưa phong trào viết chữ đẹp, “rèn nét chữ, luyện nết người” lên là phong trào thi đua trọng điểm và xuyên suốt cả năm học. Phong trào được sự hưởng ứng tích cực của toàn thể giáo viên và học sinh toàn trường. Bản thân là một giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn cố gắng phấn đấu đưa phong trào luyện viết của lớp phát triển đạt kết qủa cao. II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Có thể nhận thấy rất rõ một thực trạng là đa số học sinh của chúng ta viết đúng nhưng số viết đẹp còn ít và số đó lại nằm chủ yếu ở các đối tượng học sinh giỏi hoặc khá. Đặc biệt, vẫn còn nhiều học sinh viết chưa đúng mẫu, còn sai nhiều nét, thậm chí có một số học sinh viết chưa đẹp và sai lỗi chính tả. Qua tìm hiểu phân tích, tôi nhận thấy học sinh thường mắc những nhóm lỗi sau: Viết hoa chưa đẹp. Viết sai chính tả: chủ yếu mắc lỗi sai tr/ch, s/x, d/r/gi, ?/~, Năm học 2010-2011
  2. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu Học Minh Châu Một số học sinh viết rõ ràng, rành mạch nhưng vẫ chư đẹp do mắc phải lỗi viết chữ không đúng khích thước, độ cao, độ rộng con chữ và khích thước giữa các con chữ, giữa các tiếng, từ Liên kết các nét trong tiếng chưa đúng hoặc viết không liền mạch Chữ viết nguệch ngoạc, cẩu thả. Nhóm chữ cái học sinh thường viết chưa đẹp là: chữ hoa; nhóm nét khuyết; nhóm chữ có nét xoắn; Từ việc phân tích rõ đặc điểm chữ viết của từng đối tượng học sinh, tôi đã lập ra kế hoạch để giúp các em luyện viết trong các tiết tự học Tiếng Việt ở buổi 2. Sau một thời gian thì kết quả thu được tương đối tốt. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Các giải pháp thực hiện 1 Giúp học sinh hiểu vai trò và sự cần thiết của việc luyện viết chữ đẹp. Tạo cho các em ý thức và ham thích luyện viết. 2 Giúp học sinh sửa lỗi chính tả. 3 Hướng dẫn học sinh thực hành luyện viết. II Các biện pháp tổ chức thực hiện 1 Giúp học sinh nhận thức đựơc vai trò và sự cần thiết của việc luyện viết chữ đẹp cũng như giúp các em có ý thức viết cẩn thận và tiến tới viết đẹp. Đối với học sinh lớp 5, kĩ thuật viết chữ của các em đã cơ bản được hoàn thiện, lúc này việc viết chữ của các em đã trở thành một thói quen. Thói quen trong cách ngồi viết, cách cầm bút cũng như thói quen về nét chữ. Chính vì vậy việc dạy viết ở lớp 5 về thời lượng đã giảm nhiều, không còn tiết Tập viết, chỉ có một tiết Chính tả/ tuần. Tuy nhiên nếu nói luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 5 đơn giản thì không hẳn thế, bỡi như đã nói, lúc này cách viết của học sinh đã đi theo lối mòn, các em viết chữ theo một thói quen nhất định đã được hình thành từ các lớp trước. Để thay đổi thói quen đó phải thật sự bắt đầu từ trong nhận thức và nhu cầu của các em và cần có thời gian. Đồng thời cần có sự định hướng rõ ràng, cụ thể nói đúng hơn là cần phải chỉ rõ cho mỗi em biết cần phải sửa lỗi nào và thay đổi như thế nào. Kết qủa đạt được hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhận thứcvà sự cố gắng của các em. Bài học đầu tiên tôi dành cho học trò của mình đó là kể cho các em nghe câu chuyện về một danh nhân nổi tiếng về “văn hay chữ tốt” và quá trình luyện viết của ông. Đó chính là câu chuyện về “thánh chữ” Cao Bá Quát. Chuyện kể rằng: Năm học 2010-2011
  3. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu Học Minh Châu Xưa kia ở huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, có ông Cao Bá Quát, nổi tiếng văn hay chữ tốt. Không phải từ khi mới đi học, chữ Cao Bá Quát đã đẹp ngay. Trái lại chữ của ông rất xấu, “xấu như gà bới”. Chữ đã xấu nhưng ông lại hay viết ngoáy, vì vậy về sau chiónh đoạn văn ông viết ra ông cũng không đọc được nữa. Có nhiều bài văn của ông rất hay nhưng vẫn bị điểm kém. Thầy dạy đã nhiều lần khuyên nhưng ông vẫn chưa sửa được. Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản nói với Cao Bá Quát: -Chẳng dám giấu gì thầy, gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan,nhờ thầy viết giúp cho lá đơn. Cao Bá Quát vui vẻ trả lời: Ngỡ việc gì, chứ viết lá đơn đưa lên cửa công, tôi xin sẵn lòng ngay. Lời lẽ trong đơn rõ ràng. Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét oan cgo bà cụ. Nào ngờ chữ ông xấu quá, quan đọc không ra nên thét lính đuổi bà cụ ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà cụ kể lại, Cao Bá Quát rất buồn và ân hận. Ông thấy rằng dù văn hay đến đâu mà chữ xấu không ai đọc được thì cũng chẳng ích gì. Từ đấy ông ra sức luyện cách viết chữ cho đẹp. Sáng sáng, ngay khi ngủ dậy, ông cầm chiếc que vạch thẳng lên cột một nét từ trên xuống dưới để luyện nét “sổ thẳng” cho thật cứng cáp. Mỗi một buổi tối ông cũng có thói quen viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông còn mượn những cuốn sách viết chữ đẹp về làm mẫu để tập viết nhiều kiểu chữ khác nhau. Kiên nhẫn luyện tập như thế hàng mấy năm liền nên dần dần chữ ông đẹp lên và ông trở thành người có tài viết đủ các kiểu chữ, kiểu chữ nào cũng đẹp đẽ, rõ ràng. Thế là do quyết tâm rèn luyện nên Cao Bá Quát đã nổi danh khắp cả nước là một người “Văn hay chữ đẹp”. Thông qua việc tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện trên, kết hợp với việc cho học sinh nêu cảm nhận của các em khi xem những bài văn bài toán ở nhiều kiểu chữ xấu đẹp khác nhau giúp cho các em có nhận thức về vai trò của chữ viết đối với hiệu quả truyền đạt của một văn bản cụ thể. Trong hai hoặc ba tiết tự học sau đó, giáo viên cho các em luyện đọc kết hợp luyện viết câu chuyện này nhằm giúp các em khắc sâu thêm ý nghĩa truyện. Giáo viên cũng nên chỉ cho các em rõ trong khi viết bài các em cần phải hết sức chú tâm vào chữ viết của mình, lúc nào cũng phải thường trực trong đầu ý nghĩ mình cần phải viết thật cẩn thận viết các nét đúng kiểu mẫu, đúng kích thước Khi các em có ý thức viết cẩn thận thì chữ viết sẽ rõ ràng và ngày một tiến bộ hơn. Một điểm quan trọng mà cả giáo viên và học sinh cần phải lưu ý là trong khi luyện viết không nên quá nóng vội. Không nên ngay lập tức yêu cầu các em phải sửa hết các lỗi hoặc viết đẹp như các bài mẫu. Cần định hướng cho các em có ý thức trong việc sửa lỗi hàng ngày và ta sẽ công nhận từng bước tiến bộ của mỗi em. Việc khen ngợi đúng lúc và hợp lý của giáo viên sẽ có tác dụng rất tích cực tới nhu cầu viết đẹp của các em. Đó là đặc trưng tâm lý của học sinh tiểu học, các em làm tốt vì mong muốn được thầy cô, bạn bè công nhận và ngợi khen. Chính vì thế giáo viên phải rất cẩn thận, tỉ mỉ trong việc xem xét bài viết của các em trong khi chấm và nhận xét bài Năm học 2010-2011
  4. Giáo viên: Nguyễn Thị Thoa – Trường Tiểu Học Minh Châu để có những lời khen thích hợp, có tác dụng tốt. Đối với những bài viết chưa tốt giáo viên nên chỉ rõ lỗi cho các em và nêu mong muốn các em cần tiến bộ hơn trong bài sau, cần tránh phê phán quá nặng lời và không nên so sánh các bài của các bạn trong lớp với nhau. Nếu cần có sự so sánh hay học tập giữa các thành viên thì giáo viên nên để cho các em cần học tập tự xem vở của bạn và tự nêu lên cảm nhận và sự nhận xét của bản thân các em. Làm như thế vừa giúp học sinh tự rút ra bài học cho bản thân học hỏi vừa có tác dụng trực quan về mẫu chữ lại tránh được tác dụng phản cảm đối với các em. Tóm lại khi giáo viên giúp học sinh của mình nhìn nhận được ra các lỗi trong bài viết của các em và có được ý thức sửa chữa các lỗi đó trong mỗi khi đặt bút viết đồng thời các em có nhu cầu cần viết cẩn thận, viết đẹp hơn như vậy là giáo viên đã đang trên con đường đi tới thành công trong việc hướng dẫn luyện viết chữ đẹp. 2 Giúp học sinh sửa lỗi chính tả Đối với lớp của tôi số học sinh thường xuyên sai lỗi không nhiều. Tuy nhiên việc giúp các em cũng vẫn là một quá trình không hề đơn giản. Việc đầu tiên cần làm đó là giúp các em hệ thống lại những lỗi thường mắc phải Đó thường tập chung vào các lỗi s/x, d/r/g, tr/ch, thanh ?/~ và lỗi viết hoa Bên cạnh đó là những lỗi do trong khi viết bài các em không chú ý nên mắc phải. Để giúp học sinh khắc phục những lỗi này, giáo viên cần giúp các em hệ thống những trường hợp chính tả dễ nhầm lẫn mà các em thường mắc phải. Nhắc lại một số những quy tắc chính tả thông dụng yêu cầu học sinh ghi nhớ những trường hợp đó. Chúng ta nên dạy kĩ các bài tập chính tả trong tiết chính tả. Đối với đối tượng học sinh ở địa bàn và những lỗi các em thường mắc thì bản thân tôi đã tìm hiểu và hướng dẫn các em một số mẹo chính tả (các hiện tượng chính tả mang tính quy luật) như sau: Các chữ k, gh, ngh chỉ kết hợp được với các nguyên âm i, e, ê, ie, iê. Để phân biệt âm đâu ch/tr: đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và từ tên con vật đều được bắt đầu bằng ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chậu, chỗi, chai, ché, chén, chõ, chĩnh, chõng, chạn, chuông chiêng chó, chồn, chim, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chìa vôi Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên con vật và tên cây đều bắt đầu bằng s. Ví dụ: sên, sếu, sâu, sò, sứa, sam, sóc, sói, sáo sậu, sư tử, sóc, san sắt, sơn dương, san hô, sao biển .sấu, si, sồi, sứ, sung, súng, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sậu, sến, sầu riêng . Để phân biệt thanh ?/~: Ta dựa trên luật trầm bổng khi phát âm. Trong các từ láy âm , dấu thanh của 2 tiếng trong từ ở cùng một hệ thống, hoặc là bổng ( sắc/ hỏi/ ngang), hoặc cùng là thanh trầm ( huyền/ ngã/ nặng). Nghĩa là nếu tiếng đầu mang các thanh sắc, hỏi, ngang thì tiếng láy lại sẽ mang thanh hỏi. Tiếng đầu mang các thanh huyền, ngã, nặng thì tiếng láy lại sẽ mang thanh ngã. Ví dụ: Nhóm thanh bổng: Năm học 2010-2011