Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và hướng dẫn giải bài tập Vật Lý - Phần điện học Lớp 9 THCS

doc 15 trang sangkien 9300
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và hướng dẫn giải bài tập Vật Lý - Phần điện học Lớp 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lua_chon_va_huong_dan_giai_bai_tap_vat.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lựa chọn và hướng dẫn giải bài tập Vật Lý - Phần điện học Lớp 9 THCS

  1. Sáng kiến kinh nghiệm A - Đặt vấn đề I . Lời mở đầu : Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII và hội nghị BCHTW Đảng lần thứ 4 khoá 7 đã đề ra những quan điểm đổi mới " Giáo dục là quốc sách hàng đầu " Giáo dục đóng vai rò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp XD XHCN và bảo vệ tổ quốc , là một động lực của đất nước . Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới ( Trích văn kiện ĐH VII) . Phát triển GD nhằm phát huy nhân tố con người , GD là chìa khoá mở cửa vào tương lại . Là một giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên khối THCS nhận thức được vai trò của giáo dục trong thời đại hiện nay, tôi thấy : Để mỗi con người, phát triển toàn diện , việc nắm bắt tốt mỗi một bộ môn đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam. Bộ môn vật lý THCS có vai trò quan trọng bởi các kiến thức kĩ năng có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Nó cung cấp những kiến thức Vật lý phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện, những kiến thức này phải phù hợp với trình độ hiểu biết hiện đại theo tinh thần kỹ thuật tổng hợp, tạo điều kiện hướng nghiệp gắn với cuộc sống. Nhằm chuẩn bị tốt cho các em tham gia vào lao động sản xuất hoặc tiếp tục học lên phổ thông trung học. Đồng thời môn Vật lý góp phần phát triển năng lực tư duy khoa học, rèn luyện kỹ năng cơ bản có tính chất kỹ thuật tổng hợp góp phần xây dựng thế giới quan khoa học rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lao động mới. Phần điện học lớp 9 là phần tiếp cận của lớp 7 thay sách. Việc nắm những khái niệm, hiện tượng, định luật và việc giải bài tập điện học lớp 9 là rất quan trọng và cần thiết. Thực tế trong giảng dạy cho thấy . Nếu như học không nắm chắc kiến thức cơ bản trong chương trình điện học lớp 9 và không vận dụng kiến thức đó để giải thành thạo các bài tập Vật lý phần điện học thì lên các lớp trên các em sẽ rất lúng túng trong việc giải các bài tập Vật lý . Việc học tốt môn Vật lý dẫn đến các em sẽ hứng thú học tốt các bộ môn khoa học tự nhiên nói riêng và học tốt các bộ môn khác trong nhà trường phổ thông. Với vị trí và tầm quan trọng trên, tôi chủ động nghiên cứu đi sâu về đề tài " Lựa chọn và hướng dẫn giải bài tập Vật Lý - Phần điện học lớp 9 THCS '' trong một tiết học. 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu: 1. Thực trạng : Với chương trình thay sách giáo khoa hiện nay , kiến thức rất tinh giản, rộng và sâu . Đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức thật vững , hiểu rõ , hiểu sâu từng ý , từng phần trong SGK , làm sao trong mỗi bài học, học sinh phải được tự phát hiện kiến thức , tự lực lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ , sâu sắc, sáng tạo và liên hệ thực tế trong nội dung từng tiết hoc. Thực trạng, đã qua 5 năm thay sách giáo khoa .Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có nhiều kết quả rất khả quan , học sinh từ học thụ động đã chuyển sang tự động lĩnh hội kiến thức . Trong các giờ học các em đã say mê tìm tòi lĩnh hội kiến thức. Việc vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cũng vậy , nhìn chung các em đã biết tóm tắt một bài tập , biết bài tập yêu cầu gì, tìm gì . Vận dụng kiến thức nào để giải và đã biết giải tương đối thành thạo một bài tập . Tuy nhiên trong việc hướng dẫn giải bài tập môn Vật lý của các giáo viên ở các trường chưa đều tay, trình độ tiếp cận phương pháp đổi mới vẫn còn hạn chế, mặt khác việc giải bài tập của học sinh vẫn còn một số hạn chế sau : * Về phía giáo viên : Vẫn còn một số giáo viên dạy theo phương pháp đổi mới chưa nhuần nhuyễn, dẫn đến học sinh lĩnh hội kiến thức còn thụ động , một số giờ học vẫn còn nghèo nàn , tẻ nhạt , chưa hiểu rõ , hiểu sâu ý đồ của sách giáo khoa .Bài tập chỉ yêu cầu các em giải một cách thụ động hoặc giáo viên giải hộ cho các em , chưa phát huy tính tích cực , sáng tạo, tự lực của học sinh . Chính vì vậy mà một số giáo viên chưa thực sự chú trọng đến việc lập kế hoạch dạy chu đáo. Thông thường là rất đơn sơ , cho các em giải một số bài tập ở trong sách , không có bài tập điển hình và tổng hợp . * Về phía học sinh : Vẫn còn nhiều học sinh chưa tổng hợp được kiến thức Vật lý từ lớp 6, 7,8 các em chưa hiểu sâu , hiểu kĩ các kiến thức Vật lý, còn thụ động lĩnh hội kiến thức . Trong khi chữa bài tập, nhiều học sinh vẫn còn thờ ơ, nhiều học sinh chỉ cần kết quả đối chiếu , thậm chí vẫn còn học sinh chưa biết tóm tắt bài toán bằng các kí hiệu Vật lý , cách đổi ra đơn vị cơ bản đặc biệt là giải thích các hiện tượng Vật lý trong đời sống và kĩ thuật . 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Là một giáo viên, ai cũng muốn mình có giờ dạy giỏi , một giáo viên giỏi , muốn cho học sinh ham mê , hứng thú học tập , muốn cho học sinh giải bài tập Vật lý một cách hứng thú và thành thạo . Muốn đạt được mục tiêu này là cả một vấn đề nan giải với người trực tiếp dạy bộ môn . Xuất phát từ những lý do trên cùng với băn khoăn , trăn trở bấy lâu nay của bản thân .Tôi mạnh dạn chọn đề tài " Lựa chọn và hướng dẫn giải bài tập Vật lý - Phần điện học lớp 9 THCS" trong một tiết học. 2. Kết quả của thực trạng . Phần điện học lớp 9 được kế thừa từ phần điện học lớp 7 , chính vì vậy ngay khi vào đầu năm học lớp 9 bao giờ tôi cũng cho học sinh làm một đề kiểm tra 15 phút để kiểm tra kiến thức của các em đã học ở lớp 7 . Kết quả qua khảo sát như sau : Điểm Tổng Năm học số H 9 >10 7 >8,5 5 >6,5 3,5 >4,5 0 >3 S K 9 SL % SL % SL % SL % SL % 2005- 2006 125 0 0 23 18,4 68 54,4 29 23,2 5 4 2006-2007 170 0 0 47 27,65 85 50 32 18,82 6 3,53 Qua kết quả khảo sát cho thấy số học sinh đạt khá, giỏi còn ít , số học sinh đạt trung bình , yếu kém còn nhiều , thấy được đa số học sinh nắm kiến thức phần điện học lớp 7 còn chưa sâu , chưa chắc , nhiều khi còn có em quên hết kiến thức (vì quá lâu ). Nắm được điểm yếu của học sinh, trước khi dạy phần điện học lớp 9 , tôi phải cũng cố ôn lại kiến thức phần điện lớp 7 (nhất là những kiến thức có liên quan đến kiến phần điện học lớp 9 ) . Ví dụ : Cũng cố lại kiến thức : Dòng điện là gì? Dòng điện có những tác dụng gì ? Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế như thế nào ? Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song ? Sử dụng điện như thế nào để đảm bảo an toàn ? Sau khi ôn tập kĩ kiến thức Vật lý lớp 7, tôi tiến hành hướng dẫn học sinh tự lực lĩnh hội kiến thức phần điện học lớp 9 trong từng tiết học . Một trong những kiến thức quan trọng trong mỗi tiết học là phần hướng dẫn giải bài tập cho học sinh . Tôi đã từng bước hướng dẫn các em giải thành thạo các bài tập trong một tiết học . Kết quả sau khi học xong kiến thức phần điện học có bài kiểm tra 45 phút . Kết quả qua 2 năm học đạt kết quả hết sức khả quan , không còn học sinh có bài đạt điểm kém : Điểm Tổng s Năm học ố HS 9 >10 7 >8,5 5 >6,5 3,5 >4,5 K9 % SL % SL % SL % SL 2005-2006 125 23 18,4 47 37,6 41 32,8 14 11,2 2006-2007 170 33 19,41 131 77,06 6 3,53 0 0 Phần điện học lớp 9 là một phần hết sức quan trọng trong chương trình Vật Lý lớp 9. Đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp . Năm học nào tôi cũng có học sinh đạt giỏi cấp huyện lớp 9 . Trong 2 năm học thay sách lớp 9 vừa qua số học sinh giỏi đạt như sau : - Năm học 2005 - 2006 : Có một giải khuyến khích huyện - Năm học 2006 - 2007 : Có một giải khuyến khích huyện, một giải 3 huyện B Giải quyết vấn đề 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm I- Các giải pháp đã thực hiện 1- Trước hết muốn hướng dẫn tốt một tiết bài tập cho học sinh, người giáo viên phải xây dựng cho mình một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Phải nghiên cứu lý luận dạy học về bài tập và giải bài tập , thông qua giải bài tập Vật lý phần điện học lớp 9, phải xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập từ dễ đến khó - Các bài tập phải đa dạng về thể loại, các kiến thức toán lý phải phù hợp với trình độ của học sinh. Số lượng bài tập phải phù hợp với thời gian. Thứ hai: Phải phân tích thật kỹ kiến thức trong sách giáo khoa và các kiến thức có liên quan đến phần bài tập mà bài tập yêu cầu. Thứ ba: Phải tìm hiểu kỹ, vận dụng một cách linh hoạt vào việc lĩnh hội kiến thức của học sinh của một số trường lân cận và trường mình công tác. Nhất là giáo viên phải biết phần lý thuyết mà học sinh ở những năm trước thường hiểu nhầm ở phần bài tập này như thế nào. Nay phải đặt câu hỏi như thế nào cho học sinh tránh những sai lầm đó. Nếu học sinh nói đúng ( hoặc sai ) giáo viên cần nhấn mạnh và lưu ý cho các em về vấn đề đó. 2-Thực hiện theo nhiệm vụ trên bản thân có những giải pháp cụ thể sau: a, Cùng với học sinh phân loại được bài tập Vật Lý . Giáo viên phải dự tính kế hoạch cho toàn bộ công việc về bài tập với từng tiết dạy cụ thể . Trong 1 tiết dạy có thể có các bài tập ở những dạng sau : - Bài tập định tính . - Bài tập tính toán + Bài tập tính toán tập dượt + Bài tập tính toán tổng hợp - Bài tập thí nghiệm - Bài tập đồ thị - Bài tập về giải thích hiện tượng thực tế và trong kĩ thuật . b, Nắm chắc phương pháp giải bài tập Vật Lý. - Trước hết phải tìm hiểu đề bài . - Xem xét hiện tượng Vật lý được đề cập và dựa vào kiến thức Vật lý nào, toán học nào để tìm mối quan hệ có thể có của cái đã cho và cái phải tìm , sao cho 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm có thể tìm thấy mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cái đã cho , đại lượng kia là cái phải tìm và đại lượng khác là cái chưa biết . - GV phải hướng dẫn học sinh các hoạt động chính của việc giải bài tập Vật lý . + Tìm hiểu đầu bài + Phân tích hiện tượng + Xây dựng lập luận + Biện luận c, Xây dựng lập luận trong giải bài tập : Là một bước hết sức quan trọng : Đòi hỏi HS phải vận dụng những định luật Vật lý , những qui tắc, những công thức để thiết lập mối quan hệ giữa đại lượng cần tìm , hiện tượng cần giải thích hay dự đoán với những điều kiện đã cho trong đầu bài . d, GV hướng dẫn HS có mối quan hệ giữa việc nắm vững kiến thức và giải bài tập Vật Lý . Tức là GV giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản thật kĩ , thật sâu , đến việc giải bài tập Vật lý một cách linh hoạt . HS biết vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra , được rèn kĩ năng giải bài tập cơ bản , đồng thời rèn luyện tư duy và tính tự lập của học sinh giúp học sinh chủ động tìm đến kiến thức và ứng dụng kiến thức vào giải bài tập Vật Lý một cách thành thạo . Từ các giải pháp trên : Muốn hướng dẫn HS giải một tiết bài tập Vật lý phần điện học lớp 9 đạt kết quả cao , đòi hỏi GV phải có một trình độ kiến thức và trình độ tổ chức cao, phải biết kết hợp giữa công việc cá nhân và tập thể làm sao cho cả lớp cùng hoạt động . Phải biết xen kẻ việc kiểm tra chung và riêng, phải biết đoán trước những nhầm lẫn thiếu sót của học sinh , phải tập cho HS biết phân biệt được cái sai , cái đúng , cách giải hay , ngắn gọn ,rõ ràng với cách giải thiếu khoa học . Đồng thời GV phải tôn trọng cách suy nghĩ đúng của HS, kịp động viên , khuyến khích để gây hứng thú học tập ở học sinh . Tránh để thời gian chết và bế tắc của GV. II. biện pháp tổ chức thực hiện 6