Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân 9

doc 25 trang sangkien 31/08/2022 5841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_tu_tuong_ho_chi_minh_trong_d.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân 9

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 SƠ YẾU LÍ LỊCH Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Trang Ngày, tháng, năm sinh: 20/04/1989 Ngày vào ngành: 06/09/2011 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Tân Ước Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy Ngữ văn 8,9; GDCD 9 Đề tài thuộc lĩnh vực môn: GDCD Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 1 - Trường THCS Tân Ước
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 ĐỀ TÀI Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân 9 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận: Tấm gương về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức mạnh to lớn trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện phẩm chất cho học sinh. Cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lí tưởng đạo đức cao cả nhất của con người. Từ bản thân người, sự nghiệp cách mạng của Người luôn toả sáng một nền đạo đức mới cao đẹp, đạo đức cách mạng. Người đã hi sinh lợi ích cá nhân, cống hiến trọn đời mình cho Tổ quốc, Người là kết tinh của những giá trị đạo đức tinh tuý nhất của dân tộc. Nó là ánh sáng soi đường cho nhiều thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Vì vậy, việc nghiên cứu “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là nghĩa vụ đạo đức của mỗi người, bởi học theo Người, làm theo Người là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tự hoàn thiện đạo đức cá nhân. Đồng thời giáo dục học sinh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là trách nhiệm cao cả của người làm thầy cô giáo. Trước những nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của nền giáo dục nước nhà hiện nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, học tập và vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng và phát triển nền giáo dục Việt Nam, về đào tạo nguồn nhân lực, về sự nghiệp trồng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, ham muốn tột bật của người là nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Giáo dục là một khoa học. Đó là khoa học về thiết kế xây dựng con người phục vụ chế độ xã hội, khoa học về cách thức, phương pháp giáo dục con người với chất lượng tốt nhất và hiệu quả nhất; khoa học về xây dựng một nền giáo dục với quy mô, cơ cấu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại và phải giải quyết được nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt ra. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 2 - Trường THCS Tân Ước
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 Minh về giáo dục là một khoa học không chỉ được đề cập ở phạm vi nghĩa hẹp là giáo dục tri thức, học vấn giới hạn trong nhà trường, giữa thầy và trò, mà nội dung tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh là hết sức rộng lớn, bao quát trên nhiều lĩnh vực. Đó là tư tưởng về giáo dục đạo làm người, là quan điểm giáo dục con người nói chung cả về lý tưởng, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, đạo đức trong toàn bộ các quan hệ xã hội. Với sự xác định như vậy, có thể nói tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là rất sâu rộng cả về mục đích, nội dung, phương pháp. Bên cạnh đó, trong giáo dục việc xây dựng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh không chỉ dạy mọi người, nhất là cán bộ, đảng viên phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, nhân, trí, tín, dũng mà còn kêu gọi mọi người chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Đó là những tiêu chuẩn cơ bản của đạo đức cách mạng, là nền tảng cho việc xây dựng con người mới toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xây dựng nền giáo dục mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng đã được Đảng và Nhà nước ta xây dựng và phát triển, mà còn là ngọn cờ lý luận soi đường cho cách mạng Việt Nam hơn 60 năm qua. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo con người mới Việt Nam thực sự ngày càng được hiện thực hoá trong cuộc sống sinh động. Trong suốt thời gian qua, trên khắp cả nước phong trào thi đua "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", diễn ra với nhiều hình thức khác nhau khá sôi nổi và mang nhiều ý nghĩa hết sức lớn lao trong việc tuyên truyền và giáo dục ý thức của mỗi người dân Việt Nam học và làm theo tấm gương của Bác. "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã trở thành một phương châm đối với tất cả công dân Việt Nam nói chung và đặc biệt là Đảng viên, cán bộ công chức nói riêng để có thể thấm nhuần và phát huy tư tưởng của Bác, chung tay góp sức xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh, xứng đáng với sự hy sinh đổ máu của các anh hùng dân tộc ra sức bảo vệ cho nền độc lập của Tổ quốc. 1. 2. Cơ sở thực tiễn: Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 3 - Trường THCS Tân Ước
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “ Đạo đức cách mạng là cái gốc”. Hưởng ứng cuộc vận động trên phạm vi toàn quốc với nội dung tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Gáo dục và đào tạo chủ trương thực hiện chương trình tích hợp học tập nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy các môn học trong nhà trường phổ thông. Môn Giáo dục Công dân có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người và xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để có thể tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho học sinh như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông , giáo dục kỹ năng sống, Giá trị sống, giáo dục giới tính Trong những nội dung tích hợp này, tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh ở nước ta hiện nay. Giáo dục học sinh "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong giảng dạy môn Giáo dục công dân là nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, nhân cách cho học sinh và hiệu quả môn học, giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để học theo Người, làm theo Người, hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân. Giúp học sinh tự đánh giá được bản thân, từ đó các em có biện pháp rèn luyện để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt; xác định được nghĩa vụ và mục tiêu học tập của bản thân. Bồi dưỡng, nâng cao lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với học sinh. Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, nhận xét, so sánh, kể chuyện và thực hành. Vấn đề đặt ra là tích hợp nội dung gì và tích hợp như thế nào để có thể đáp ứng được yêu cầu cho học sinh về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ để vẫn đảm bảo nguyên tắc: không gượng ép, không làm nặng nội dung và không làm biến dạng môn học. Từ tình hình thực tế của trường THCS Tân Ước, phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được tuyên truyền phổ biến rộng rãi, không chỉ trong đội ngũ đảng viên của nhà trường, Cán bộ, giáo viên, nhân viên Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 4 - Trường THCS Tân Ước
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 mà còn được tuyên truyền sâu rộng đến tất cả học sinh. Các hội thi kể chuyện về Bác Hồ của của đảng viên, cán bộ, giáo viên và cả học sinh đã để lại những ấn tượng vô cùng tốt đẹp trong tâm hồn các em. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn như trên, là một giáo viên dạy môn Giáo dục Công dân, bản thân tôi luôn có suy nghĩ, trăn trở, tìm ra các biện pháp có sức thuyết phục trong công tác giảng dạy nhằm đưa việc lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong từng bài dạy của mình ngay từ những ngày đầu của cuộc vận động Đó chính là lý do tôi chọn nghiên cứu đề tài “Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học giáo dục công dân 9” 1.3. Phạm vi, đối tương nghiên cứu: Môn Giáo dục Công dân lớp 9, học sinh 9 và giáo viên tham gia giảng dạy. Trong đó tập trung vào các bài dạy về các chuẩn mực đạo đức và pháp luật có những nội dung cần lồng ghép tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hoặc những nội dung không có trong quy đinh nhưng có thể tiến hành lồng ghép, giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 1. 4. Mục đích nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu quá trình tiếp thu kiến thức, khả năng ứng dụng trong thực tế của các lớp giảng dạy, đánh giá kết quả thực hiện việc dạy và học sau 7 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Ngoài ra còn nhằm trình bày một những phương pháp, hướng tích hợp nội dung “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chủ đề vào các bài học môn Giáo dục công dân THCS, trên cơ sở đó bước đầu đưa ra một số định hướng về phương pháp thực hiện có hiệu quả việc tổ chức một giờ học Giáo dục công dân theo nguyên tắc tích hợp các chủ đề đã chọn. Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 5 - Trường THCS Tân Ước
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Năm học 2013- 2014 B. NỘI DUNG: 1. Thực trạng giáo dục đạo đức và giáo dục lồng ghép trong môn Giáo dục Công dân tại Trường THCS Tân Ước: 1.1.Thuận lợi: Bản thân tôi mới bắt đầu giảng dạy môn Giáo dục công dân nhưng được tham gia hầu hết các lớp tập huấn về chuyên môn dành cho giáo viên, có cơ hội tham gia hội thi cấp huyện. Được sự quan tâm chỉ đạo về mặt tư tưởng của Chi bộ, hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn của lãnh đạo nhà trường, sự giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm của giáo viên trong tổ bộ môn, đặc biệt là sự tín nhiệm, tin yêu của hầu hết học sinh nhà trường, đây là những động lực vô cùng to lớn giúp tôi có nhiều điều kiện triển khai và thực hiện tốt nội dung lồng ghép, tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân lớp 9 có hiệu quả tốt. 1.2 Khó khăn: Thực tế môn Giáo dục công dân còn nhiều bất cập. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh học sinh, rồi một số ít các thầy giáo, cô giáo cho đến cả các em học sinh đều cho đây là môn học phụ. Điều này tạo cho các em học sinh thái độ thờ ơ, không đầu tư thời gian, công sức cho việc tìm tòi, học tập và nghiên cứu một cách chủ động và say mê với môn học. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn hạn chế (chủ yếu là tự làm). Ngoài ra còn một số giáo viên không được đào tạo chuyên môn nhưng vẫn được phân công giảng dạy cũng đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bộ môn đặc biệt là việc lồng ghép tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong giảng dạy. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện: 2.1. Mục đích tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó các em, có được nhận thức thái độ và hành vi tích cực theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của HS. Tác giả: Nguyễn Thi Hồng Trang - 6 - Trường THCS Tân Ước