Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung học cơ sở

doc 21 trang sangkien 01/09/2022 7380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_long_ghep_giao_duc_moi_truong_trong_ca.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung học cơ sở

  1. I - ĐẶT VẤN ĐỀ. Bảo vệ môi trường hiện là một trong những mối quan tâm của nhiều quốc gia, vì sự phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của môi trường, do đó con người sẽ không thể sống nếu môi trường không được bảo vệ. Nói cách khác bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Từ những năm gần đây, những dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do tác động của con người. Phải gánh chịu nhiều hậu quả gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con người cần quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục nhằm tác động lên thái độ, hành vi của học sinh bằng chương trình lồng ghép giáo dục môi trường trong các môn học ở cấp Trung Học Cơ Sở cũng như các cấp học khác. Để thực hiện nội dung lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào môn học, đặc biệt là môn Địa lý có hiệu qủa, giáo viên phải có trách nhiệm xây dựng bài giảng có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan tỏa. Bởi lẽ, đạo đức được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hóa, gia đình và tôn giáo Ở tuổi 12-15, con người trải qua giai đoạn phát triển tâm lý rất lớn. Chúng ta không chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu có đủ thông tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn, chính xác hơn. Qua những bài học lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, học sinh nhận thức được vai trò của môi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với môi trường. Việc giáo dục môi trường không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai. Nhằm xây dựng một môi trường “ xanh, sạch, đẹp” và một xã hội trong lành. Giáo dục bảo vệ môi trường nhằm giúp cho giáo viên có kiến thức về ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường. Giáo viên phải là người làm gương cho học sinh, luôn có ý thức hướng 1
  2. dẫn và nhắc nhở học sinh kiên trì thực hiện những việc làm hằng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục học sinh biết yêu quí gần gũi với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh kỹ năng biết giữ vệ sinh không những ở gia đình mà còn ở mọi nơi, biết trở thành một tuyên truyền viên và có hành động đúng đắn góp phần bảo vệ môi trường . Hình thành cho học sinh thái độ thiện cảm bảo vệ môi trường, đồng thời có phản ứng đối với các hành vi xấu như: xả rác bừa bãi nơi công cộng, chặt phá rừng . -Rút ra kinh nghiệm qua những tiết dạy học địa lý ở các khối lớp 6,7,8,9 . - Đối tượng: Học sinh ở bậc học Trung học cơ sở. - Phạm vi nghiên cứu: Trường THCS Đan Hà- Hạ Hòa- Phú Thọ -Nhiệm vụ nghiên cứu: - Tìm hiểu thực trạng vấn đề hiểu biết, vấn đề bảo vệ môi trường của học sinh. - Nguyên nhân của thực trạng thiếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh hiện nay. - Tìm biện pháp khắc phục những hạn chế của thực trạng thiếu ý thức bảo vệ môi trường của học sinh - Tích hợp giáo dục môi trường vào bài dạy môn Địa lí là quan trọng nhưng không phải bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết lồng ghép thì phải chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Trong chương trình Địa Lý lớp 9 có nhiều bài cần lồng ghép như sau: Dân số và sự gia tăng dân số; Lao động và việc làm, Chất lượng cuộc sống; Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam; Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp; Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản . 2
  3. II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Phần 1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ a. Khái quát phạm vi (địa bàn nghiên cứu). Trường Trung Học Cơ Sở Đan Hà thuộc xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Học sinh chủ yếu thuộc con em gia đình nhà nông, phần đông có gia đình thuộc hoàn cảnh kinh tế không ổn định, phụ huynh chú tâm trong việc làm kinh tế nên ít quan tâm đến việc giáo dục con em mình. Học sinh cũng không dành nhiều thời gian cho việc học tập ở nhà. b. Thực trạng của chủ đề nghiên cứu. Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục bảo vệ môi trường là cách tiếp cận xuyên suốt bộ môn. Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào chương trình môn hoạt động ngoài giờ lên lớp. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe doạ cuộc sống của loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Các nhà khoa học và quản lý đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục, từng người và cộng 3
  4. đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề môi trường. Giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước - người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hoà với việc bảo vệ môi trường, bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Đích quan trọng của giáo dục bảo vệ môi trường không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy, cô giáo, bạn bè mà còn được tiếp xúc với khung cảnh trường lớp, bãi cỏ, vườn cây, .Việc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục. Giáo dục môi trường phải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây dựng cái thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen, kĩ năng bảo vệ môi trường. Trong cuộc sống cũng như khi dạy học môn địa lý, tôi nhận thấy các em chưa ý thức về môi trường và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường. Qua khảo sát kết quả học tập của học sinh tôi thấy chỉ có 68% các em học sinh hiểu chút ít về mối quan hệ giữa môi trường và cuộc sống của con người. c. Nguyên nhân của thực trạng. Phần đông học sinh chưa thực sự được giáo dục triệt để về vấn đề bảo vệ môi trường trong thời gian trước đây từ phía nhà trường và gia đình. Cũng như chưa có môn học riêng biệt, cụ thể nào giúp các em hiểu một cách tường tận về môi trường 4
  5. và những tác động tiêu cực đến môi trường của con người gây hậu quả to lớn như thế nào. Phần 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. a. Giáo dục đạo đức. - Hình thành nhân cách cho học sinh, thường xuyên theo dõi, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội qui nhà trường. + Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định. + Giáo dục cho học sinh có ý thức cao trong giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trường lớp và môi trường xung quanh. + Không hút thuốc lá. - Khi học sinh vi phạm giáo viên sẽ xem xét tuỳ theo mức độ vi phạm để xử lý. * Học tập: Giáo dục cho học sinh ý thức chuyên cần, chú ý tới những nội dung liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường. Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đối với con người thì vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, không chỉ với các lĩnh vực khác của cuộc sống mà lĩnh vực giáo dục cũng góp phần vào bảo vệ môi trường. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với chúng ta, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ môi trường. Vì vậy lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào các bài giảng môn địa lý ở các trường Trung Học Cơ Sở là rất quan trọng. Bên cạnh đó còn rèn cho học sinh những việc làm thường xuyên để hình thành thói quen bảo vệ môi trường như: - Thường xuyên lao động vệ sinh lớp học vào mỗi buổi học. - Lên kế hoạch để học sinh lao động vệ sinh trường theo định kỳ. - Tham gia lao động vệ sinh ở các công trình công cộng của địa phương trongnhững dịp lễ, tết. - Chăm sóc, bảo vệ và trồng mới cây xanh trong môi trường trường học. - Với mỗi phương pháp sẽ có hình thức dạy học tương ứng. Dưới đây tôi xin đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà theo tôi thì các phương pháp 5
  6. và hình thức tổ chức dạy học này có nhiều khả năng để tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường qua môn Địa lí tại trường THCS Đan Hà. * Phương pháp đàm thoại. Đàm thoại là phương pháp dạy học có lịch sử lâu đời và được sử dụng thường xuyên trong giảng dạy Địa lí ở trường phổ thông từ trước đến nay. Đàm thoại về thực chất là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu và lĩnh hội nội dung của bài học. Như vậy, hệ thống câu hỏi là cốt lõi của phương pháp đàm thoại. Ví dụ: Dạy Mục 2: Đô thị hóa, các siêu đô thị: Bài 3: Quần cư. Đô thị hóa. Câu hỏi: Quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới đã gây nên những hậu quả xấu gì cho môi trường? Hình 11.2 - Khu nhà ổ chuột ở Ấn Độ Từ đó học sinh thấy những tác hại đến môi trường và sức khỏe con người và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn .Sau đó cho học sinh nhận xét. Giáo viên tổnghợp ý kiến và kết luận chuẩn kiến thức. * Phương pháp sử dụng tranh, ảnh Địa lý. 6