Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS

doc 14 trang sangkien 05/09/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_quan_li_doi_moi_phuong_pha.doc
  • docbia SANG KIEN.doc
  • docxPHIẾU DÁNH GIÁ SÁNG KIỆN KINH NGHIỆM.docx
  • docTÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS

  1. 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục & Đào tạo, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công tác quản lý, tổ chức và chỉ đạo dạy bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng thực hiện có hiệu quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học. Chỉ có quá trình này mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp đạt kết quả. Làm thế nào để có học sinh giỏi của bộ môn, học sinh có những kiến thức cơ bản, toàn diện khoa học phổ thông, đăc biệt là có học sinh tham gia kì thi học sinh giỏi các cấp đạt giải. Đó là nhiệm vụ tâm huyết, có tiềm lực bồi dưỡng mũi nhọn của một trường có quy mô lớn. Nhưng trường THCS Sơn Hóa là một trường đống trên địa bàn xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; số lượng học sinh ít (170 em), quy mô trường lớp nhỏ, mỗi môn là một giáo viên giảng day; có cơ sở vật chất thiếu học hai buổi một ngày. Tìm kiếm phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải của bộ môn mình dạy và các môn trong tổ khoa học tự nhiên mình quan lý là một điều rất khó khăn. Với ý nghĩa đó, trong những năm qua bản thân tôi đã luôn quan tâm, tìm tòi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn cùng với đội ngũ giáo viên và đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào, khẳng định được vị thế của nhà trường, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của giáo dục huyện nhà. Xuất phát từ lí luận và thực tế nêu trên nên tôi đã đúc rút và viết kinh nghiệm với chủ đề:“Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS”, chia sẽ cùng các đồng nghiệp tham khảo vận dụng vào nhiệm vụ của mình. 1.2. Điểm mới, phạm vi áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm - Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm: Trong bài viết này tôi xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, những người quan tâm đến công tác Bồi dưỡng học sinh 1
  2. giỏi, một số vấn đề mà theo tôi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đó là: :“Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS”. Sáng kiến kinh nghiệm tuy không mới, nhưng những vấn đề tôi nêu ra ở đây là những kinh nghiệm mà bản thân tôi tổng kết lại công tác quản lí, tổ chức của tổ chuyên môn trong những năm qua thực hiện có hiệu quả ở nhà trường; giải đáp một phần các câu hỏi: Cách bồi dưỡng học sinh giỏi như thế nào để có kết quả?; muốn có học sinh giỏi thì thì giáo viên bồi dưỡng phải làm gì và làm như thế nào? ; đây là những vấn đề mà cán bộ quản lí và giáo viên đang lúng túng, chưa có định hướng rõ ràng. Quá trình phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc, không thể chỉ một vài tháng thực hiện là có hiệu quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học. Chỉ có quá trình này mới cung cấp được tương đối đầy đủ các kiến thức cần thiết cho học sinh và phát hiện chính xác khả năng học tập của các em, từ đó mới có thể thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi HSG các cấp đạt kết quả. - Phạm vi áp dụng: Để thực hiện tốt sáng kiến“Kinh nghiệm quản lí đổi mới phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của tổ chuyên môn ở trường THCS”, bản thân tôi đã thực hiện trên phạm vi đối tượng là tất cả các em học sinh từ lớp 6 đến lớp 9; giáo viên tổ khoa học tự nhiên ở trường THCS. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Ở nước ta việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống” Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng luôn luôn được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hóa, có thể hiểu biết kĩ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mỹ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp Cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Như bác Hồ dạy, con người XHCN vừa hồng vừa chuyên. Với mục tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí- đào tạo nhân lực- bồi dưỡng nhân tài. Hiện nay cùng với nhà trường thuộc các cấp học, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, toàn diện, còn quan tâm đúng mức đến chất lượng giáo dục mũi nhọn. Đó là công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi các bộ môn. 2
  3. Bộ môn khoa học tự nhiên có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng tri thức phong phú về tự nhiên và những kỹ năng, kỹ xảo hết sức cần thiêt trong cuộc sống, đặc biệt kỹ năng tư duy lô gic, phân tích, tổng hợp, giải quyết tình huống thực tế. Nó còn khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng học sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức đúng đắn, khả năng hình thành cho học sinh nhân cách con người mới trong xã hội. * Thuận lợi: - Về phía học sinh: Phần lớn các em học sinh ham học tập tiếp thu bài khá nhanh có phương pháp học tập. Trường lại được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học khá đầy đủ. - Về phía giáo viên: Giáo viên trong trường đều đạt chuẩn, trên chuẩn, nhiệt tình, có tâm huyết với nghề dạy học, có kinh nghiệm giảng dạy, nhiều giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong nhiều năm. Trong trường có giáo viên dày dặn kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Về phía nhà trường: Có Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh nhiều năm, phối hợp với nhà trường chỉ đạo kế hoạch hoạt động chuyên môn phù hợp với đặc trưng của địa phương và chỉ đạo của Phòng giáo dục - đào tạo. Nhà trường phân công bố trí giáo viên giảng dạy đúng chuyên môn nên việc giảng dạy của từng giáo viên đều có hiệu quả chất lượng. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu khoán chất lượng cho từng giáo viên, từng bộ môn, từ đó chất lượng giáo dục của học sinh nâng cao, đặc biệt chất lượng là mũi nhọn. * Khó khăn Mặc dù có sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính chất bắt buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, tùy từng trường, không có kế hoạch chỉ đạo thống nhất trong nhà trường. Đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THCS, từ công tác tuyển chọn học sinh ở các môn bồi dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả kiểm định đều chưa được quan tâm chỉ đạo thống nhất giữa cán bộ quản lí nhà trường và đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi. Vì vậy kết quả chất lượng học sinh chưa đáp ứng yêu cầu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng Vai trò của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, chỉ đạo chưa cụ thể và khoa học, còn giao phó cho giáo viên dạy. Một bộ phận học sinh thiếu tự giác trong học tập, nhất là các môn không phải là khoa học tự nhiên 3
  4. (Sử; Địa; Văn). Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với các lý do: không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên vai và tâm trí của giáo viên khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự đầu tư chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực. Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở (THCS) là một quá trình mang tính khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết quả, mà phải có tính chiến lược dài hơi trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì vậy phải có sự thống nhất, đồng bộ giữa tổ chuyên môn với giáo viên. 2.2. Các giải pháp 2.2.1. Nâng cao ý thức và trách nhiệm cho giáo viên Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là cho các em: Có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiến tiến; Có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ bản vào thực tế; trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. Để đạt được mục tiêu trên thì quan điểm chỉ đạo dạy học sinh giỏi phải là: Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh: Dạy những kiến thức học sinh “Cần”, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái Thầy “Có”. Do vậy tổ chuyên môn cần làm các việc sau: Tổ chuyên môn vào đầu năm học thực hiện quán triệt đầy đủ sâu sắc hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, đặc biệt các văn bản của phòng giáo dục và đào tạo huyện. Quán triệt hệ thống văn bản liên quan về bồi dưỡng học sinh giỏi. Năng lực giảng dạy của giáo viên được đánh giá thông qua chất lượng giảng dạy, đặc biệt là kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi. Lấy kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi để đánh giá giáo viên, làm tiêu chí để xét danh hiệu thi đua cuối năm. Vận động tuyên truyền sâu rộng trong phụ huynh, học sinh về vinh dự, quyền lợi khi được danh hiệu học sinh giỏi, đặc biệt học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh gỏi các cấp. Những kết quả ban đầu đó là tền đồ tương lai sự nghiệp cho bản thân, gia đình và nguồn nhân tài cho quê hương đất nước. Theo giỏi thành tích của giáo viên được công nhận giáo viên giỏi, học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, đặc biệt học sinh giỏi các cấp để cùng Hội khuyến học, hội phụ huynh, chính quyền địa phương vinh danh thành tích vinh dự của giáo viên, học sinh giỏi các cấp. 4