Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

doc 10 trang sangkien 05/09/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_phat_hien_va_boi_duong_hoc.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi

  1. Kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi A. ĐẶT VẤN ĐỀ - I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tài năng là vốn quí của nước nhà . Tài năng sẽ có và đến nhờ năng khiếu song có năng khiếu cũng không trở thành tài năng được nếu không có quá trình giáo dục, bồi dưỡng một cách khoa học . Vì vậy để thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ Việt nam trở thành con người Việt nam có tài có đức kế tục sự nghiệp cách mạng thì nhiệm vụ của các thầy cô giáo phải kịp thời phát hiện và có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu . Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Bí thư trung ương Đảng đã từng nói : " Về nhân tài một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài , đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng và trên cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt " . Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã nói : " Không có nền có gốc thì không có cây cao bóng cả " . Nguồn lực đó là người lao động có trí tuệ có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học công nghiệp hiện đại . Nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò tầm quan trọng của nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có khả năng theo học bồi dưỡng các môn Văn hóa của nhà trường . Với trách nhiệm của người trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường một số năm gần đây và đặc biệt là năm 2010- 2011 các đội tuyển của nhà trường đã đạt được một số thành tích và kết quả . Tôi chọn nội dung của đề tài này sẽ không phải là mới mẻ nhưng bản thân cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo cũng như kết quả được đánh giá từ chính đội ngũ giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng các đội tuyển có được trong một số năm vừa qua tại đơn vị THCS Quảng Tiến . - II . THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU : Chương 1 : Cơ sở lí luận về những kinh nghiệm phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu . 1. Cơ sở lí luận Trong thế giới hiện đại mọi cuộc đua tranh về chính trị , kinh tế , văn hóa, xã hội thực chất là đua tranh trí tuệ. Trí tuệ chính là cốt lõi của con người . Trên thế giới trong mỗi quốc gia mỗi khu vực không có trí tuệ thì không thể làm nên những giá trị vật chất và tinh thần . Vì vậy muốn có tri thức thì phải có trí tuệ . Có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng lực khác của con người : - Tư chất được di truyền .
  2. - Qua hoạt động thực tiễn - Rèn luyện của bản thân - Có sự giúp đỡ hay điều kiện hoàn cảnh tạo nên . Như vậy : Muốn phát hiện và bồi dưỡng tài năng phải dựa trên cơ sở khoa học, thực hiện trên nguyên tắc công khai bình đẳng . Việc đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu trên cơ sở giáo dục toàn diện , cần chú ý để phát huy tài năng sở trường của giáo viên để từ đó tìm và bồi dưỡng khả năng tiềm năng của học sinh . Chính vì vậy việc phát hiện tuyển chọn có tính chất quyết định trong khi bồi dưỡng . II . Thực trạng chung của vấn đề 1. Năng lực : Con người vốn có tiềm năng nội lực hoặc ở mặt này , mặt khác kể cả những người có khuyết tật . Cần có điều kiện thích ứng để năng lực được bộc lộ và hoàn thiện . Cho nên năng lực là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi người tạo thành chiều sâu cường độ lĩnh hội tri thức , hình thành kỹ năng kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn thành xuất sắc một hoạt động nhất định . 2. Trình độ cao của năng lực Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài . Năng lực chỉ tồn tại trong quá trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể . Năng lực là sản phẩm của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn cảnh xã hội và tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội Lữ Khôn từng nói : Việc sắp xảy ra mà ngăn được Việc đương xảy ra mà cứu được Việc đã hỏng mà cứu vớt được . Đó là người có tài Hay chưa có việc mà biết việc sẽ đến . Mới có việc mà biết việc sau sẽ ra sao Định việc mà đoán được việc diễn biến thế nào Đó là người có tâm . Vậy Năng lực vừa là trí ( Trí khôn , thông minh ) là tâm đức thống nhất trong một cấu trúc thích ứng . 3. Năng khiếu : Là mầm mống của tài năng , tương lai . Nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời có phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực, ngược lại thì năng khiếu sẽ bị thui chột Người có năng lực năng khiếu thì thị giác thính giác xúc giác vị giác khứu giác có những cảm giác tri giác đặc biệt ( ngoại cảm ) Cảm giác , tri giác, ghi nhớ tưởng tượng và tư duy có chất lượng cao sẽ quyết định năng khiếu và tài năng của mỗi con người .
  3. Gần đây theo điều tra về chỉ số trí tuệ của người Việt nam người ta thấy có từ 2- 5 % là những người xuất sắc, Khoảng 25- 30 % là khá, Khoảng 25- 30% trung bình yếu , 2- 5 % yếu . Số còn lại là Trung bình Về học sinh : 3- 5 % là học sinh giỏi ( Trong 20 vạn học sinh ) Vì thế việc phát hiện bồi dưỡng sử dụng các năng khiếu và tài năng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường và xã hội. - B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - A. Tình hình chung của nhà trường Trường THCS Quảng Tiến trong năm học 2010 -2011 có tổng số học sinh 684 em với 19 lớp Hiện nay đang trong giai đoạn I của công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia . Đội ngũ giáo viên : 56 người gồm cả cán bộ quản lý và nhân viên giáo viên Trình độ đạt trên chuẩn là : 100% , có 33 đồng chí có trình độ Đại học và trên đại học đạt 75 %, có 4 đồng chí đang học tiếp đại học - Giáo viên xếp loại giỏi là : 5 đạt 11.36 % - Xếp loại Khá : 31 giáo viên đạt 70.4 % - Loại TB : 8 đạt 18.1 % + Học sinh : Học sinh giỏi toàn diện : 40 em tỷ lệ 5.8% Học sinh tiên tiến : 246 em tỷ lệ + Nhà trường tổ chức thành lập mỗi khối một đội tuyển gồm 2 môn Ngữ văn và Toán . Riêng khối 9 có 10 đội tuyển ở 10 môn và từ tháng 11 năm 2010 tiếp tục tuyển chọn 10 đội tuyển khối lớp 8 . Công tác tuyển chọn ban đầu ở một số môn bao giờ cũng gặp một số khó khăn : Do học sinh và chính phụ huynh không thống nhất cao . Chính vì vậy cần có sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám hiệu và cách thực hiện đúng qui trình của từng giáo viên trực tiếp bồi dưỡng ở các đội tuyển . B. Các giải pháp thực hiện Chọn học sinh có năng khiếu 1. Các tiêu chuẩn : a. Thông minh , trí tuệ : Là những học sinh có năng lực tư duy tốt ở mọi vấn đề - Có hiểu biết và khá thông tuệ mọi vấn đề . - Có khả năng nhớ lâu, khả năng suy diễn , giải quyết xử lý tình huống linh hoạt hiệu quả cao .
  4. b. Khả năng sáng tạo - Luôn có phát hiện mới mẻ độc đáo - Luôn chủ động độc lập trong tư duy - Có khả năng tự học và tự tìm tòi c. Tinh thần say mê ham học - Là những học sinh có chính kiến , biết bảo vệ chính kiến - Trung thực , điềm đạm và nhạy cảm - Khiêm tốn học hỏi . Say mê và yêu thích môn học. Có ý chí vươn lên để khẳng định mình . 2. Tổ chức phát hiện và tuyển chọn Bước 1 : Căn cứ vào điểm và kết quả của năm học trước, nhất là điểm qua các kỳ thi mà nhà trường tổ chức đánh giá một cách nghiêm túc và trung thực . Tất nhiên điểm số không phải là cơ sở và căn cứ chủ yếu càng không phải là điều kiện quyết định để lựa chọn học sinh có năng khiếu nhưng nó vẫn là kết quả trực quan ban đầu để đánh giá và đưa các em vào danh sách tuyển chọn . Bước 2 : Xem xét kết quả của quá trình học tập ở nhà trường . Một học sinh liên tục cả năm và nhiều năm đạt học sinh giỏi trong các kỳ thi thì đó chính là một căn cứ tin cậy và nó cũng thể hiện đầy đủ những khả năng phẩm chất đáng quí của một học sinh có năng khiếu . + Thông tin từ giáo viên đã từng giảng dạy ở các lớp + Dựa vào thực tế quá trình học tập bồi dưỡng . Đây là những cơ sở thực tiễn có chiều sâu chính xác và sác xuất cao vì qua đó các em được bộc lộ và thể hiện đầy đủ những khả năng của mình . Bước 3 : Tuyển chọn bằng cách trực tiếp phỏng vấn trao đổi đối với từng cá nhân học sinh . Qua thực tế thì cách này mang lại hiệu quả khá cao bởi vì người dạy sẽ phát hiện được những học trò thích và ham mê bộ môn của mình bởi trong quá trình học tập và giảng dạy giữa thầy và trò bao giờ cũng có sự đồng cảm và ăn ý với nhau . ( Cách đặt câu hỏi có thể là : Bộ môn học trong nhà trường mà em yêu thích nhất ? Vì sao ? . Điều mà em thấy lý thú và hấp dẫn ở bộ môn này ? ) Bước 4 : Kiểm tra đánh giá sau thời gian bồi dưỡng và tổ chức điều chỉnh thành lớp đội tuyển . Bước này được coi là bước cuối cùng trong khâu tuyển chọn . Trong 4 khối trường Quảng Tiến năm nào cũng thành lập mỗi khối một lớp Ngữ văn và Toán . Riêng năm học 2010- 2011 Khối 9 có 10 đội tuyển . Khối 8 cũng có 10 đội truyển được thành lập từ tháng 11 của năm học . Cuối mỗi kỳ các lớp đội tuyển được kiểm tra khảo sát chất lượng bằng một bài thi chuẩn bị cho các đội tuyển của năm học tiếp theo . B. Công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu .
  5. 1. Công tác tổ chức Sau khi tuyển chọn học sinh giáo viên thực hiện giảng dạy theo qui định của nhà trường do Hiệu trưởng quyết định thành lập cho từng khối môn . Phân công giáo viên trực tiếp dạy ở các lớp . Một đồng chí trong Ban Giám Hiệu trực tiếp phụ trách . 2. Điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng - Xây dựng thời khóa biểu bồi dưỡng hợp lý - Phòng học đảm bảo theo tiêu chuẩn - Các điều kiện như tài liệu , sách giáo khoa, sách tham khảo và các điều kiện khác phải đầy đủ công tác giảng dạy. 3. Tuyển chọn giáo viên giảng dạy Là khâu hết sức quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả các lớp đội tuyển vì phải có thầy giỏi thì mới có trò giỏi . Chính vì vậy cần chú ý đến các tiêu chuẩn sau : - Phải là giáo viên có phẩm chất tốt . - Có trình độ năng lực chuyên môn và sư phạm giỏi . - Phải có trách nhiệm cao nhiệt tình say mê với công việc, có kiến thức và hiểu biết sâu rộng . - Có kinh nghiệm và phương pháp dạy phù hợp . - Thầy phải biết hướng cho các em động cơ thái độ học tập đúng đắn tạo niềm say mê yêu thích và niềm hứng thú trong học tập cho các em . Người thầy giỏi là người thầy dạy cho các em biết cách học . Thầy phải biết trò cần gì ? Thiếu gì trong kiến thức và phương pháp học tập để biết cách giúp các em lấp đầy lỗ hổng và thiếu sót . Tóm lại : Việc phát hiện bồi dưỡng học sinh có năng khiếu có thể coi là một quá trình . Hiện nay ở các nhà trường THCS không còn tồn tại trường chuyên lớp chọn nên công tác bồi dưỡng phát hiện học sinh năng khiếu phải được tiến hành đồng thời trong những tiết dạy đại trà : Thông qua hệ thống câu hỏi, các bài tập ở những cấp độ khác nhau. Từ đó căn cứ vào năng lực từng em mà giáo viên có những tác động sư phạm đến với các em : Quan tâm hơn đưa nhiều nội dung học tập có yêu cầu cao để thêm các bài tập khó hơn . Sau đó phải dành thời gian chấm và chữa bài một cách chi tiết tỉ mỉ, nên có những lời động viên khích lệ để các em phát huy tốt hơn khả năng của mình . Với cách chỉ đạo và triển khai theo những yêu cầu trên 2 năm gần đây và đặc biệt là năm học 2010- 2011 trường THCS Quảng Tiến đã có được những thành tích nhất định trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp . 4. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng Việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu phải dựa trên nền tảng vững chắc của chất lượng đại trà .