Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem.doc
Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở
- SKKN: Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở Sáng kiến kinh nghiệm KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Phần mở đầu: I.1. Lí do chọn đề tài: Trường học là nơi đào tạo nhiều thế hệ học trò, là môi trường tạo dựng cho đất nước những con người xã hội chủ nghĩa – có đủ tài năng trí tuệ và những phẩm chất đạo đức cách mạng, để sau này thực sự là người của dân, vì nhân dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp. Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ chuyên môn nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt cho xã hội. Bên cạnh đó, ngoài công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm còn là một công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá biệt, chậm tiến. Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên là trách nhiệm lớn của những ai làm công tác chủ nhiệm, đồng thời cũng là khẳng định mình về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập thể lớp là cơ sở quan trọng để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn “ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học sinh. Người ta thường nói con cái là hình ảnh của cha mẹ, một tập thể lớp về hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm, nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người cha, người mẹ của các em. Ngoài những giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận với các em qua những giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu buổi, những buổi lao động, những đêm lửa trại, những lúc ở nhà, Những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Như vậy giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhiều nhất. Trong thực tế, chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không phải là hiếm. Bởi lẽ, mỗi một tập thể lớp đều có những đặc thù riêng của lớp đó. Có lớp như thế này, có lớp như thế khác: nào là học sinh cá biệt về học tập, về đạo đức, nào là học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, con mồ côi, nào là lớp có tỉ lệ học sinh người đồng bào thiểu số quá nhiều Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu – Trường THCS Dur Kmăn - 1 -
- SKKN: Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở Trong số đó, đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là chưa tích cực trong học tập, thiếu đạo đức. Bên cạnh đó, trong lớp vẫn có những học sinh ngoan, tự lo cho bản thân mình, xây dựng tập thể lớp để tập thể lớp tiến kịp với các bạn, để đạt được những chỉ tiêu của trường đề ra. Thực tiễn là như vậy đó, cho nên giáo viên chủ nhiệm phải có phương pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công đồng nghĩa với việc giúp các em hoàn thiện mình hơn, xây dựng được tập thể lớp vững mạnh, đưa nhà trường ngày càng tiến lên. Chính vì vậy, qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm nhằm làm tốt công tác của một người giáo viên chủ nhiệm lớp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và làm cho lớp chủ nhiệm có những thành tích đáng tự hào. Vì vậy, trong khuôn khổ sáng kiến này, tôi trao đổi cùng quý đồng nghiệp một kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đó là “KINH NGHIỆM LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ”. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: Thông qua quá trình lâu dài, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, bản thân luôn đặt ra mục tiêu là: Làm thế nào để hoàn thành xuất sắc công tác chủ nhiệm mà lãnh đạo nhà trường giao phó? Do đó, với vai trò là một giáo viên có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS, tôi đã, đang và sẽ luôn vận dụng những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong nhiều năm học qua. Mục đích của đề tài là giúp chúng ta có được những kinh nghiệm để hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp, đưa lớp chủ nhiệm đạt được những thành tích nhất định. Bên cạnh đó, nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, khuôn khổ, phát huy tính tích cực của học sinh và tinh thần làm chủ tập thể, tự quản của học sinh. I.3. Đối tượng nghiên cứu: Các phương pháp vận dụng trong công tác chủ nhiệm ở lớp 8A1 trường THCS DurKmăn. Một số định hướng, cải tiến mới trong công tác chủ nhiệm phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường. Nhu cầu mới về thành tích và hiệu quả trong công tác chủ nhiệm. I.4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu: Quá trình vận dụng các kinh nghiệm, các giải pháp làm công tác chủ nhiệm lớp đối với lớp 8A1 – trường THCS Dur Kmăn – xã Dur Kmăn – huyện KrôngAna năm học 2014 - 2015. I.5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp đặt vấn đề. Phương pháp liên hệ thực tế. Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu – Trường THCS Dur Kmăn - 2 -
- SKKN: Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở Phương pháp giải quyết tình huống. Phương pháp thuyết trình. II. Phần nội dung: II.1. Cơ sở lí luận: Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đã có sự thay đổi rất lớn về đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình. Những đặc điểm tâm lý, trình độ hiểu biết, vốn sống của học sinh THCS còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS, không thể không cần có một người thường xuyên hướng dẫn giúp đỡ, chỉ bảo cho các em. Để làm tốt điều này, giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của mình, phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục, đồng thời giáo dục những phẩm chất đạo đức để giúp học sinh trở thành những công dân tốt mai sau. Không những thế, người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là trách nhiệm nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh. Vâng, mặc dù đã làm công tác chủ nhiệm nhiều năm, nhưng khi được chuyển về công tác tại một đơn vị mới từ tháng 7/2014, và được ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 8A1, trong tôi vừa mừng vừa lo: mừng vì mình được cống hiến một phần công sức phục vụ cho ngôi trường mới của mình, đó là Công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS Dur Kmăn. Tôi lo vì đối tượng học sinh học yếu là nhiều, thích đua đòi, không có tính cần cù chăm chỉ, lòng đam mê học tập. Sau đó khoảng hai tuần tìm hiểu về lớp, thì thực trạng của lớp cũng dần dần hiện ra, tôi bắt đầu vận dụng những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đối với lớp. II.2. Thưc trạng: a/ Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: Trong nhiều năm công tác tại trường THCS Lê Văn Tám, cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, nên khi chuyển về nhận công tác tại trường THCS Dur Kmăn, việc được phân công làm công tác chủ nhiệm đối với tôi cũng không phải là vấn đề nan giải hay khó khăn, bởi lẽ tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm đối với công tác này Đối với trường THCS Dur Kmăn, lãnh đạo nhà trường luôn chú trọng, quan tâm đến việc giáo dục đạo đức học sinh và là một ngôi trường nằm trên vùng căn cứ cách mạng. Đồng thời, lãnh đạo nhà trường luôn thường xuyên quan tâm đến công tác chủ nhiệm cũng như năng lực chủ nhiệm của giáo viên làm công tác chủ nhiệm để có những chiến lược mới nhằm xây dựng những tập thể lớp chất lượng theo tiêu chí “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Các bộ phận trong nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm lớp, luôn có tinh thần tự nguyện hợp tác với các giáo viên làm công tác chủ nhiệm; thường xuyên xây dựng các chương trình hoạt động có sự phối hợp với bộ môn như Đội TNTP, như Thư viện trường Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu – Trường THCS Dur Kmăn - 3 -
- SKKN: Kinh nghiệm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở trường Trung học cơ sở Gia đình học sinh phần lớn đã có sự quan tâm đén việc học tập và rèn luyện ở trường, nên sự phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh có nhiều thuận lợi. * Khó khăn: Tập thể lớp 8A1 với sĩ số là 36 học sinh, nhưng trong đó, học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số (dân tộc Êđê) chiếm tới 22 học sinh. Các em vì cuộc sống gia đình khó khăn, xa trường, nhiều em còn là lao động chính trong gia đình nên việc nhận thức trong học tập chưa cao và việc tham gia các hoạt động khác chưa đều, chưa tích cực. Điều này cũng là một yếu tố khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. Nhiều học sinh gia đình còn khó khăn, tuổi lớn hơn nhiều so với quy định và so với các bạn cùng lớp nên làm cho các em có phần e ngại và xấu hổ khi đến trường. Đồng thời, một số học sinh còn có tính ham chơi, nên dẫn đến việc tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm hoàn thành kế hoạch đề ra còn chậm, chưa như mong muốn. b/ Thành công – hạn chế: * Thành công: Qua quá trình vận dụng những kinh nghiệm, những giải pháp trong công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã đạt được nhiều kết quả tốt, luôn hoàn thành xuất sắc các công việc đề ra trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, lớp chủ nhiệm cũng đã đạt được nhiều thành công trong học tập, rèn luyện và trong hoạt động phong trào. Đồng thời, có sự tác động lớn đến sự thay đổi về nhận thức, thay đổi nhân cách của phần lớn các đối tượng học sinh. * Hạn chế: Một số học sinh vẫn theo nếp sống cũ của bản thân, chưa tự giác tích cực, chưa chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm nên kết quả một số hoạt động chưa cao. c/ Mặt mạnh – mặt yếu: * Mặt mạnh: Bản thân tôi là một giáo viên ra trường đã nhiều năm và cũng đã nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên cũng có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm. Đồng thời, bản thân tôi là một người luôn muốn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm chủ nhiệm của những đồng nghiệp tiêu biểu khác nên đã giúp tôi có được những thành công đáng kể. Bên cạnh đó, lớp chủ nhiệm của tôi là một tập thể tuy không phải là lớp chọn, nhưng cũng có một số điểm mạnh tiêu biểu về văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác nên trong quá trình chủ nhiệm và tổ chức các hoạt động, tôi cũng nhận được có nhiều điều kiện thuận lợi, tích cực. * Mặt yếu: Trong quá trình làm công tác chủ nhiệm tại lớp 8A1, điều mà tôi nhận thấy là nhận thức về học tập của các em còn rất yếu, sự chênh lệch về nhận thức giữa các đối tượng học sinh trong lớp còn quá cao. Bên cạnh đó, sự chênh lệch về tỉ lệ nam – nữ (25 nam, 11 nữ) và sự khác nhau về độ tuổi của các em cũng là những yếu điểm cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm ở lớp (hơn ½ lớp có độ tuổi lớn hơn tuổi quy định). d/ Các nguyên nhân và các yếu tố tác động: Giáo viên: Nguyễn Duy Hiếu – Trường THCS Dur Kmăn - 4 -