Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Bán trú

doc 21 trang sangkien 05/09/2022 9660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Bán trú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_giao_duc_ki_nang_song_cho.doc

Nội dung text: Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Bán trú

  1. PHẦN I: THÔNG TIN TÁC GIẢ KINH NGHIỆM - Họ và tên tác giả kinh nghiệm: Nguyễn Giang Nam; - Ngày, tháng, năm sinh: 30/05/1986; - Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường PTDTBT THCS Viễn Sơn – Văn Yên – Yên Bái; - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Toán; - Đề nghị xét, công nhận kinh nghiệm: Cấp cơ sở; - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục. PHẦN II: NỘI DUNG KINH NGHIỆM Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Đặc điểm tình hình đơn vị. * Về nhà trường: - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 27 Trong đó: + Cán bộ quản lí: 3; Giáo viên: 21; Nhân viên: 3 + Nữ: 15/27 = 55,5%; Dân tộc: 3/27 = 11,1%; Đảng viên: 15/27 =55,5 % - Trình độ đào tạo của CBQL giáo viên, nhân viên (số lượng, tỉ lệ): Trên chuẩn, đạt chuẩn, dưới chuẩn. Trên chuẩn: 12/27 = 44,4%; Đạt chuẩn: 15/27 = 55,6% - Tổng số học sinh toàn trường năm học 2014-2015: 7 lớp/208 học sinh, (Nữ: 102/208= 49%; dân tộc: 106/208 = 51%). Trong đó: Khối 6: 1 lớp/44 học sinh; Khối 7: 2 lớp/59 học sinh Khối 8: 2 lớp/50 học sinh; Khối 9: 2 lớp/55 học sinh * Về Bán trú ở trong trường: Khối Tổng Dân Nữ Tuổi HSBT Nữ lớp số tộc DT 11 12 13 14 15 16 17 18 Nghèo 6 15 13 11 9 12 2 0 1 0 0 0 0 5 Khối 6 15 13 11 9 12 2 0 1 0 0 0 0 5 7A 7 7 2 2 0 5 2 0 0 0 0 0 3 7B 7 7 3 3 0 5 0 2 0 0 0 0 4 Khối 7 14 14 5 5 0 10 2 2 0 0 0 0 7 8A 10 10 7 7 0 0 9 1 0 0 0 0 6 8B 7 6 4 4 0 0 5 1 0 1 0 0 4 Khối 8 17 16 11 11 0 0 14 2 0 1 0 0 10 9A 8 7 4 4 0 0 0 6 0 2 0 0 4 9B 9 9 4 4 0 0 0 6 1 2 0 0 5 Khối 9 17 16 8 8 0 0 0 12 1 4 0 0 9 Tổng 63 61 35 33 12 12 16 17 1 5 0 0 31 cộng 1
  2. 2. Lý do chọn kinh nghiệm. Xã Viễn Sơn là xã vùng cao, phía Bắc giáp xã Đại Phác; phía nam giáp xã Xuân Ái, huyện Trấn Yên; phía tây giáp Mỏ Vàng: phía đông giáp xã Yên Phú, Yên Hợp, Xuân Ái. Toàn xã có 11 thôn bản trải dài trên hai khu khác nhau: Khu Cộng Lực (5 thôn), khu Công Tâm (6 thôn); là xã được thực hiện chương trình 135 của chính phủ, năm 2013 xã còn gần 60% số hộ đặc biệt khó khăn. Địa hình xã Viễn Sơn rất phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại hết sức khó khăn, điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Viễn Sơn có 3 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Dao chiếm trên 80% tổng số dân trên địa bàn toàn xã. Trong năm 2013, kinh tế - xã hội của xã đã có bước phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc trong xã từng bước được cải thiện nhưng do xuất phát điểm thấp cho nên Viễn Sơn vẫn là một xã nghèo, trình độ dân trí còn rất thấp, đời sống của nhân dân còn khó khăn. Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Viễn Sơn đã có giao lưu thông thương với các địa phương khác nên đời sống nhân dân đã có những cải thiện. Về văn hoá giáo dục, Viễn Sơn có truyền thống văn hoá lâu đời luôn giữ bản sắc của dân tộc, truyền thống văn hoá của địa phương. Ngành giáo dục đã có những phát triển đáng kể, quy mô mạng lưới trường, lớp và học sinh tăng, con em đồng bào dân tộc được tạo điều kiện học tập. Tuy nhiên, với đặc điểm 77,1% học sinh THCS là người dân tộc thiểu số; trên 50% số học sinh là con em các hộ nghèo; giao thông không thuận tiện là những trở ngại và thách thức trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục của xã. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy các em học sinh trường PTDTBT THCS Viễn Sơn nói chung và các em học sinh bán trú nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Ngoài những khó khăn chung của lứa tuổi, các em hầu hết là con em các dân tộc thiểu số, từ vùng sâu vùng xa xuống học tập và sinh hoạt tập thể, mang theo rất nhiều tập tục lạc hậu, nhiều thói quen trong sinh hoạt còn chưa văn minh, thiếu kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đối phó với những khó khăn trong cuộc sống và khả năng tự phục vụ bản thân Hơn thế nữa trong nền kinh tế tri thức, cuộc sống hiện đại (về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kĩ thuật, môi trường khí hậu, ) vận động hết sức khẩn trương và chứa đựng nhiều yếu tố khôn lường đòi hỏi thế hệ trẻ là người dân tộc không chỉ làm chủ tri thức, rút ngắn khoảng cách về chênh lệch tri thức giữa các vùng miền mà còn phải thực sự tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, cập nhật thông tin nhanh nhạy và hội nhập với thế giới, góp phần tích cực cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng tốt đẹp hơn, nhằm thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Với thực trang đó, tôi nhận thấy việc trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày là vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì vậy tôi mạnh dạn đề suất “Kinh nghiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Bán trú”. 3. Mục đích của kinh nghiệm. 2
  3. - Đánh giá đúng thực trạng việc rèn luyện kĩ năng sống trong trường Nội trú, PTDTBT nói chung và của học sinh bán trú nói riêng. Nhận thấy được các mặt hạn chế của học sinh do tác động của vùng miền, phong tục tập quán, tính dân tộc, - Thông qua kinh nghiệm người thực hiện sẽ có nhìn rõ ràng hơn về những thực trạng đó. Qua đó có kế hoạch thực hiện việc rèn luyện để khắc phục các mặt hạn chế đó. Giúp cho các em học sinh trong trường Nội trú, PTDTBT nói chung và học sinh bán trú nói riêng khắc phục được những hạn chế của bản thân, để các em dễ dàng hòa đồng với các bạn trong các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, .Qua đó cũng là tiền đề để các em bước vào đời. - Thông qua giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bán trú. Ban giám hiệu dễ dàng hơn trong công tác chỉ đạo chuyên môn nhằm thực hiện tốt các mục tiêu đề ra của năm học. Giáo viên chủ nhiêm, giáo viên bộ môn cũng dễ dàng hơn trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh và thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ được giao. Gia đình thì an tâm hơn khi thấy các em chăm ngoan, học tốt và mạnh dạn tự tin trong cuộc sống hàng ngày. 4. Phương pháp nghiên cứu viết kinh nghiệm. - Phân tích số liệu tổng hợp các mặt của hoạt động giáo dục trong các năm, qua đó đánh giá đúng tình hình thực tế, thực trạng của đề tài đang nghiên cứu. - Lắng nghe các em nói lên những suy nghĩ, dẫn đến việc làm chưa phù hợp với chuẩn đạo đức người học sinh. - Nghiên cứu tìm hiểu các phong tục tập quán địa phương, tâm tư tình cảm và nguyện vọng của học sinh. Đồng thời phối hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội trong mọi hoạt động. - Thảo luận với đồng nghiệp để tìm ra các phương pháp hay, phù hợp và hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. - Nghiên cứu các tài liệu in, báo đài, mạng intenet về các phương pháp, cách thức tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh bán trú nói riêng. 5. Các cơ sở khoa học và cơ sở pháp lí của kinh nghiệm. a. Cơ sở khoa học. - Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục: Học để biết (gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả ); Học làm người (gồm các kỹ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin, ); Học để sống với người khác (gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông); Học để làm (gồm kỹ năng thực hiện công việc và nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm, ). - Cũng theo tổ chức Y tế thế giới kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực trong các tình huống xảy ra trong đời sống mỗi con người. 3
  4. Rèn kỹ năng sống là giúp cho mỗi cá nhân có thể ứng xử có hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức cuộc sống hằng ngày. - Theo UNICES thì cho rằng: Kỹ năng sống là khả năng tiếp cận với thay đổi và hình thành những hành vi mới, Tiếp cận này đã lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kỹ năng . Như vậy với các cách định nghĩa như trên chúng ta có thể thấy được rằng: Kỹ năng sống là khả năng thực hiện hành động, hay hoạt động, là năng lực ứng xử tích cực trước những thách thức của đời sống và chỉ có được khi được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm và biết lựa chọn một cách hợp lý để giải quyết các vấn đề trong tự nhiên, trong xã hội và trong chính cá nhân con người. b. Cơ sở pháp lí. - Hiện nay nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của thế giới. Bên cạnh những mặt tích cực thì cũng làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. - Học sinh trường PTDTBT THCS thuộc lứa tuổi vị thành niên, ở độ tuổi này các em dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn chán. Việc điều chỉnh hành vi, tâm lý hướng các em trở thành những người tốt là điều rất cần thiết ở giai đoạn này. Đồng thời ở lứa tuổi này nhu cầu giao tiếp với bạn bè và môi trường xung quanh rất lớn, giới trẻ dễ tiếp thu những mặt tốt mặt xấu ở xung quanh, dễ đi đến những hành động thiếu suy nghĩ nhiều lúc vi phạm pháp luật mà vẫn không biết. - Đối với các em là học sinh bán trú. Đa số là con em các dân tộc ít người, các em có nhận thức hạn chế, lối sống, phong tục tập quán lạc hậu. Các em rất dễ dàng bị lôi kéo vào những trò chơi vô bổ, các tai tệ nạn xã hội. Hơn nữa do điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn. Bố mẹ các em không có điều kiện chăm sóc giáo dục con em đầy đủ. Kĩ năng giáo dục của phụ huynh hạn chế nên cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến các biểu hiện mang tính tiêu cực của các em. - Khi bước vào môi trường bán trú, các em phải sống trong môi trường tập thể. Nếu không có những kiễn thức kĩ năng về cuộc sống cần thiết thì các em sẽ vấp phải những khó khăn nhất định. Khi không thể giải quyết các vấn đề đó hoặc giải quyết một cách một cách không hợp lí thì cũng có thể làm cho các em có những biểu hiện tiêu cực, lệch lạc không theo các quy chuẩn đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. - Ngày nay ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có những định hướng tích cực để đưa việc rèn kỹ năng sống vào giảng dạy trong từng cấp học nhằm định hướng những giá trị và tạo lập hành vi phù hợp với từng lứa tuổi. Chính vì thế việc rèn kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THCS nói chung và trường PTDTBT THCS nói riêng là hết sức cần thiết và quan trọng và phải có hương đi đúng đắn. Đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ trong nhà trường đòi hỏi những người làm công tác giáo dục học sinh trường PTDTBT cần 4